Nhi khoa hôm nay

Là một trong bốn phân ngành y khoa quan trọng thuộc khối lâm sàng, chuyên sâu về chăm sóc sức khoẻ trẻ sơ sinh, trẻ em và trẻ nhỏ dưới 16 tuổi, bao gồm: nhi khoa tổng quát, nhi chuyên sâu (nội tiết, thận, thần kinh, phổi, tiêu hoá) , phẫu thuật nhi (giải phẫu, chỉnh hình, phẫu thuật, tiết niệu), nhi khoa sơ sinh, các bệnh truyền nhiễm và tiêm chủng

Viêm thanh khí phế quản

Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đến bệnh viện khi có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.

viêm thanh khí phế quản là gì

viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Bệnh có thể gây kinh hãi cho các bậc cha mẹ và trẻ em.

viêm thanh khí phế quản rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Hầu hết các trường hợp bệnh viêm thanh khí phế quản chỉ ở mức độ nhẹ nhưng bệnh có thể trở nặng và làm bé không thở được. Gọi cho bác sĩ nếu bạn nghĩ con mình bị viêm thanh khí phế quản và bé thở rất khó khăn.

viêm thanh khí phế quản thường do virut gây ra, làm nhiễm trùng thanh quản và khí quản. Dấu hiệu chính của bệnh viêm thanh khí phế quản là tiếng ho khàn. Bệnh có thể bắt đầu bằng chứng cảm lạnh. Hầu hết các trẻ em bị bệnh viêm thanh khí phế quản do virút đều bị sốt nhẹ nhưng một số trẻ có thể sốt lên đến 40°C hoặc 104°F.

Dấu hiệu

    Tiếng ho khàn tiếng

Bạn cần làm gì

Gọi số 115 hoặc xe cứu thương ngay lập tức nếu con bạn :

    Không thể nói do bị hụt hơi.
Tất cả các dấu hiệu trên cho thấy trẻ bị viêm thanh khí phế quản nặng. Đó có thể cũng là dấu hiệu của các chứng bệnh nghiêm trọng khác. Dù đó là dấu hiệu của bệnh gì đi nữa, bạn cần đưa con đến bệnh viện.

Những ai bị viêm thanh khí phế quản?

Hầu hết trẻ em sẽ một hai lần bị viêm thanh khí phế quản trong đời. Một số trẻ em luôn bị viêm thanh khí phế quản khi cảm lạnh hoặc bị cúm. Có thể bị viêm thanh khí phế quản bất cứ lúc nào nhưng bệnh thường xảy ra vào mùa đông.

Trẻ em thường dễ bị bệnh viêm thanh khí phế quản nhất là vào khoảng từ 6 tháng đến 3 tuổi. Bệnh ít xảy ra đối với trẻ sau 3 tuổi. Do khí quản của trẻ ở độ tuổi này đã phát triển lớn hơn nên sưng họng thường không gây trở ngại cho việc hít thở.

Nếu con bạn thường xuyên bị viêm thanh khí phế quản, có thể bé có các vấn đề khác nữa. Hãy nói chuyện với bác sĩ của bé.

Bạn có thể ngăn ngừa bệnh viêm thanh khí phế quản không?

Bạn không thực sự ngăn ngừa được bệnh viêm thanh khí phế quản nhưng có thể ngăn ngừa một bệnh khác nghiêm trọng hơn – đó là bệnh viêm nắp thanh môn cấp tính . Các triệu chứng bệnh rất giống với triệu chứng của bệnh viêm thanh khí phế quản nhưng còn tồi tệ hơn. Bệnh này thường xảy ra với trẻ từ 1 đến 5 tuổi.

Tuy nhiên, tin đáng mừng là vắc-xin Hib có thể ngăn ngừa căn bệnh này. Con bạn nên được cho chích ngừa mũi Hib đầu tiên vào lúc 2 tháng tuổi.

Gọi bác sỹ nếu…

    Con bạn chỉ mới một tuổi hoặc nhỏ hơn, hoặc

Cách điều trị tại nhà

viêm thanh khí phế quản có thể làm con bạn thức giấc lúc nửa đêm. Nếu bé không gặp khó khăn trong việc hô hấp, hãy thử những phương pháp điều trị tại nhà sau:

    Mở nước nóng trong phòng tắm để hơi nóng bốc lên. Cho bé vào phòng để hít khí ẩm trong vòng 15 đến 20 phút. Xông hơi có tác dụng hiệu quả đối với nhiều trẻ em.

Thu*c điều trị bệnh viêm thanh khí phế quản

Bác sĩ có thể kê đơn cho dùng Thu*c steroids* . Steroids có tác dụng giúp cổ họng bớt sưng tấy.

Thu*c kháng sinh không có tác dụng bởi vì bệnh viêm thanh khí phế quản là do virut gây ra.

Xi-rô Ho cũng không có tác dụng mà thậm chí nó còn làm bệnh tồi tệ hơn. Xi-rô có thể ngăn không ho ra đàm, mà đáng ra cần phải ho đàm ra ngoài khi bị nhiễm trùng.

Chú giải:

    steroids —Thu*c dạng viên, dung dịch, nước xịt để hít vào hoặc tiêm để giúp chấm dứt bệnh viêm thanh khí phế quản. Thu*c có tác dụng giảm viêm.
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-viem-thanh-khi-phe-quan-15.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo dược học cổ truyền, bàng biển vị đắng, hơi chát, tính mát, có công dụng tiêu độc, trừ đàm, giáng nghịch, trừ ho, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như hen phế quản, ho kéo dài, mụn nhọt, rắn cắn, giang mai, kiết lỵ, tiêu chảy, thấp khớp, các bệnh về da và trị giun.
  • Viêm phế quản là bệnh thường gặp trong mùa đông và thời tiết thay đổi. Khi phế quản bị viêm, niêm mạc của các phế quản bị kích thích sẽ phồng và dầy lên và làm hẹp hoặc tắc nghẽn các tiểu phế quản, gây ra ho và có thể kèm theo đờm đặc. Bạn đọc có thể tham khảo một số bài Thuốc, món ăn, trà Thuốc dùng khi mắc bệnh viêm phế quản như sau:
  • Hen phế quản (bệnh hen hay hen suyễn) là tình trạng đường dẫn khí bị hẹp và phù nề cũng như tăng tiết đàm nhầy. Điều này làm việc thở khó khăn và dễ gây ho, khò khè và thở hụt hơi.
  • Viêm phế quản mạn tính, (viêm phế quản mạn), là tình trạng viêm, (hoặc dễ bị kích thích), của đường thở trong phổi.
  • Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng cây phế quản, hệ thống ống mang khí đến hai lá phổi.
  • Nội soi phế quản (Bronchoscopy) là một thủ thuật giúp chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý đường hô hấp bao gồm phế quản và phổi.
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
  • Viêm tiểu phế quản là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp phổ biến ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ. Viêm tiểu phế quản gây tắc nghẽn các đường dẫn khí nhỏ ở phổi
  • Viêm tiểu phế quản là bệnh về đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Một trong các triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản là tình trạng khó thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY