Tâm sự hôm nay

Bác sĩ học... ngửi

Trẻ bị rối loạn chuyển hóa bẩm sinh không phải là một bệnh lạ hay mới được phát hiện trên thế giới, nhưng ở Việt Nam thì ngay cả các bác sĩ sản, nhi không phải ai cũng am tường.
Chính vì thế, trong buổi tập huấn mới đây ở Cần Thơ, rất nhiều bác sĩ">bác sĩ thắc mắc với câu hỏi: làm sao có thể nhận biết ra trẻ thuộc nhóm bệnh này bởi các triệu chứng như trình bày thì rất khó phân biệt với các bệnh thông thường ở trẻ sơ sinh như bỏ bú, nôn hay ly bì?...

Để chia sẻ về vấn đề trên, bác sĩ hướng dẫn tập huấn kể lại câu chuyện sau: Khoa Nội tiết - Chuyển hóa - Di truyền, Bệnh viện Nhi Trung Ương, là nơi nghiên cứu đầu ở Việt Nam về nhóm trẻ bị chứng rối loạn chuyển hóa bẩm sinh. Do tính chất mới mẻ và còn hiếm bệnh nên đôi khi các giường trong khoa còn trống, bệnh nhi ở các khoa khác lại quá đông nên thường đem sang gửi nơi đây. Một buổi sáng, bác sĩ">bác sĩ trực đi thăm bệnh, ông đi ngang qua một phòng bệnh, trong phòng ấy không có bệnh nhân của khoa... Vậy nhưng khi đi qua cửa, ông ngửi thấy một mùi rất đặc trưng. Ông dừng bước để ngửi kỹ hơn. Quả nhiên, ông ngửi thấy mùi nước tiểu có mùi đường của lá phong - một dấu hiệu đặc trưng của những trẻ bị rối loạn chuyển hóa bẩm sinh. Ông giật mình, đi ngửi từng giường xem trẻ nào mắc bệnh và ngay lập tức tìm ra. Tất nhiên, trẻ đã được cứu chữa kịp thời nhờ sự tình cờ và kinh nghiệm quý báu của bác sĩ.

Cây phong hay còn gọi là cây sồi là một loại cây phổ biến ở châu Âu, châu Mỹ mà ở Việt Nam hoàn toàn không có... Để rõ thêm, vị bác sĩ cho biết, mùi lá này gần gần giống với mùi... đường bị cháy. Không chỉ thế, ở một số rẻ bị rối loạn chuyển hóa bẩm sinh nước tiểu còn có mùi như mùi chuột cống hay mùi như mùi bít tất (vớ) bẩn lâu ngày- tùy theo thể rối loạn. Vị bác sĩ nhắc đi nhắc lại một điều, ngoài việc sàng lọc, làm các xét nghiệm để định bệnh, một người bác sĩ đôi khi cũng cần có những kinh nghiệm “thủ công” để có thể nhận biết. Muốn như thế, đôi lúc các bác sĩ">bác sĩ cũng cần phải biết học... ngửi.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-bac-si-hoc-ngui-15320.html)

Tin cùng nội dung

  • Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án tiêm nhầm vắcxin khiến ba trẻ sơ sinh bị Tu vong xảy ra sáng 20/7/2013 tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa.
  • Viêm ruột hoại tử là một cấp cứu nội khoa và ngoại khoa đường tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh non tháng.
  • Thông thường, trẻ sơ sinh thường rụng rốn khi được 5 đến 7 ngày tuổi. Nếu chăm sóc rốn không tốt, có thể gây nhiễm trùng rốn.
  • Bốn tuần lễ đầu sau sinh là thời gian cần thiết để trẻ thực hiện những biến đổi S*nh l* thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung.
  • Rốn trẻ sơ sinh thường rụng sau sinh 5-15 ngày (trung bình là 7 ngày). Các trường hợp rốn lâu rụng thường do dùng thường xuyên các chất sát trùng, do mắc một số bệnh ở rốn hoặc do nhiễm khuẩn.
  • Đối với trẻ không nghe được, nếu không can thiệp kịp thời sẽ không nói được (điếc câm), trong khi thực chất bộ phận phát âm hoàn toàn bình thường.
  • Cháu bé Đinh Văn Rể ở tỉnh Quảng Ngãi đã 5 tuổi nhưng chỉ nặng 3 kg và cao 50 cm, yếu ớt chẳng khác trẻ mới sinh ra.
  • Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY