Thận , Tiết niệu hôm nay

Hẹp động mạch thận có phải chỉ gây tăng huyết áp ở người trẻ, trước 30 tuổi?

Hẹp động mạch thận là nguyên nhân thường gặp gây tăng huyết áp ở người trẻ, trước 30 tuổi. Nếu như hẹp động mạch thận diễn tiến lâu dài, có thể dẫn đến suy thận và suy tim.

Nội dung bài viết:

1. Nguyên nhân gì gây hẹp động mạch thận?

2. Vì sao hẹp động mạch thận gây tăng huyết áp?

3. Hẹp động mạch thận có dấu hiệu gì để nhận biết sớm?

4. Có đúng là hẹp động mạch thận chỉ xảy ra ở người cao tuổi không?

5. Hẹp động mạch thận bẩm sinh có phải do di truyền không?

6. Cần làm gì để chẩn đoán hẹp động mạch thận?

7. Có phải phẫu thuật hẹp động mạch thận sẽ không tái phát?

8. Cần tập luyện và ăn uống như thế nào để tránh hẹp động mạch thận?

1. Nguyên nhân gì gây hẹp động mạch thận?

Động mạch thận được tách ra khỏi động mạch chủ theo đốt sống l1. động mạch thận cung cấp máu để nuôi thận. bệnh động mạch thận bao gồm các tổn thương liên quan đến động mạch thận bao gồm động mạch lớn và động mạch nhỏ trong thận. nó ảnh hưởng đến lượng máu hướng đến thận.

Tuy nhiên, hẹp động mạch thận được chia làm hai nguyên nhân chính: nguyên nhân bẩm sinh và mắc phải. bẩm sinh thường gặp ở người trẻ như hẹp động mạch thận bẩm sinh, hẹp động mạch chủ thân trên chi với động mạch thận hay thông nối động mạch thận, sa thận.

Nguyên nhân mắc phải là do xơ vữa động mạch thận, tức là xơ hóa cơ của động mạch thận, nó làm cho động mạch thận không được trơn láng, có chỗ bị hẹp, phình hoặc các bệnh liên quan đến thận như takayasu hay viêm mạch thận hệ thống. các khối u cũng có thể gây chèn ép với động mạch thận.

2. Vì sao hẹp động mạch thận gây tăng huyết áp?

Chúng ta biết động mạch thận là nơi cung cấp máu đến thận. thận không những là nơi lọc chất dư thừa ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu, nó còn cân bằng chức năng nội mô, cân bằng điện giải, cân bằng ion kiềm và loại thải các chất độc hại thông qua quá trình chuyển hóa. ngoài ra, thận còn có chức năng điều hòa ổn định huyết áp. thận cũng tham gia chức năng tạo máu của cơ thể, thận còn giúp cho chắc xương thông qua việc hoạt hóa vitamin b thành vitamin b3.

Hẹp động mạch thận là bệnh làm thu hẹp động mạch thận, làm cho lượng máu tưới đến thận giảm khiến cho việc loại thải chất bẩn dư thừa trong cơ thể giảm. khi lượng máu lưu thông đến thận kém dẫn đến tình trạng suy thận, làm tăng huyết áp toàn cơ thể. từ đó, chúng ta thấy tăng huyết áp là một triệu chứng thường gặp của hẹp động mạch thận.

3. Hẹp động mạch thận có dấu hiệu gì để nhận biết sớm?

Bệnh hẹp động mạch thận không có triệu chứng rõ ràng. đa phần người bị hẹp động mạch thận phát hiện bệnh khi đã xảy ra biến chứng tăng huyết áp và suy thận. một số người phát hiện mình bị hẹp động mạch thận khi họ vô tình đi kiểm tra chức năng thận, khi đi khám những bệnh khác.

Có một số triệu chứng nghi ngờ mình bị hẹp động mạch thận, khi tăng huyết áp ở người trẻ trước 30 tuổi, những người sau 55 tuổi khởi phát tăng huyết áp, những người đang điều trị huyết áp ổn định bỗng dưng huyết áp không còn ổn định với các thu*c đang điều trị.

Khi người bệnh đi khám, xét nghiệm chức năng của thận, bác sĩ phát hiện có protein trong nước tiểu, chức năng thận xấu dần. nếu như hẹp động mạch thận diễn tiến lâu dài, có thể dẫn đến suy thận và suy tim.

4. Có đúng là hẹp động mạch thận chỉ xảy ra ở người cao tuổi không?

Hẹp động mạch thận có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, cả người trẻ và người già. người già sẽ dễ bị bệnh động mạch thận và 90% là do xơ vữa mạch máu. nguyên nhân gây xơ vữa là do bệnh nhân rối loạn chuyển hóa cholesterol. những mảng bám đó bám vào và gây xơ vữa động mạch thận, khi xuất hiện những mảng xơ vữa ở động mạch thận, có thể các mãng xơ vữa đã xuất hiện ở các động mạch khác như động mạch vành và các động mạch khác trong cơ thể.

Người trẻ tuổi có thể hẹp động mạch thận do nguyên nhân bẩm sinh, nguyên nhân mắc phải như đã đề cập hay là nguyên nhân mắc phải là loạn sản xơ hóa cơ của động mạch thận. loạn sản xơ hóa làm cho thành của động mạch không được đồng nhất, những đoạn hẹp và những đoạn phình làm giảm lượng máu đến với cơ thể.

Người trẻ cũng có thể phát hiện những khối u chèn ép vào thận, u trong ổ bụng hoặc thượng thận. nó chèn ép động mạch thận và gây hẹp động mạch thận.

5. Hẹp động mạch thận bẩm sinh có phải do di truyền không?

Hẹp động mạch thận không phải bệnh di truyền. nguyên nhân gây bệnh mạch máu bẩm sinh bao gồm di truyền mạch máu bẩm sinh hay hẹp động mạch thận bẩm sinh, viêm mạch máu di truyền hay gia đình có người bị bệnh tim mạch sớm. những người đó trong gia đình sẽ có nguy cơ mắc bệnh động mạch cao hơn những người bình thường.

6. Cần làm gì để chẩn đoán hẹp động mạch thận?

Thông qua thăm khám huyết áp cao kiểm soát hay là chức năng thận xấu dần, có đạm niệu trong nước tiểu. bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị hẹp động mạch thận, họ sẽ chỉ định bệnh nhân làm xét nghiệm máu và hình ảnh học để hướng đến chẩn đoán.

Xét nghiệm máu là kiểm tra lượng renin trong huyết tương, máu. xét nghiệm này chỉ gợi ý bệnh nhân hẹp động mạch thận, không tăng không có nghĩa là bệnh nhân không bị. độ nhạy và độ đặc hiệu của xét nghiệm renin chỉ khoảng 60 đến 68%.

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh học mà bác sĩ ưa chuộng là siêu âm doppler động mạch thận để cho mình biết được vị trí hẹp, số lượng hẹp và số lượng động mạch hẹp như thế nào, lưu lượng máu ở chỗ hẹp đó ra sao và nặng nhẹ như thế nào.

Phương pháp chẩn đoán hình ảnh mà bác sĩ sử dụng là chụp cắt lớp điện toán mạch máu thận hay còn gọi là ct mạch máu có cản quang. bơm chất cản quang vào mạch máu để xác định được vị trí động mạch thận hẹp.

Phương pháp tiếp theo là chụp cộng hưởng từ mạch máu, còn gọi là mri mạch máu. phương pháp này không xâm lấn, nhưng khuyết điểm của phương pháp này là chỉ khảo sát được các động mạch lớn từ gốc thân động mạch chủ 4 cm, độ chính xác cao. các động mạch nhỏ trong thận sẽ không rõ bằng khảo sát ct có cản quang. tùy vào tình trạng bệnh nhân, mức độ hẹp và tình trạng bệnh như thế nào, bác sĩ sẽ cho những chỉ định hợp lý khi đến khám.

7. Có phải phẫu thuật hẹp động mạch thận sẽ không tái phát?

Khi bệnh nhân bị hẹp động mạch thận, sẽ tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị hợp lý. mục đích của điều trị hẹp động mạch thận là khống chế huyết áp tăng, ngăn ngừa biến chứng suy thận của hẹp động mạch thận.

Nếu bệnh nhẹ, có thể thay đổi lối sống, bệnh nhân sẽ siêng năng tập thể dục giảm cân, ăn uống nên nếm nhạt, uống Thu*c đúng theo chỉ định của bác sĩ, hạn chế uống rượu bia và không hút Thu*c lá.

Khi điều trị bằng thu*c, bác sĩ sẽ kê thu*c cho bệnh nhân để ổn định huyết áp và nhóm thu*c để giảm cholesterol trong máu, các loại thu*c chống kết tập tiểu cầu và chống huyết khối để ngăn ngừa mảng xơ vữa.

Sau khi điều trị bằng thu*c nhưng không đáp ứng được, bác sĩ sẽ tiến hành phương pháp kế tiếp là đặt stent vào thận. bác sĩ sẽ đặt đoạn lưới kim loại vào chỗ hẹp của thận và nong động mạch hẹp từ bên trong. sau khi nong xong, động mạch thận sẽ không còn bị hẹp và lưu thông máu trong động mạch sẽ được tái tuần hoàn tốt.

Nếu đặt stent thất bại, bác sĩ tiến hành phương pháp phẫu thuật động mạch thận. có 3 phương pháp phẫu thuật động mạch thận:

- bắc cầu động mạch thận tức là người ta sẽ sử dụng phương pháp bắc thẳng qua khỏi vị trí hẹp của động mạch thận (giống một chiếc cầu vượt trong giao thông đường phố).

- tái tạo động mạch thận: mổ và tái tạo động mạch thận),

- đối với phần bên của động mạch thận bị hẹp không còn chức năng, bác sĩ sẽ cắt bỏ phần thận đó.

Nếu hẹp động mạch do xơ vữa hay loạn sản cơ của động mạch thận, sau khi phẫu thuật bệnh nhân vẫn có nguy cơ tái phát bởi vì mảng xơ vữa bám vẫn tiếp tục bám vào đoạn mạch đã tái tạo hay bắc bán cầu. loạn sản cơ là bệnh của hệ thống cơ thể, có thể bệnh loạn sản cơ sẽ tái phát.

8. Cần tập luyện và ăn uống như thế nào để tránh hẹp động mạch thận?

Đối với người chưa bị hẹp động mạch thận, chúng ta sẽ có chế độ ăn uống và vận động, điều quan trọng nhất là giữ được cân nặng khỏe mạnh. khi tăng cân sẽ gây nguy cơ làm tăng huyết áp.

Ăn uống nên nêm nhạt, hạn chế muối. khi ăn mặn, chúng ta phải uống nước nhiều dẫn đến nguy cơ ứ muối nước trong cơ thể và đó là nguyên nhân làm tăng huyết áp. muối cũng là yếu tố riêng gây ra bệnh tim mạch, suy thận. hạn chế ăn nhiều thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ và thức ăn ngọt. các loại thức ăn đó sẽ làm rối loạn chuyển hóa cơ thể và tạo nên mảng xơ vữa. hạn chế uống rượu bia cũng giúp giảm nguy cơ tăng huyết áp và người hút thu*c lá cần bỏ thu*c lá.

Cần chơi một môn thể thao đều đặn 20-30 phút mỗi ngày.

Mọi người đừng nên lạm dụng Thu*c, nếu có sử dụng thực phẩm chức năng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Trọng Dy


AloBacsi.vn

Lần cập nhật cuối: 16:39 18/11/2021 GMT 7
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (https://alobacsi.com/hep-dong-mach-than-co-phai-chi-gay-tang-huyet-ap-o-nguoi-tre-truoc-30-tuoi-n419283.html)

Tin cùng nội dung

  • Sự gia tăng số người cao tuổi (NCT), đồng nghĩa với sự gia tăng chấn thương ở người cao tuổi (CTNCT). Cấp cứu CTNCT cần tiến hành đồng loạt các thương tổn trên nền tảng nhiều bệnh tật của họ, cũng như cần áp dụng các điều trị đặc hiệu cho NCT.
  • Loãng xương (LX) là một bệnh đứng thứ hai sau bệnh tim mạch ở người cao tuổi (NCT) và cũng là bệnh dễ đe dọa đến tính mạng của họ. Ngày nay, bệnh LX đang có xu hướng gia tăng ở khắp toàn cầu, trong số đó NCT và đặc biệt là phụ nữ chiếm tỷ lệ cao nhất (cứ 3 phụ nữ cao tuổi thì có 1 người bị LX).
  • Khi ù tai nặng và liên tục sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ, khả năng tập trung và gây nên sự trầm cảm về tâm thần.
  • Ngoài nguyên nhân S*nh l*, hiện tượng điếc ở người già còn có liên quan đến việc ăn uống không hợp lý, nếu điều chỉnh có thể đề phòng được.
  • Khái thấu đàm ẩm (viêm phế quản) là bệnh rất thường gặp ở người cao tuổi trong mùa lạnh. Nguyên nhân do phong hàn, phong nhiệt, khí táo xâm nhiễm gây ra.
  • Ở người có tuổi trên 45, tiểu ra máu là triệu chứng khởi đầu của một chấn thương hoặc một bệnh ở thận - tiết niệu, đặc biệt là bệnh ung thư đang xảy đến trong cơ thể người bệnh.
  • Một số nghề do phải ngồi lâu, đứng lâu như thợ may, thợ đứng máy, làm nghề đánh máy vi tính... cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Loét dạ dày là bịnh rất thường gặp, nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm vi khuẩn H.Pylori trong dạ dày và do sử dụng các Thu*c giảm đau chống viêm.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Virus papilloma ở người (HPV) là một loại virus có thể lây truyền từ người này sang người khác qua tiếp xúc da với da.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY