Sản khoa hôm nay

Tiếp nhận theo dõi thai kỳ, khám và điều trị cho phụ nữ mang thai với các bệnh lý đi kèm của thai nhi và phần phụ của thai (trừ những bệnh truyền nhiễm). Điều trị thai nghén nguy cơ cao sau hỗ trợ sinh sản như IVF, IUI, thai phụ có hội chứng kháng photpholipide…Điều trị dọa đẻ non ở đa thai bằng nội khoa (sử dụng thuốc) hay ngoại khoa (khâu CTC, nong hay sử dụng vòng). Điều trị bệnh nhiễm khuẩn nặng như nhiễm khuẩn huyết, viêm phúc mạc, toác vết mổ thành bụng, viêm gan, lao, HIV/AIDS bệnh lây nhiễm khác. Các bệnh lý thường gặp như: rau tiền đạo, rau bong non, thai chết lưu, thai bong non, thai chậm phát triển trong tử cung, tiền sản giật,...

Nhiễm trùng virus Papilloma (HPV) ở người

Virus papilloma ở người (HPV) là một loại virus có thể lây truyền từ người này sang người khác qua tiếp xúc da với da.

Virus papilloma ở người (HPV) là gì?

Virus papilloma ở người (HPV) là một loại virus có thể lây truyền từ người này sang người khác qua tiếp xúc da với da. Hơn 100 loại HPV đã được tìm thấy trong đó khoảng 30 loại gây nhiễm trùng Sinh d*c ở cả nam và nữ, các loài này hiện đang lây lan nhanh chóng trong cộng đồng qua đường tình dục.


HPV có phổ biến hay không?

HPV là một loại virus rất phổ biến. Một số nghiên cứu cho thấy ít nhất ba trong số bốn người quan hệ tình dục sẽ bị nhiễm HPV Sinh d*c ở một vài giai đoạn nào đó trong đời.


HPV lây lan như thế nào?

HPV chủ yếu lây lan qua quan hệ tình dục đường âm đạo, hậu môn hay miệng nhưng không phải chỉ khi quan hệ tình dục mới bị nhiễm HPV. HPV lây truyền qua tiếp xúc da với da, đường lây truyền phổ biến nhất là quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh, bất kể nam hay nữ. Giống như nhiều bệnh lây qua đường tình dục khác, nhiễm HPV Sinh d*c thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng nào.


nhiễm trùng HPV có thể gây ra những bệnh gì?

Khoảng 12 loại HPV gây ra mụn cóc Sinh d*c. Mụn cóc có thể xuất hiện ở bên ngoài hoặc bên trong âm đạo hoặc D**ng v*t và có thể lây lan đến vùng da gần đó. Mụn cóc Sinh d*c cũng có thể phát triển xung quanh hậu môn, vào âm hộ, hoặc trên cổ tử cung. Khoảng 15 loại HPV có liên quan đến bệnh ung thư hậu môn, cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, và D**ng v*t. Một số loại HPV còn có thể gây ra ung thư ở vùng đầu và cổ, những loại này được gọi là "các loại HPV có nguy cơ cao."


HPV gây ung thư cổ tử cung như thế nào?

Cổ tử cung được bao phủ bởi một lớp mô mỏng tạo thành từ các tế bào. Nếu HPV xuất hiện, virus có thể thâm nhập vào các tế bào này. Các tế bào bị nhiễm bệnh có thể trở nên bất thường hoặc bị hư hỏng và bắt đầu phát triển một cách khác thường. Khi những thay đổi trong các tế bào này tiến triển có thể xem như là tổn thương tiền ung thư. Sự thay đổi ở lớp mô mỏng bao phủ cổ tử cung được gọi là loạn sản hay tân sinh trong biểu mô cổ tử cung (CIN). Ở hầu hết phụ nữ, hệ miễn dịch có thể tiêu diệt virus trước khi chúng gây ra ung thư. Nhưng ở một số phụ nữ, HPV không bị tiêu diệt bởi hệ thống miễn dịch và virus vẫn tồn tại trong cơ thể. Trong những trường hợp này, nhiễm HPV có thể gây ra ung thư hay dạng thường gặp hơn là tiền ung thư.


Có xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung hay không?

Ung thư cổ tử cung thường phát triển sau nhiều năm. Trong thời gian này, nhiễm HPV có thể làm cho các tế bào trên hoặc xung quanh cổ tử cung trở nên bất thường. Xét nghiệm PAP, còn gọi là xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung, có thể giúp phát hiện sớm những thay đổi bất thường của tế bào ở cổ tử cung từ đó cho phép điều trị sớm để bệnh không tiến triển thành ung thư cổ tử cung (xem hỏi đáp về sàng lọc ung thư cổ tử cung). Ngoài ra, còn có xét nghiệm tìm sự hiện diện của HPV trong tế bào tử cung. Xét nghiệm này được sử dụng cùng với xét nghiệm PAP ở phụ nữ 30 tuổi trở lên đối với những trường hợp có kết quả xét nghiệm PAP bất thường hoặc có kết quả PAP là không chắc chắn bất thường. Xét nghiệm HPV có thể xác định 13-14 loại HPV có nguy cơ cao.


Có thể phòng ngừa nhiễm trùng do HPV hay không?

Hiện nay, có 2 loại vắc-xin chống lại một số loài HPV. Các phương pháp sau đây cũng giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng:


    nhiễm trùng khi quan hệ tình dục đường âm đạo, hậu môn hay miệng.
Bao cao su không thể hoàn toàn bảo vệ bạn tránh khỏi nhiễm HPV. HPV có thể lây truyền từ người này sang người khác khi chạm vào khu vực bị nhiễm bệnh không được bao phủ bởi bao cao su. Các khu vực này có thể bao gồm da ở vùng Sinh d*c hay hậu môn. Bao cao su dùng cho nữ có thể bao phủ vùng da lớn hơn nên có thể bảo vệ tốt hơn một chút so với bao cao su dùng cho nam.




Tế bào: đơn vị nhỏ nhất của cấu trúc cơ thể, cấu thành tất cả các bộ phận của cơ thể.


Tân sinh trong biểu mô cổ tử cung (CIN): một thuật ngữ khác dùng mô tả cho chứng loạn sản, một bệnh không phải ung thư, xảy ra khi các tế bào bình thường trên bề mặt cổ tử cung được thay thế bởi một lớp tế bào bất thường. CIN được phân loại gồm CIN 1 (loạn sản nhẹ), CIN 2 (loạn sản trung bình), hoặc CIN 3 (loạn sản nặng hoặc ung thư biểu mô tại chỗ).


Đoạn nối giữa tử cung và phần trên của âm đạo.


một bệnh không phải ung thư, xảy ra khi các tế bào bình thường trên bề mặt cổ tử cung được thay thế bởi một lớp tế bào bất thường.


hệ thống bảo vệ tự nhiên của cơ thể chống lại các tác nhân lạ và sinh vật xâm nhập, chẳng hạn như vi khuẩn gây bệnh.


Một xét nghiệm trong đó các tế bào cổ tử cung và âm đạo được lấy ra để kiểm tra đặc điển va hình dạng dưới kính hiển vi.


Hành động khi D**ng v*t của nam giới đặt vào âm đạo của nữ giới (hay còn gọi là "quan hệ tình dục" hoặc "làm tình").


Những bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục, bao gồm Chlamydia, bệnh lậu, nhiễm trùng virus papilloma">nhiễm trùng virus papilloma ở người (nhiễm HPV), mụn nước (nhiễm herpes), giang mai và nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV, nguyên nhân gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải [AIDS]).


phần bên ngoài bộ phận Sinh d*c nữ.


Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nhiem-trung-virus-papilloma-hpv-o-nguoi-46.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh khí phế thũng (KPT) gặp chủ yếu ở người trưởng thành nhưng người cao tuổi (NCT) chiếm tỉ lệ cao hơn cả. KPT là một bệnh thuộc đường hô hấp dưới, là bệnh phổi tiến triển, căng giãn thường xuyên, lâu dài do viêm nhiễm làm giảm khả năng đàn hồi,
  • Sự gia tăng số người cao tuổi (NCT), đồng nghĩa với sự gia tăng chấn thương ở người cao tuổi (CTNCT). Cấp cứu CTNCT cần tiến hành đồng loạt các thương tổn trên nền tảng nhiều bệnh tật của họ, cũng như cần áp dụng các điều trị đặc hiệu cho NCT.
  • Loãng xương (LX) là một bệnh đứng thứ hai sau bệnh tim mạch ở người cao tuổi (NCT) và cũng là bệnh dễ đe dọa đến tính mạng của họ. Ngày nay, bệnh LX đang có xu hướng gia tăng ở khắp toàn cầu, trong số đó NCT và đặc biệt là phụ nữ chiếm tỷ lệ cao nhất (cứ 3 phụ nữ cao tuổi thì có 1 người bị LX).
  • Khi ù tai nặng và liên tục sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ, khả năng tập trung và gây nên sự trầm cảm về tâm thần.
  • Ngoài nguyên nhân S*nh l*, hiện tượng điếc ở người già còn có liên quan đến việc ăn uống không hợp lý, nếu điều chỉnh có thể đề phòng được.
  • Khái thấu đàm ẩm (viêm phế quản) là bệnh rất thường gặp ở người cao tuổi trong mùa lạnh. Nguyên nhân do phong hàn, phong nhiệt, khí táo xâm nhiễm gây ra.
  • Ở người có tuổi trên 45, tiểu ra máu là triệu chứng khởi đầu của một chấn thương hoặc một bệnh ở thận - tiết niệu, đặc biệt là bệnh ung thư đang xảy đến trong cơ thể người bệnh.
  • Một số nghề do phải ngồi lâu, đứng lâu như thợ may, thợ đứng máy, làm nghề đánh máy vi tính... cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Loét dạ dày là bịnh rất thường gặp, nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm vi khuẩn H.Pylori trong dạ dày và do sử dụng các Thu*c giảm đau chống viêm.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.