Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Ai dễ nhiễm virus Adeno?

Các chuyên gia lưu ý nhóm trẻ dễ nhiễm virus Adeno.

Bệnh viện nhi trung ương cho biết, số ca nhiễm virus adeno xu hướng tăng cao, bệnh viện tiếp nhận 1.406 ca, trong đó 811 trẻ phải nhập viện (chiếm gần 58%). đơn vị cũng ghi nhận 7 ca tử vong. adeno virus là nhóm virus có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên chủng phổ biến hơn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. thống kê cho thấy, hầu hết trẻ bị nhiễm adeno virus ít nhất một lần trước 10 tuổi.

Chủng virus Adeno không xảy ra theo mùa như các loại virus cúm mà có thể xuất hiện quanh năm, đặc biệt phát triển mạnh vào thời điểm giao mùa. Virus Adeno lây lan nhanh trong cộng đồng qua đường giọt bắn, đường hô hấp.

Các triệu chứng nhiễm Adeno virus tương tự như cảm lạnh thông thường. (Ảnh minh họa)

Các triệu chứng nhiễm Adeno virus tương tự cảm lạnh thông thường. Trẻ bị sốt cao, có thể kéo dài trong vài ngày, trẻ cũng có thể bị sổ mũi hoặc nghẹt mũi, hoặc nhiễm trùng tai. Đau họng cũng là triệu chứng thường gặp ở trẻ bị nhiễm Adeno virus.

Trẻ cũng có thể xuất hiện triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ, còn gọi là viêm kết mạc mắt. một số trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên như viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi. nếu không được điều trị kịp thời, virus adeno gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: suy hô hấp, nhiễm khuẩn huyết, suy đa tạng.

Ngoài ra, bệnh có thể để lại những biến chứng lâu dài, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như: hội chứng viêm tiểu phế quản bít tắc sau nhiễm trùng, giãn phế quản, xơ phổi…

Nhiễm trùng Adeno virus có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi có nguy cơ nhiều hơn bởi sức đề kháng kém. Do đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo mẹ nên cho trẻ bú sớm ngay sau khi sinh, bú hoàn toàn sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời và kéo dài đến khi trẻ được 2 tuổi. Đối với trẻ lớn hơn, cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết để tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, đối với trẻ cần nhắc nhở trẻ sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn hoặc rửa tay bằng xà phòng thường xuyên.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/ai-de-nhiem-virus-adeno-20220929183648458.chn)

Tin cùng nội dung

  • Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án tiêm nhầm vắcxin khiến ba trẻ sơ sinh bị Tu vong xảy ra sáng 20/7/2013 tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa.
  • Viêm ruột hoại tử là một cấp cứu nội khoa và ngoại khoa đường tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh non tháng.
  • Thông thường, trẻ sơ sinh thường rụng rốn khi được 5 đến 7 ngày tuổi. Nếu chăm sóc rốn không tốt, có thể gây nhiễm trùng rốn.
  • Bốn tuần lễ đầu sau sinh là thời gian cần thiết để trẻ thực hiện những biến đổi S*nh l* thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung.
  • Rốn trẻ sơ sinh thường rụng sau sinh 5-15 ngày (trung bình là 7 ngày). Các trường hợp rốn lâu rụng thường do dùng thường xuyên các chất sát trùng, do mắc một số bệnh ở rốn hoặc do nhiễm khuẩn.
  • Đối với trẻ không nghe được, nếu không can thiệp kịp thời sẽ không nói được (điếc câm), trong khi thực chất bộ phận phát âm hoàn toàn bình thường.
  • Cháu bé Đinh Văn Rể ở tỉnh Quảng Ngãi đã 5 tuổi nhưng chỉ nặng 3 kg và cao 50 cm, yếu ớt chẳng khác trẻ mới sinh ra.
  • Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY