Thận , Tiết niệu hôm nay

Điều trị thận ứ nước ở trẻ sơ sinh

Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
Nguyên nhân hay gặp nhất ở trẻ sơ sinh là do hẹp khúc nối bể thận niệu quản.

Ngày nay, sự phát triển của chẩn đoán tiền sản, trong đó vai trò siêu âm, đã giúp phát hiện thận nước từ rất sớm, có thể từ tuần lễ thứ 16 của thai kỳ. Điều trị thận ứ nước ở trẻ sơ sinh tùy theo mức độ, có thể phẫu thuật giải phóng nơi bế tắc nhằm tránh tác hại đưa đến suy thận.

thận ứ nước xảy ra ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Trong giai đoạn bào thai, quá trình phát triển của hệ niệu có những bất thường như: thiểu sản niệu quản có thể gây nhu động bất thường qua khúc nối. Bất đối xứng của thành cơ có thể ức chế nhu động niệu quản tống xuất nước tiểu ra khỏi bể thận. Sự cắm niệu quản vào bể thận cao quá có thể làm thay đổi hình dạng và cản trở sự tống xuất nước tiểu từ bể thận xuống niệu quản.

Do bất thường của mạch máu cực dưới thận làm kẹt niệu quản, cản trở nước tiểu từ trên thận xuống. Mạch máu quanh khúc nối thường có kèm với hẹp khúc nối. Thận xoay và thận di động quá mức có thể gây tắc nghẽn từng hồi phụ thuộc vào vị trí tương đối của thận và niệu quản. Hậu quả nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang bị ứ trệ, lâu ngày làm cho các bể thận giãn căng và gây ứ nước ở thận. Do vậy, trong quá trình khám thai, siêu âm có độ phân giải cao có thể phát hiện thận ứ nước.

Chẩn đoán thận ứ nước

Các trường hợp siêu trong quá trình mang thai, thai nhi siêu âm có ghi nhận thận ứ nước, cần tầm soát thêm các yếu tố bất thường nặng nề khác đi kèm, tùy theo mức độ cần có ý kiến bác sĩ sản khoa và bác sĩ niệu khoa đưa ra quyết định cần chấm dứt thai kỳ hay chỉ đơn thuần một tình trạng ứ nước thận mức độ nhẹ.

Khi trẻ sinh ra, nhất thiết siêu âm lại xác định thận ứ nước. Cần làm thêm xét nghiệm, chụp bàng quang - niệu quản ngược dòng, để loại trừ trào ngược bàng quang - niệu quản. Một khi không có trào ngược bàng quang niệu quản, chỉ định chụp CT-scan niệu thận, để lượng giá chức năng thận và xác định mức độ tắc nghẽn niệu quản. Đồng thời làm các xét nghiệm máu cơ bản.

Trên lâm sàng, những trẻ sơ sinh có sốt, kèm tiểu ít, trước đó tiền sản có thận ứ nước, nước ối ít hay thiểu ối, cần nghĩ đến khả năng hẹp khúc nối bể thận nên cho trẻ đi siêu âm ngay.

Theo dõi và điều trị thận ứ nước ở trẻ sơ sinh

Hẹp khúc nối bể thận - niệu quản ở trẻ sơ sinh gây thận ứ nước: siêu âm thận xạ hình thận động sau 1 tháng, tiếp tục theo dõi vào thời điểm 3 - 6 tháng. Trong quá trình làm các xét nghiệm chụp bàng quang - niệu quản, cần thiết dùng Thu*c kháng sinh để ngừa nhiễm trùng như: Augmentin, Zinnat.

Theo dõi và điều trị bảo tồn cho kết quả tốt ở những trẻ có thận ứ nước mức độ nhẹ như ứ nước độ 1 và độ 2, do khả năng tự cải thiện trong quá trình rỗng hóa. Vì vậy, việc theo dõi còn tiếp tục sau sinh cho đến khi trẻ được một tuổi. Các mức độ ứ nước cao, cần làm xạ hình thận để đánh giá chức năng và độ tắc nghẽn để có điều trị phù hợp.

Phẫu thuật can thiệp nếu cần: khi có triệu chứng, chức năng thận giảm >10% và tình trạng ứ nước thận càng tệ hơn. Với phương pháp phẫu thuật bằng kỹ thuật tạo hình bể thận-niệu quản qua nội soi sau phúc mạc.

Mangyte.vn
Theo BS Nguyễn Thuận Hải - Sức khỏe và Đời sống
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dieu-tri-than-u-nuoc-o-tre-so-sinh-2166.html)

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY