Dinh dưỡng hôm nay

Bổ sung sắt cho trẻ như thế nào?

Sắt là một trong những vi chất rất cần thiết đối với sự phát triển của trẻ, là nguyên liệu để tổng hợp nên hemoglobin (nghĩa là làm cho hồng cầu có màu đỏ),
Sắt là một trong những vi chất rất cần thiết đối với sự phát triển của trẻ, là nguyên liệu để tổng hợp nên hemoglobin (nghĩa là làm cho hồng cầu có màu đỏ), và vận chuyển ôxy trong máu đến với các mô trong cơ thể. Nếu thiếu sắt, cơ thể sẽ mau mệt mỏi, kém tập trung, trí nhớ kém, hay quên. Thiếu sắt sẽ dẫn tới tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.

Ở trẻ lớn bị thiếu máu thiếu sắt dễ bị mệt mỏi hay ngủ gật, thiếu tập trung trong giờ học dẫn đến việc học tập sa sút. Nếu thiếu sắt xảy ra trong giai đoạn sớm của cuộc đời, nhất là trong những tháng đầu tiên, sẽ ảnh hưởng đến chỉ số phát triển tâm thần - vận động về sau của trẻ. Trẻ thiếu sắt càng nhiều và càng lâu thì trí thông minh càng kém, sự phát triển vận động càng chậm chạp.

Khi trẻ bị thiếu máu thường có biểu hiện biếng ăn chậm lớn, còi cọc, táo bón, ăn hay nôn trớ. Còn khi trẻ bị thiếu máu thiếu sắt thường có da xanh, niêm mạc nhợt (đặc biệt là niêm mạc mắt và môi), móng tay, móng chân nhợt nhạt, móng tay dễ gãy biến dạng, tóc khô cứng dễ gãy… Vì vậy, khi thấy trẻ có các biểu hiện trên cha mẹ cần đưa con đi khám và xét nghiệm máu là cách tốt nhất để chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt.

Lưu ý, khi uống các sản phẩm có chứa sắt có thể gây ra đau bụng, táo bón, buồn nôn và nôn trong vài ngày đầu tiên (vì cơ thể đang phản ứng, thích nghi và dần dần hấp thụ Thu*c). Khi bổ sung sắt">bổ sung sắt trẻ có thể đi ngoài ra phân màu đen. Điều này là do sắt không được hấp thu và không gây hại gì cho cơ thể. Cần thông báo cho bác sĩ nếu trẻ bị: đau dạ dày nghiêm trọng, đau ngực, da lạnh, đôi môi hơi xanh, móng tay chuyển màu xám trong khi dùng Thu*c. Ngoài việc bổ sung bằng Thu*c nên cho trẻ ăn các thực phẩm chứa nhiều sắt như thịt nạc, gan, rau dền…

Trên thị trường hiện có rất nhiều sản phẩm chứa sắt, người lớn không nên tự ý mua về dùng cho trẻ. Vì nếu không cẩn thận sẽ dẫn tới tình trạng thừa sắt cũng sẽ gây hại. Khi cơ thể bị thừa sắt sẽ dẫn đến rối loạn S*nh l*, rối loạn chức năng nội tạng. Triệu chứng của việc hiện tượng thừa sắt là trẻ sẽ cảm thấy khó tiêu hóa, buồn nôn, chán ăn, đau bụng, táo bón... Nguy hiểm hơn là xuất hiện các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, đổ mồ hôi, tim đập nhanh, thậm chí gây rối loạn chức năng gan và thận.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-bo-sung-sat-cho-tre-nhu-the-nao-11253.html)

Tin cùng nội dung

  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Dưỡng chất cần thiết cho trẻ em ung thư như chất đạm, đường (carbohydrate), chất béo, nước, vitamin và khoáng chất. Chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn hiểu rõ nhu cầu đặc biệt của con bạn và lên kế hoạch ăn uống cụ thể.
  • Điều trị ung thư và chính bản thân bệnh ung thư có thể làm con bạn thay đổi về hương vị và mùi vị,sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ.
  • Những người được chẩn đoán bị Ung thư sẽ quan tâm đến việc dùng các Vitamin và các chế phẩm bổ sung như thực phẩm chức năng, các thảo dược và các chiết xuất đang được dùng rộng rãi để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
  • Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi quy định rõ về xử lý những người hành nghề trái phép và Ph* thai cho trẻ vị thành niên.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY