Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
KỲ I: XOA BÓP PHẦN THÂN THỂ
Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từngthai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi. Xoa bóp cho thai phụ chỉ được thực hiện sau tháng thứ 3 của thai kỳ.
Lợi ích của xoa bóp
Trong suốt thời gian mang thai, cùng với việc di chuyển khó khăn do tăng cân và tăng mức hoóc-môn trong cơ thể, hầu hết
phụ nữ có thai đều có thể đối diện với một số vấn đề về sức khỏe như: mệt mỏi, khó ngủ, đau nhức chân, lưng, hay chóng mặt… dẫn đến dễ cáu gắt, kém tự tin và quan trọng nhất là ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Các động tác xoa bóp không chỉ giúp người sắp làm mẹ giảm đau nhức, đồng thời giúp máu tuần hoàn tốt hơn mà còn đem lại cảm giác thư giãn và giúp giảm lo lắng trong thời gian mang thai, có được giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Xoa bóp cho
phụ nữ có thai rất tốt nhưng cần đúng kỹ thuật để mẹ khỏe mà vẫn đảm bảo cho sự an toàn của bé.
Xoa bóp cho thai phụ thông thường có hai loại: thư giãn và trị liệu. Với
phụ nữ có thai, chỉ nên thực hiện các động tác xoa bóp thư giãn với những động tác xoa bóp, vuốt, kéo dài một cách nhẹ nhàng và thuần thục, điều này giúp thả lỏng cơ thể. Nếu có bấm huyệt chỉ nên làm nhẹ nhàng. Xoa bóp không chỉ giúp giải tỏa stress, dịu những cơn đau (nếu có) mà còn đem lại sự thoải mái cho tất cả mọi người, nhất là đối với
phụ nữ có thai. Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện đến spa hoặc các cơ sở y tế. Sau đây xin hướng dẫn vài động tác tự xoa bóp đơn giản và một số động tác xoa bóp có thể thực hiện ở nhà với sự giúp đỡ của người nhà.
Tự xoa bóp
Xoa bụng: hai tay đặt ở vùng bụng trên, lấy rốn làm trung tâm, bàn tay phải nắm lại, bàn tay trái để lên bàn tay phải, dùng tay xoa theo chiều kim đồng hồ khi làm tới vùng bàng quang thì tay lướt nhẹ. Xoa vuốt nhẹ nhàng. Xoa vùng bụng 10 - 20 lần theo chiều kim đồng hồ rồi kết thúc. Ngày thực hiện 2- 3 lần. Động tác này cần làm nhẹ nhàng và chỉ làm khi đau tức bụng khó tiêu hóa.
Xoa lưng: thai phụ nằm nghiêng, chân trên kê trên gối, người làm xoa bóp: đứng hoặc ngồi bên cạnh thai phụ. Thực hiện kỹ thuật xoa bóp sau:
Xoa xát vùng lưng: hai tay áp sát từ xoa xát vùng lưng hoặc tách ra 2 bên vùng thắt lưng, tay xoa hướng xuống xương cùng cụt vòng tay qua xương chậu rồi xuống mông rồi lên phía lưng. Tạo thành một vòng trở xung quanh vùng lưng…
Miết cơ: dùng các đầu ngón tay của hai bàn tay miết:
Miết cơ hai bên cạnh cột sống: dùng các vân ngón tay ấn chặt vào da bệnh nhân và di chuyển cạnh cột sống lưng.
Miết cơ hai bên xương chậu: dùng các vân ngón tay ấn chặt vào da bệnh nhân và tách ra hai bên xương chậu.
Miết cơ hai bên kẽ sườn: dùng các vân ngón tay ấn chặt vào da bệnh nhân và di chuyển hai bên kẽ sườn gần vùng lưng.
Lăn cơ: hai bàn tay nắm vào, hai ngón cái đan vào nhau khi thực hiện kỹ thuật bàn tay úp sấp, lắc cổ tay lăn cơ trên từ vùng mông đến lưng hoặc lăn theo kiểu dùng đốt bàn ngón: 3, 4, 5 đi chuyển trên vùng lưng.
Vuốt cơ: bàn tay áp sát vào da người được xoa bóp, vuốt từ trên lưng xuống tận mông; có thể vuốt thẳng, ngang hoặc vuốt chữ chi.
Ấn các huyệt nhẹ nhàng: Đại chùy, Đại trữ, Phế du, Cách du, Thận du, Mệnh môn, Tâm du, Can du, Đởm du, Tỳ du, Vị du, Đại trường du, Tiểu Trường du, Bàng quang du.
Sát cơ: dùng cạnh của 2 bàn tay phía mô ngón út và ngón út sát ngược chiều nhau dọc cơ lưng đi từ mông đến cổ và ngược lại tạo cảm giác ấm nóng vùng lưng.
phụ nữ có thai thường mệt mỏi đau nhức trong suốt quá trình mang thai, nên việc xoa bóp giúp ích rất nhiều. Cảm giác thoải mái, dễ chịu, thư giãn của mẹ sẽ giúp cho bé phát triển tốt nhất vì đó là sợi dây liên kết giữa mẹ và bé. Vì vậy, không giới hạn số lần xoa bóp mà chỉ theo nhu cầu cơ thể của người mẹ. Theo nghiên cứu trên thế giới, xoa bóp gần cuối thai kỳ sẽ giúp có cuộc “vượt cạn” dễ dàng hơn.
KỲ II: XOA BÓP VÙNG CHI DƯỚI
BS.CKII. HUỲNH TẤN VŨ