Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Quy tắc dùng điều hòa cho trẻ sơ sinh

Các mẹ lưu ý khi dùng điều hòa cho trẻ sơ sinh để đảm bảo sức khỏe cho bé nhé.

Nguyên nhân khiến trẻ bị lạnh

Ở trong phòng lạnh < 26="" độ="" c.="">

Ở chỗ có gió lùa (quạt máy, hơi lạnh thổi ra từ máy điều hòa).

Nằm trên mặt phẳng lạnh.

Bị ướt.

Cách dùng điều hòa cho trẻ sơ sinh

Nhiệt độ điều hoà nên để từ 26-28 độ

Quy tắc dùng điều hòa cho trẻ sơ sinh

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Theo tham khảo từ website của bv từ dũ, bs. nguyễn thị thanh bình cố vấn khoa sơ sinh – bv từ dũ chia sẻ: giai đoạn sơ sinh được tính từ sau khi sinh ra đến 30 ngày tuổi. trẻ sơ sinh không có khả năng điều hòa nhiệt độ cơ thể như trẻ lớn hay người lớn, nhất là trẻ non tháng. trẻ sơ sinh nếu để trần truồng trong phòng với nhiệt độ 23 độ c thì sẽ bị lạnh như một người lớn trần trụi trong phòng 0 độ c.

Sau khi sinh nếu trẻ đủ tháng đã được chăm sóc đúng cách, thân nhiệt bình thường của trẻ sẽ ở khoảng 36,5 – 37,5 độ C. Nếu trẻ được mặc quần áo, mang bao tay, mang vớ chân, đội mũ và đắp chăn thì có thể chịu được nhiệt độ phòng từ 26 – 28 độ C. Ở nhiệt độ này đối với người lớn, nhất là người mập mạp thì có khi là còn nóng bức nhưng đối với trẻ là lạnh và phải mặc đủ như đã nói. Vì thế, người lớn không nên quyết định nhiệt độ trong phòng có trẻ mới sinh theo sự thoải mái của mình.

Qui tắc 3 phút

Sự chênh lệch, thay đổi nhiệt độ đột ngột giữa trong và ngoài phòng điều hòa có thể nhanh chóng “hạ gục” sức đề kháng của trẻ, khiến trẻ dễ bị sốt, cảm cúm, ho. Mẹ nên nhớ mỗi khi muốn cho con từ phòng điều hòa ra ngoài thì hãy mở cửa trước đó 3 phút, cho con đứng chơi gần đó để quen với luồng không khí nóng bên ngoài. Mặt khác, khi bé ở ngoài về, ra nhiều mồ hôi, mẹ cũng nên lau mồ hôi cho con và để con ngồi nghỉ ít nhất 3 phút ở nhiệt độ phòng bình thường, tránh cho bé vào ngay phòng điều hòa gió lạnh, nhiệt độ thấp đột ngột.

Không để điều hòa thốc thẳng vào khu vực ngủ của bé

Hệ hô hấp của trẻ nhỏ còn rất nhạy cảm. Nếu quạt gió của điều hòa thổi thẳng vào mặt, vào đầu thì với những bé có cơ địa yếu sẽ rất dễ mắc những bệnh về đường hô hấp như dị ứng đường hô hấp, viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi, đau họng. Ví trí đặt điều hòa nên ở trên cao. Cánh cửa gió của điều hòa không đặt trực tiếp hướng về phía trẻ nằm, cũng không đặt tốc độ quạt gió quá mạnh. Nên đặt ở tốc độ quạt gió thấp nhất và để ở chế độ quay, tuyệt đối không để ở chế độ chạy thẳng một góc.

Nhỏ mũi và bố sung nước cho con thường xuyên

Ngoài việc để ý về cách sử dụng điều hoà, mẹ cũng cần lưu ý sức khoẻ cho bé. nằm điều hoà tạo cảm giác mát mẻ nhưng cũng rất dễ gây khô da, khô mũi. mẹ cần lưu ý thường xuyên nhỏ nước muôi sinh lý cho bé, đồng thời cho con uống nhiều nước (các bé lớn), với trẻ sơ sinh bú mẹ thì bú nhiều lần để tránh mất nước cho cơ thể.

Sử dụng nhiệt kế đo nhiệt độ phòng.

Bạn nên sắm một chiếc nhiệt kế thay vì chú ý đến mức nhiệt độ trên điều hòa. Vì nhiệt độ điều hòa và phòng có sự chênh lệch do phụ thuộc vào chất lượng máy, diện tích, tường vách.

Vệ sinh lưới lọc của điều hòa

Đây cũng là quy tắc rất quan trọng mà cha mẹ không nên bỏ qua. Điều hòa cũng cần phải vệ sinh thường xuyên để tránh tình trạng đóng và bám bụi. Hãy thử tượng tưởng khi điều hòa thổi gió mang theo những hạt bụi nhỏ li ti đi vào cơ thể trẻ thì sẽ như thế nào? Bụi bẩn và vi khuẩn tích tụ lâu ngày sẽ ảnh hưởng tới hệ hô hấp của trẻ.

Bật quạt thông gió

Theo pgs.ts nguyễn tiến dũng (trưởng khoa nhi, bệnh viện bạch mai) khuyến nghị: “dùng điều hòa đồng nghĩa với việc bạn phải đóng kín cửa, không khí bị khóa lại bên trong. nhưng với trẻ nhỏ, việc lưu thông không khí lại rất quan trọng. do đó, khi dùng điều hòa bạn nên bật quạt thông gió để tạo sự thông thoáng không khí trong phòng”

Ngoài ra khi trẻ ngủ, mẹ cũng lưu ý đắp một tấm chăn mỏng, đặc biệt che kín vùng bụng, tránh lỗ chân lông giãn nở dễ dẫn tới bị cảm lạnh.

Theo Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.kinhtedothi.vn/bao-ve-ntd/quy-tac-dung-dieu-hoa-cho-tre-so-sinh-73313.html

Theo Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/quy-tac-dung-dieu-hoa-cho-tre-so-sinh/20230630080622467)

Tin cùng nội dung

  • Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án tiêm nhầm vắcxin khiến ba trẻ sơ sinh bị Tu vong xảy ra sáng 20/7/2013 tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa.
  • Viêm ruột hoại tử là một cấp cứu nội khoa và ngoại khoa đường tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh non tháng.
  • Thông thường, trẻ sơ sinh thường rụng rốn khi được 5 đến 7 ngày tuổi. Nếu chăm sóc rốn không tốt, có thể gây nhiễm trùng rốn.
  • Bốn tuần lễ đầu sau sinh là thời gian cần thiết để trẻ thực hiện những biến đổi S*nh l* thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung.
  • Rốn trẻ sơ sinh thường rụng sau sinh 5-15 ngày (trung bình là 7 ngày). Các trường hợp rốn lâu rụng thường do dùng thường xuyên các chất sát trùng, do mắc một số bệnh ở rốn hoặc do nhiễm khuẩn.
  • Đối với trẻ không nghe được, nếu không can thiệp kịp thời sẽ không nói được (điếc câm), trong khi thực chất bộ phận phát âm hoàn toàn bình thường.
  • Cháu bé Đinh Văn Rể ở tỉnh Quảng Ngãi đã 5 tuổi nhưng chỉ nặng 3 kg và cao 50 cm, yếu ớt chẳng khác trẻ mới sinh ra.
  • Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY