Xét nghiệm và chẩn đoán hôm nay

Xét nghiệm là một trong những kỹ thuật y học chẩn đoán thuộc khối cận lâm sàng. Khoa xét nghiệm có nhiệm vụ vận hành và sử dụng các trang thiết bị xét nghiệm, ứng dụng kiến thức khoa học y tế phối hợp với các kỹ thuật y tế dự phòng để hỗ trợ trong việc chẩn đoán và điều trị của khối lâm sàng. Có 2 chuyên khoa xét nghiệm y học là: Khoa Xét nghiệm hoá sinh và Xét nghiệm vi sinh.

Xét nghiệm máu: Một số đặc điểm tổng quan

Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.

1. Thành phần của máu bao gồm những gì?

Huyết tương: (plasma), phần chất lỏng của máu, chiếm khoảng 60% khối lượng của máu. Huyết tương chủ yếu được làm từ nước, nhưng chứa nhiều protein khác nhau, và các hóa chất khác, như nội tiết tố, kháng thể, enzyme, đường, chất béo, muối, vân vân.

Các tế bào máu: (blood cells) , có thể được nhìn thấy dưới kính hiển vi, chiếm khoảng 40% khối lượng của máu. Các tế bào máu, được sản xuất trong tủy xương, từ các tế bào 'gốc' tạo máu. Các tế bào máu được chia thành ba loại chính:

    Các tế bào hồng cầu: (Red cells / erythrocytes). Những tế bào này làm cho máu có màu đỏ. Một giọt máu chứa khoảng năm triệu hồng cầu. Cần một số lượng hồng cầu liên tục được tạo mới, để thay thế các tế bào cũ bị phá vỡ. Và hàng triệu hồng cầu được phóng thích, từ tủy xương vào máu mỗi ngày. Các hồng cầu chứa một chất hóa học, gọi là huyết sắc tố (hemoglobin). Huyết sắc tố thu hút và kết hợp với oxy. Điều này cho phép hồng cầu vận chuyển oxy, từ phổi đến tất cả các phần của cơ thể.
  • Các tế bào bạch cầu: (White cells / leukocytes). Có nhiều loại khác nhau, như bạch cầu trung tính (đa nhân), các tế bào lympho, bạch cầu ái toan (eosinophils), bạch cầu đơn nhân, bạch cầu ái kiềm (basophils). Chúng là một phần của hệ thống miễn dịch, và tham gia chủ yếu chống lại nhiễm trùng.
  • Tiểu cầu: (Platelets). Tiểu cầu rất nhỏ, và giúp máu tạo thành cục máu đông, nếu chúng ta có vết thương.
Để liên tục sản xuất các tế bào máu, hemoglobin, và các thành phần của huyết tương, bạn cần có tủy xương khỏe mạnh, và cung cấp đủ chất dinh dưỡng từ thực phẩm, bao gồm sắt và một số vitamin.

Khi có chảy máu từ cơ thể của bạn, (hoặc một mẫu máu được đưa vào một ống thủy tinh), các tế bào và các protein huyết tương kết lại với nhau, để tạo thành một cục máu đông. Dịch trong suốt còn lại được gọi là huyết thanh, (serum).

2. xét nghiệm máu thường được thực hiện như thế nào?

Các tĩnh mạch được sử dụng, để lấy mẫu máu, thường ở mặt trong của khuỷu tay, hoặc mặt sau của cổ tay của bạn.

Một dây ga rô, thường được buộc xung quanh đoạn trên cánh tay của bạn. Điều này làm cho các tĩnh mạch đầy máu, và làm việc lấy máu dễ dàng hơn.

Da vùng trên tĩnh mạch, thường được làm sạch với một chất sát khuẩn.

Sau đó, kim tiêm được đâm vào tĩnh mạch, qua chỗ da đã được sát khuẩn. Kim được nối trực tiếp với một ống tiêm, hoặc vào ống lấy mẫu máu.

Khi lấy đủ lượng máu yêu cầu, kim được lấy ra. Vết thương nhỏ được ấn lên trên bằng bông gòn vài phút, để cầm máu và ngăn ngừa vết thâm tím. Dán băng keo cá nhân. Máu được đưa vào ống lấy mẫu máu.

3. Các kiểu lấy máu khác nhau.

    Một số xét nghiệm máu, yêu cầu một số mẫu lấy trong một khoảng thời gian. Ví dụ, cần kiểm tra cách cơ thể bạn, phản ứng với cái gì đó như thế nào. Nếu bạn cần mẫu máu lặp đi lặp lại khá gần nhau, (trong vài giờ), bác sĩ có thể lưu kim cánh bướm vào tĩnh mạch, và cố định kim bằng băng dính vào da bạn. Mẫu máu sau đó có thể được lấy ra, mà không đâm thêm kim mỗi lần nữa.
  • xét nghiệm máu, được lấy từ một động mạch ở cổ tay. Ví dụ, để đo lường nồng độ oxy trong động mạch. Thường chỉ được thực hiện tại bệnh viện, trong một số trường hợp nhất định.
  • xét nghiệm máu. Ví dụ, xét nghiệm đường huyết, thường được lấy máu lúc đói vào buổi sáng.

4. Lấy máu làm xét nghiệm có biến chứng gì không?

Đôi khi bị một vết bầm tím nơi đã bị đâm kim. Có thể làm giảm đáng kể, nếu bạn ấn lên trên bằng bông gòn, trong vài phút với cánh tay để thẳng.

Như bất kỳ các vết thương khác, nhiễm trùng có thể phát triển nơi đâm kim. Bạn cần đi khám bác sĩ, nếu vết thương trở nên đỏ và viêm.

Một số hiếm người cảm thấy choáng, trong khi xét nghiệm máu. Nói cho người lấy máu xét nghiệm biết bạn cảm thấy choáng, và bạn phải ngay lập tức nằm xuống, để tránh ngất xỉu.

5. Các loại mẫu máu khác nhau.

Máu có thể được xét nghiệm, cho rất nhiều mục đích khác nhau. Người chỉ định xét nghiệm máu, sẽ điền vào mẫu giấy loại xét nghiệm họ muốn kiểm tra, để phòng thí nghiệm thực hiện. Các ống máu khác nhau, được sử dụng cho các xét nghiệm khác nhau. Ví dụ, đối với một số xét nghiệm máu cần được làm đông lại, và xét nghiệm huyết thanh. Đối với một số xét nghiệm khác, máu được thêm vào một số hóa chất, để ngăn chặn nó đông máu. Nếu lấy máu để đo đường huyết, máu cần được thêm vào một số chất bảo quản đặc biệt, vân vân. Đây là lý do, tại sao bạn có thể thấy máu của bạn, được đặt vào các ống xét nghiệm, có kích cỡ và màu sắc khác nhau.

6. Mục đích của xét nghiệm máu.

    Giúp chẩn đoán một số bệnh nhất định, hoặc để loại trừ một số bệnh.
  • xét nghiệm máu, có thể giúp để xem, nếu bệnh đáp ứng với điều trị.

7. Các loại xét nghiệm máu thường thực hiện nhất.

    - Công thức máu, kiểm tra xem có bị thiếu máu, và các bệnh khác có ảnh hưởng đến các tế bào máu.
Nguồn: Internet.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-xet-nghiem-mau-mot-so-dac-diem-tong-quan-475.html)

Tin cùng nội dung

  • Dền cơm (Amaranthus viridis L.) thuộc họ rau dền (Amaranthaceae). Là loại cỏ nhỏ, cao đến 80cm, đứng hay nằm ở gốc thường có một nhánh to, cong, thân to đến 5mm, không lông, không gai.
  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY