Xét nghiệm và chẩn đoán hôm nay

Xét nghiệm là một trong những kỹ thuật y học chẩn đoán thuộc khối cận lâm sàng. Khoa xét nghiệm có nhiệm vụ vận hành và sử dụng các trang thiết bị xét nghiệm, ứng dụng kiến thức khoa học y tế phối hợp với các kỹ thuật y tế dự phòng để hỗ trợ trong việc chẩn đoán và điều trị của khối lâm sàng. Có 2 chuyên khoa xét nghiệm y học là: Khoa Xét nghiệm hoá sinh và Xét nghiệm vi sinh.

Nội soi phế quản Bronchoscopy

Nội soi phế quản (Bronchoscopy) là một thủ thuật giúp chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý đường hô hấp bao gồm phế quản và phổi.
Lưu ý: nội soi phế quản còn được gọi là nội soi khí phế quản, nội soi thanh khí phế quản. Những thông tin dưới đây chỉ là hướng dẫn chung. Việc chuẩn bị và thực hiện có thể khác nhau giữa các bệnh viện. Luôn phải làm theo các hướng dẫn của các bác sĩ hoặc bệnh viện địa phương của bạn.

nội soi phế quản là gì?

nội soi phế quản (Bronchoscopy) là một thủ thuật giúp bác sĩ nhìn trực tiếp vào những đường hô hấp lớn (hay còn gọi là đường thở lớn bao gồm khí quản và phế quản). Đây là những đường ống chính đưa không khí vào phổi.

Ống nội soi phế quản quang học mềm (fibre-optic bronchoscope) thường hay được sử dụng. Đây là một ống nội soi nhỏ, dễ uốn cong, có ánh sáng cuối ống để quan sát (xem hình vẽ minh họa). Ống có đường kính khoảng cây bút chì.

Ống nội soi phế quản được đưa vào bằng đường mũi hoặc miệng rồi qua phía thành sau họng, xuống khí quản và xuống tới phế quản. Ống nội soi phế quản quang học mềm cho phép ánh sáng được dẫn theo ống nội soi và vì thế việc chiếu sáng giúp cho bác sĩ có thể thấy rõ bên trong đường hô hấp.

Ống nội soi phế quản cứng (rigid bronchoscope) thường ít sử dụng hơn. Đây là ống nội soi nhỏ và cứng thường hay được dùng khi làm một số thủ thuật can thiệp và ở trẻ nhỏ. Để soi được ống cứng bệnh nhân cần được gây mê toàn thân (trong khi nội soi ống mềm chỉ cần an thần là được).

Cả hai loại ống nội soi này đều có một kênh phụ để có thể đưa được dụng cụ đi qua. Ví dụ: kềm sinh thiết nhỏ có thể đưa qua kênh này để có thể bấm mẫu mô của thành phế quản hoặc cấu trúc bên trong cạnh phế quản (còn gọi là sinh thiết qua nội soi hay sinh thiết nội soi).

Ai là người cần nội soi phế quản?

Chẩn đoán bệnh

Có nhiều chỉ định để nội soi phế quản. Một trong số chúng là để giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, ví dụ như tình trạng ho kéo dài hoặc ho ra máu có nguyên nhân không rõ ràng. Nếu trên phim phổi có bóng mờ hoặc bác sĩ phát hiện thấy có sự tăng sinh hoặc thay đổi cấu trúc ở vùng phế quản, bệnh nhân cần được nội soi để bấm sinh thiết (lấy một mẫu mô nhỏ). Mẫu mô này sẽ được soi dưới kính hiển vi để giúp bác sĩ xác định nguyên nhân như viêm nhiễm hoặc ung thư đã gây ra tình trạng bệnh này. Bơm rửa phế quản cũng thường được làm trong quá trình nội soi nhằm giúp chẩn đoán một số bệnh phổi.

Điều trị bệnh

Như đã đề cập ở trên, một dụng cụ kích thước nhỏ để đi qua kênh ống nội soi tùy vào chức năng của mỗi dụng cụ mà có thể giúp bác sĩ thực hiện nhiều thủ thuật. Ví dụ: để gắp dị vật đường hô hấp (như hít sặc phải hạt đậu phộng) gây tắc nghẽn đường hô hấp hoặc chèn một ống nhỏ được gọi là stent để mở rộng đường hô hấp bị xẹp hoặc để loại bớt một khối u tăng sinh gây chèn ép đường hô hấp …

Quá trình nội soi được thực hiện như thế nào?

Nội soi phế quan hiện nay thường sử dụng ống nội soi mềm

Thủ thuật này có thể thực hiện cho bệnh nhân ngoại trú hoặc nội trú trong ngày. Bác sĩ sẽ xịt Thu*c tê tại chổ vùng mũi và thành sau họng. Có thể mùi vị Thu*c tê sẽ gây khó chịu. Cũng có thể bệnh nhân được sử dụng Thu*c an thần để dễ hợp tác trong quá trình soi. Thu*c an thần thường được tiêm qua tĩnh mạch ở tay. Thu*c gây cảm giác buồn ngủ nhưng đây không phải là Thu*c mê toàn thân và sẽ không làm bạn ngủ đi. Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ không cảm giác hay nhớ gì trong lúc nội soi nếu đã được an thần trước đó.

Bệnh nhân sẽ được theo dõi bằng monitor (thiết bị theo dõi) về mạch và huyết áp trong quá trình soi. Một dụng cụ gọi là máy đo oxy mao mạch (pulse oximeter) cũng được kẹp vào đầu ngón tay và việc kẹp này là không đau. Thiết bị này giúp theo dõi lượng oxy trong máu và giúp chỉ định cho việc cần thiết thở thêm oxy hay không trong quá trình soi. Bệnh nhân được đặt một ống plastic mềm vào trong lỗ mũi để cung cấp oxy trong quá trình soi.

Bác sĩ sẽ đưa đầu ống nội soi qua đường lỗ mũi và sau đó nhẹ nhàng luồn nó qua phía thành sau họng và đưa vào khí quản. Đôi khi cũng có thể đi qua đường miệng thay vì qua đường mũi do khe mũi bệnh nhân hẹp. Bác sĩ sẽ nhìn vào bên trong qua thiết bị nội soi và đánh giá lớp bề mặt lót trong trong khí quản và phế quản chính. Một số thiết bị nội soi hiện đại có thể truyền hình ảnh qua camera quan sát ở đầu ống nội soi sang màng hình máy tính để giúp bác sĩ có thể quan sát chúng. Quá trình nội soi có thể làm bạn ho.

Bác sĩ sẽ sinh thiết một hay vài mẫu mô lót trong đường hô hấp, tùy vào mục đích của thủ thuật cần làm gì. Việc bấm sinh thiết này không gây đau. Mẫu sinh thiết sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm và được quan sát dưới kính hiển vi.

Đôi lúc việc rửa phế quản cũng được thực hiện. Để làm điều này cần bơm ít nước vào trong phế quản phổi và sau đó hút ngược trở ra lại. Dịch phế quản phế nang này được gửi đến phòng xét nghiệm để quan sát các tế bào bất thường hay vật lạ khác hiện diện trong một số bệnh lý.

Ống nội soi phế quản phế quản sau đó được rút ra nhẹ nhàng. Một số thủ thuật khác cũng có thể được thực hiện.

Quá trình nội soi phế quản thường diễn ra từ 20 – 30 phút. Tuy nhiên bạn cần phải mất ít nhất 2 giờ cho việc này, bao gồm thời gian để chuẩn bị, thời gian để Thu*c an thần phát huy tác dụng, thời gian cho việc nội soi phế quản và quá trình hồi tỉnh.

nội soi phế quản bằng ống nội soi cứng

Thủ thuật này cần được gây mê toàn thân cũng tương tự như một cuộc tiểu phẫu. Vì thế, sau khi tỉnh, bạn sẽ thấy rằng mình đang trong phòng hồi tỉnh (hay còn gọi là phòng hồi sức).

Bạn cần phải chuẩn bị những gì trước khi nội soi phế quản?

Bệnh nhân cần xét nghiệm máu trước khi nội soi để kiểm tra tình trạng đông cầm máu. Điều này để đảm bảo an toàn do có thể chảy máu trong quá trình nội soi (chẳng hạn như sinh thiết mẫu mô). Bệnh nhân cũng được khuyên không nên dùng bất kì Thu*c gì gây ảnh hưởng đến quá trình đông máu như aspirin và warfarin (simtrom) một tuần trước khi nội soi. Bạn hãy thảo luận với bác sĩ về việc này khi đang điều trị những Thu*c trên.

Thêm vào đó, bệnh nhân nên làm theo hướng dẫn của bệnh viện trước khi được thực hiện nội soi phế quản. Bao gồm:

Không nên ăn hoặc uống vài giờ trước khi nội soi (việc uống một ngụm nước có thể được trước đó hai tiếng).
Bệnh nhân nên có người đi kèm để đưa về nhà trong trường hợp buồn ngủ do Thu*c an thần.

Cảm giác sau nội soi phế quản bằng ống nội soi mềm như thế nào?

Nếu bệnh nhân được an thần, cần mất vài giờ nằm nghỉ trước khi trở về nhà sau khi nội soi phế quản xong. Thu*c an thần thường làm bệnh nhân cảm giác lâng lâng và thư dãn. Tuy nhiên, bệnh nhân không được lái xe, vận hành máy móc hoặc uống rượu trong suốt 24 giờ sau khi được an thần. Bệnh nhân không nên ăn hay uống bất kì thứ gì trong vòng 2 giờ sau khi nội soi bởi vì họng lúc này vẫn còn tê. Bệnh nhân cần có người đưa về nhà và theo dõi trong vòng 24 giờ đó đến khi hết tác dụng của Thu*c. Hầu hết mọi người có thể trở lại hoạt đồng thường ngày sau 24 giờ.

Bác sĩ sẽ thông báo kết quả sau khi nội soi. Tuy nhiên, nếu bạn được an thần trước đó, có thể bạn sẽ không nhớ những gì bác sĩ đã nói. Vì thế cần có người đi cùng đê có thể nghe và nói lại cho bạn. Kết quả sinh thiết có thể mất vài ngày sau mới trả kết quả.

Có biến chứng gì xảy ra khi thực hiện thủ thuật này không?

Hầu hết thủ thuật này không gây bất kì vấn đề gì. Vùng mũi và họng có thể sẽ hơi đau trong một vài ngày sau đó. Bệnh nhân cũng có thể cảm thấy mệt hoặc buồn ngủ trong vài giờ bởi vì tác dụng của Thu*c an thần. Cũng có một số nguy cơ nhiễm khuẩn do vi khuẩn theo ống nội soi vào vùng họng và phổi.

Nếu có thực hiện sinh thiết, bệnh nhân có thể ho khạc ra ít máu một vài lần trong vài ngày sau đó. Hiếm khi nội soi có thê gây tổn thương phổi. Điều này chỉ xảy ra khi bác sĩ cần sinh thiết nhu mô phổi. Có thể gây xẹp phổi nhưng biến chứng nghiêm trọng do nội soi gây ra là rất hiếm.

Tài liệu tham khảo

http://www.patient.co.uk/health/bronchoscopy-leaflet

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-noi-soi-phe-quan-bronchoscopy-488.html)

Tin cùng nội dung

  • Hen phế quản (bệnh hen hay hen suyễn) là tình trạng đường dẫn khí bị hẹp và phù nề cũng như tăng tiết đàm nhầy. Điều này làm việc thở khó khăn và dễ gây ho, khò khè và thở hụt hơi.
  • Viêm phế quản mạn tính, (viêm phế quản mạn), là tình trạng viêm, (hoặc dễ bị kích thích), của đường thở trong phổi.
  • Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng cây phế quản, hệ thống ống mang khí đến hai lá phổi.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Nội soi đại tràng (colonoscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong lòng đại tràng (ruột già) của bạn.
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đến bệnh viện khi có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm tiểu phế quản là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp phổ biến ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ. Viêm tiểu phế quản gây tắc nghẽn các đường dẫn khí nhỏ ở phổi
  • Viêm tiểu phế quản là bệnh về đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Một trong các triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản là tình trạng khó thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY