Xét nghiệm và chẩn đoán hôm nay

Xét nghiệm là một trong những kỹ thuật y học chẩn đoán thuộc khối cận lâm sàng. Khoa xét nghiệm có nhiệm vụ vận hành và sử dụng các trang thiết bị xét nghiệm, ứng dụng kiến thức khoa học y tế phối hợp với các kỹ thuật y tế dự phòng để hỗ trợ trong việc chẩn đoán và điều trị của khối lâm sàng. Có 2 chuyên khoa xét nghiệm y học là: Khoa Xét nghiệm hoá sinh và Xét nghiệm vi sinh.

Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể

Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.

1. kháng nguyên và kháng thể là gì?

Kháng thể là những protein nhỏ, lưu thông trong máu. Chúng là một phần của hệ thống miễn dịch, và đôi khi được gọi là globulin miễn dịch. Chúng được sản xuất bởi các tế bào lympho B, (một loại tế bào bạch cầu). Kháng thể gắn vào protein và các hóa chất khác, mà chúng nhận ra, là có nguồn gốc từ bên ngoài vào trong cơ thể. Các protein bên ngoài và hóa chất, (yếu tố ngoại lai hay các tác nhân lạ), mà kháng thể gắn vào, được gọi là kháng nguyên.

2. Kháng thể và nhiễm trùng.

Kháng thể bảo vệ chúng ta chống lại nhiễm trùng. Vi khuẩn, virus và các mầm bệnh khác có protein kháng nguyên trên bề mặt, giúp hệ thống miễn dịch nhận ra được, chúng có nguồn gốc từ bên ngoài. Vì vậy, khi chúng ta mắc một bệnh nhiễm trùng nào đó, tế bào lympho B, sản xuất rất nhiều kháng thể, gắn vào vi khuẩn lây nhiễm. Điều này thường phá hủy mầm bệnh, hoặc thu hút các thành phần khác, của hệ thống miễn dịch, (tế bào bạch cầu, vân vân), đến và tiêu diệt các mầm bệnh.

Mỗi loại kháng nguyên có hình dạng khác nhau, và do đó, nó đòi hỏi một loại kháng thể chuyên biệt, để gắn vào nó. Ví dụ, các kháng thể được tạo ra, để gắn với virus sởi, khác với kháng thể được tạo ra, để gắn với virus thủy đậu. Vì vậy, các kháng thể kháng sởi, sẽ không thể bảo vệ bạn chống lại bệnh thủy đậu.

Một khi chúng ta đã bị nhiễm một loại mầm bệnh đặc biệt, hệ thống miễn dịch 'nhớ' các kháng nguyên đặc biệt, trên mầm bệnh đó, và loại kháng thể cần thiết để bắt lấy nó. Vì vậy, nếu bạn tiếp xúc với mầm bệnh tương tự trong tương lai, các tế bào lympho B, sẽ sản xuất một cách nhanh chóng, rất nhiều kháng thể thích hợp, có thể ngăn chặn và chống lại các mầm bệnh, trước khi nó gây ra bệnh nhiễm trùng. Đây là lý do tại sao, bạn thường bị một loại nhiễm trùng nhất định chỉ một lần, kể từ đó về sau, bạn sẽ không bị loại nhiễm trùng đó thêm nữa.

Đây cũng là cách làm của việc chủng ngừa. Đó là - bạn được đưa vào cơ thể một liều nhỏ, hoặc một loại vi khuẩn"đã bị giết ch*t". Cơ thể tạo ra kháng thể chống lại kháng nguyên, trên bề mặt của vi khuẩn. Vì vậy, từ đó về sau, nếu bạn tiếp xúc với các mầm bệnh giống nhau, cơ thể của bạn sẽ sản xuất một cách nhanh chóng, và rất nhiều kháng thể thích hợp, có thể gắn vào mầm bệnh và tiêu diệt nó.

3. Tự kháng thể.

Tự kháng thể xảy ra, ở những người bị một số bệnh tự miễn. Trong những bệnh này, cơ thể tạo ra kháng thể kháng với chính protein, hoặc cấu trúc của cơ thể của bạn. Hệ thống miễn dịch mắc "sai lầm", khi hiểu protein trong cơ thể của bạn, là một kháng nguyên ngoại lai. Sau đó cơ thể sản xuất các kháng thể tấn công vào protein này. Điều này có thể gây ra tổn thương, hoặc các vấn đề khác ảnh hưởng đến cơ thể bạn. Ví dụ, nguyên nhân phổ biến của suy tuyến giáp, là do một vấn đề tự miễn. Kháng thể gắn vào các tế bào của tuyến giáp, và làm dừng lại quá trình sản xuất hormone tuyến giáp của chúng.

4. Một số xét nghiệm kháng thể.

Các kháng thể khác nhau, có thể được phát hiện và đo lường trong mẫu máu, và đôi khi trong các mẫu khác như nước bọt, vân vân. Các nhà khoa học, đang phát hiện ra nhiều loại kháng thể theo thời gian. Kết quả của một số xét nghiệm kháng thể, giúp nghĩ đến "chẩn đoán" một loại bệnh cụ thể. Điều này có nghĩa rằng, nếu bạn có xét nghiệm dương tính với một kháng thể đặc biệt, điều này chứng tỏ rằng, bạn có một bệnh nhất định. Tuy nhiên, một xét nghiệm dương tính không phải lúc nào cũng chắc chắn, nhưng nhiều khả năng nhất, là bạn đã có một bệnh cụ thể. Xét nghiệm kháng thể, có thể được thực hiện vì nhiều lý do khác nhau.

5. Để phát hiện nhiễm trùng.

Xét nghiệm phát hiện kháng thể nhất định, có thể giúp chẩn đoán một số loại bệnh nhiễm trùng. Tuy nhiên, khi bạn đang mới nhiễm một loại mầm bệnh nào đó, phải mất vài ngày cho mức độ kháng thể tăng lên, và có thể phát hiện được. Do đó, xét nghiệm kháng thể, thường không hữu ích, cho chẩn đoán nhiễm trùng mới một cách nhanh chóng. Các xét nghiệm khác, chẳng hạn như soi dưới kính hiển vi và cấy vi khuẩn, và các xét nghiệm kháng nguyên, thường nhanh hơn, và hữu ích, trong các tình huống cần chẩn đoán nhanh một bệnh mới.

Tuy nhiên, một số xét nghiệm kháng thể rất hữu ích, để chẩn đoán nhiễm trùng dai dẳng, hoặc để xác nhận rằng, bạn đã bị nhiễm trong quá khứ, và bây giờ là đã có miễn dịch. Ví dụ, thử nghiệm để kiểm tra xem, phụ nữ mang thai có miễn dịch với sởi Đức (Rubella), là một xét nghiệm kháng thể.

6. Để chẩn đoán các rối loạn tự miễn.

Các bệnh rối loạn tuyến giáp, (cường giáp và suy giáp), bệnh Addison, thiếu máu ác tính, xơ gan mật nguyên phát, và một số bệnh tự miễn khác có tự kháng thể đặc biệt, có thể được phát hiện trong một mẫu máu xét nghiệm. Trong một số bệnh về da tự miễn, kháng thể có thể được phát hiện từ một mẫu da, (Kháng thể có thể được xác định, gắn liền với cấu trúc trong da).

7. Để chẩn đoán một số bệnh khác.

Ví dụ:

    Đau tủy (myeloma) là một bệnh, mà tủy xương sản xuất quá nhiều tế bào lympho, và sản xuất kháng thể với số lượng bất thường. Các bất thường này, có thể được chẩn đoán qua mẫu máu xét nghiệm.

8. xét nghiệm kháng nguyên.

Một số xét nghiệm, có thể xác định các kháng nguyên, trên bề mặt của một số vi khuẩn, và một số mầm bệnh khác. Các xét nghiệm này có thể hữu ích, để phát hiện một mầm bệnh lây nhiễm một cách nhanh chóng, mà không cần phải cấy, hoặc xem dưới kính hiển vi. Ví dụ, một xét nghiệm trên một mẫu phân, có thể phát hiện các kháng nguyên, trên bề mặt của vi khuẩn Helicobacter pylori. Vi khuẩn này có thể lây nhiễm ở dạ dày và tá tràng, để gây loét dạ dày tá tràng. Phát hiện kháng nguyên trong phân xác nhận rằng, bạn có vi khuẩn này trong ruột của bạn.

Kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA), là một hóa chất, được sản xuất bởi tuyến tiền liệt ở nam giới. PSA thường rất thấp, hoặc không thể phát hiện ở nam giới trẻ tuổi. Nhưng nồng độ PSA tăng lên, ở những người đàn ông lớn tuổi hơn, hoặc nếu tuyến tiền liệt phì đại, viêm tuyến tiền liệt hoặc bị bệnh ung thư. Hầu hết đàn ông có PSA tăng, sẽ không bị ung thư, nhưng các xét nghiệm tiếp theo, sẽ cần thiết để tìm ra nguyên nhân.

Các xét nghiệm kháng nguyên khác nhau khác, giúp chẩn đoán một số bệnh nhiễm trùng, và các bệnh lý khác nhau.

Nguồn: Internet.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-xet-nghiem-khang-nguyen-va-khang-the-471.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào bác sĩ mangyte, Bác sĩ cho con hỏi quy trình xét nghiệm HIV ở bệnh viện Nhiệt Đới TPHCM thế nào? Phòng xét nghiệm HIV nằm ở khu vực nào trong bệnh viện? Tại con ở tỉnh lên làm xét nghiệm nên con không biết,với lại đây là vấn đề nhạy cảm nên con ngại hỏi nhân viên trong bệnh viện lắm. Mong bác sĩ trả lời giúp con. Con xin cảm ơn! (L.N.)
  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY