Xét nghiệm và chẩn đoán hôm nay

Xét nghiệm là một trong những kỹ thuật y học chẩn đoán thuộc khối cận lâm sàng. Khoa xét nghiệm có nhiệm vụ vận hành và sử dụng các trang thiết bị xét nghiệm, ứng dụng kiến thức khoa học y tế phối hợp với các kỹ thuật y tế dự phòng để hỗ trợ trong việc chẩn đoán và điều trị của khối lâm sàng. Có 2 chuyên khoa xét nghiệm y học là: Khoa Xét nghiệm hoá sinh và Xét nghiệm vi sinh.

Các xét nghiệm đông máu

Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.

Thành phần cấu tạo của máu

Huyết tương , phần dịch lỏng trong máu, chiếm khoảng 60% thể tích máu. Huyết tương được cấu tạo chủ yếu từ nước, nhưng có chứa nhiều loại protein khác nhau và các hợp chất khác như các hormone, các kháng thể, các enzyme, đường, các hạt chất béo, muối,…

Các tế bào máu , có thể quan sát được dưới kính hiển vi, chiếm khoảng 40% thể tích máu còn lại. Các tế bào máu được sản xuất trong tủy xương từ các tế bào ‘gốc’ máu. Có 3 loại tế bào máu chính:

    Hồng cầu : Các tế bào hồng cầu là thành phần tạo ra màu đỏ của máu. Mỗi giọt máu chứa khoảng 5 triệu tế bào hồng cầu. Các tế bào này được thay mới thường xuyên khi chúng già đi và bị phân hủy. Có hàng triệu tế bào hồng cầu mới được tạo ra từ tủy xương và đưa vào dòng máu mỗi ngày. Các tế bào hồng cầu đều chứa hợp chất hóa học đặc biệt gọi là haemoglobin (huyết sắc tố) - có khả năng hấp dẫn và gắn kết với phân tử ô xi. Nhờ sự kết hợp này mà các tế bào hồng cầu có khả năng vận chuyển ô xi tới phổi và tất cả các bộ phận cơ thể.
    Bạch cầu : bao gồm nhiều loại như neutrophils (bạch cầu đa nhân trung tính), bạch cầu đơn nhân, các tế bào lympho, eosinophils (bạch cầu ưa axit), basophils (bạch cầu ưa kiềm). Các tế bào này là một bộ phận trong hệ thống miễn dịch của cơ thể và có nhiệm vụ chủ yếu là chống lại sự nhiễm khuẩn.
    Tiểu cầu : là những tế bào có kích thước nhỏ, giúp máu đông lại khi chúng ta bị thương.

Cơ chế đông máu

Chỉ trong vài giây sau khi một mạch máu bị cắt, phần mô bị tổn thương này sẽ khiến cho các tiểu cầu trong máu kết dính và vón lại với nhau xung quanh vết cắt. Những tiểu cầu “được kích hoạt” này và phần mô bị tổn thương giải phóng ra các chất hóa học – được gọi là các yếu tố đông máu – có khả năng phản ứng với các hợp chất và một số loại protein khác trong huyết tương, tạo ra một chuỗi các phản ứng hóa học phức tạp và diễn ra nhanh chóng xung quanh vết cắt. Có tất cả 13 yếu tố đông máu được biết đến và được gọi bằng số La Mã – từ yếu tố I đến yếu tố XIII.

Bước cuối cùng của chuỗi phản ứng hóa học này là sự hình thành các sợi mỏng (là tập hợp của một loại protein bền vững tên là fibrin) từ sự biến đổi yếu tố I (còn gọi là fibrinogen - một loại protein hòa tan). Các sợi fibrin này tạo thành một chiếc lưới, bẫy các tế bào máu và tiểu cầu, tạo thành cục máu đông.

Một cục máu đông tự nhiên hình thành trong mạch máu khỏe mạnh có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng. Vì vậy, trong máu cũng tồn tại những hợp chất hóa học ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông và các hợp chất hóa học "hòa tan" các cục máu đông này. Sự cân bằng giữa việc hình thành các cục máu đông và ngăn ngừa đông máu luôn được đảm bảo. Thông thường, trừ khi một mạch máu bị cắt hoặc bị phá hủy, sự cân bằng này nghiêng về phía ngăn ngừa hình thành các cục máu đông trong mạch máu.

CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP

Các rối loạn về chảy máu

Có một số điều kiện dẫn đến tình trạng bị chảy máu quá nhiều khi mạch máu bị tổn thương hoặc bị cắt, như trong các trường hợp sau:

    Có quá ít tiểu cầu trong máu (bệnh giảm tiểu cầu) – do một số nguyên nhân khác nhau

Các rối loạn về đông máu

Đôi khi một cục máu đông hình trong mạch máu kể cả khi không có vết thương hoặc vết cắt, chẳng hạn như các trường hợp sau:

    Nguyên nhân phổ biến của các cơn đau tim và đột quỵ là do sự hình thành cục máu đông trong động mạch đưa máu đến tim hay não. Đó là do các tiểu cầu trở nên kết dính và vón cục ở gần các mảng xơ vữa (các khối chất béo) trong mạch máu và kích hoạt cơ chế đông máu.

các xét nghiệm đông máu

Bạn có thể được tư vấn thực hiện các xét nghiệm đông máu trong những trường hợp sau:

    Nghi ngờ có rối loạn chảy máu. Ví dụ: bạn bị chảy máu rất nhiều từ các vết cắt, hoặc dễ bị bầm tím.
Có nhiều xét nghiệm đông máu khác nhau, việc xét nghiệm nào được chọn phụ thuộc vào hoàn cảnh và các vấn đề nghi ngờ. các xét nghiệm đông máu bao gồm:

Xét nghiệm công thức máu

Là xét nghiệm thường quy, được sử dụng để đếm số lượng tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu trong mỗi ml máu. Xét nghiệm này sẽ phát hiện được số lượng tiểu cầu trong máu thấp nếu có.

Xét nghiệm thời gian chảy máu

Xét nghiệm này được thực hiện bằng cách tạo một vết cắt nhỏ trên dái tai hoặc cánh tay và đo thời gian máu ngừng chảy. Khoảng thời gian bình thường là 3 đến 8 phút.

các xét nghiệm đông máu thông thường

Mẫu máu sau khi lấy được cho vào ống nghiệm có chứa chất chống đông, sau đó được đem đi phân tích trong phòng thí nghiệm. Có thể thực hiện nhiều xét nghiệm, chẳng hạn như các xét nghiệm phổ biến là xét nghiệm PT hay xét nghiệm APTT để kiểm tra hoạt động của các yếu tố đông máu. Các xét nghiệm này được thực hiện bằng cách đo thời gian hình thành cục máu đông sau khi bổ sung một số chất đã kích hoạt vào mẫu máu. Nếu thời gian hình thành cục máu đông dài hơn so với mẫu máu bình thường thì có nghĩa là một hoặc nhiều yếu tố đông máu ở mức thấp hoặc không có trong mẫu xét nghiệm. Những xét nghiệm này có cơ chế tương tự, chỉ khác ở thành phần các chất hóa học được bổ sung vào mẫu máu, nhằm mục đích xác định yếu tố đông máu nào thấp hoặc không có.

Xét nghiệm để theo dõi sử dụng Thu*c chống đông máu

Nếu đang dùng một số loại Thu*c chống đông máu (Thu*c làm giảm khả năng hình thành cục máu đông) bạn cần theo dõi cẩn thận phản ứng của cơ thể trong quá trình sử dụng. Dùng Thu*c quá nhiều có thể gây ra các vấn đề về chảy máu, sử dụng Thu*c với liều lượng quá ít có thể làm tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông. Xét nghiệm INR là xét nghiệm được sử dụng để theo dõi liều lượng Thu*c (thường là warfarin) cho người dùng. Chỉ số INR của bạn được tính toán trong phòng thí nghiệm bằng cách sử dụng xét nghiệm PT như đề cập ở trên. Bác sĩ hoặc y tá sẽ thiết lập một mức INR ‘đích’ cho bạn, tùy thuộc vào lý do bạn sử dụng Thu*c. Bằng cách kiểm tra máu của bạn đều đặn, họ có thể tư vấn điều chỉnh liều Thu*c để đạt được mức INR ‘đích’ này.

Xét nghiệm các yếu tố đông máu cụ thể

Số lượng của nhiều yếu tố đông máu (và các yếu tố chống đông máu) trong máu có thể được xác định bằng một số kỹ thuật khác nhau. Bạn có thể cần phải thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm loại này khi xét nghiệm đông máu thông thường của bạn cho thấy kết quả có vấn đề với tình trạng máu đông. Ví dụ: xác định số lượng yếu tố VIII trong mẫu máu để kiểm tra bạn có bị bệnh Haemophili A hay không (đối với những người bị bệnh Haemophili A thì yếu tố này ở mức rất thấp hoặc không có).

Xét nghiệm khả năng tiểu cầu ngưng kết

Xét nghiệm này được sử dụng để đo tốc độ và mức độ các tiểu cầu kết tủa lại (ngưng kết) sau khi bổ sung một chất hóa học thúc đẩy quá trình ngưng kết vào mẫu máu. Xét nghiệm này được sử dụng để kiểm tra chức năng của tiểu cầu.

Xét nghiệm kiểm tra tình trạng máu dễ đông

Nếu bạn có một cục máu đông bất thường hình thành trong một mạch máu bình thường, bạn có thể cần thực hiện một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân. Ví dụ: xét nghiệm máu kiểm tra ‘yếu tố V Leiden’. Đây là một sự thay đổi bất thường của yếu tố V - khiến cho các cục máu đông dễ hình thành hơn.

Các xét nghiệm khác

Có nhiều tình trạng khác có thể ảnh hưởng đến sự đông máu như do thiếu vitamin, do bệnh bạch cầu, rối loạn trong gan, hoặc nhiễm trùng. Vì vậy, trong một số trường hợp, các xét nghiệm khác là cần thiết để tìm ra nguyên nhân dẫn đến số lượng bất thường của tiểu cầu hoặc của các yếu tố đông máu.

Chú giải

Wafarin là một loại Thu*c chống đông máu, có tác dụng làm kéo dài thời gian cần thiết để máu đóng cục. Cơ chế hoạt động của Thu*c là làm giảm tác động của vitamin K - loại vitamin cơ thể sử dụng trong quá trình đông máu (Tài liệu tham khảo: http://www.patient.co.uk/medicine/warfarin-an-anticoagulant-marevan )

Tài liệu tham khảo

http://www.patient.co.uk/health/blood-clotting-tests

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cac-xet-nghiem-dong-mau-476.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào bác sĩ mangyte, Bác sĩ cho con hỏi quy trình xét nghiệm HIV ở bệnh viện Nhiệt Đới TPHCM thế nào? Phòng xét nghiệm HIV nằm ở khu vực nào trong bệnh viện? Tại con ở tỉnh lên làm xét nghiệm nên con không biết,với lại đây là vấn đề nhạy cảm nên con ngại hỏi nhân viên trong bệnh viện lắm. Mong bác sĩ trả lời giúp con. Con xin cảm ơn! (L.N.)
  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY