Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cẩn thận khi dùng lá bàng biển chữa hen phế quản

Theo dược học cổ truyền, bàng biển vị đắng, hơi chát, tính mát, có công dụng tiêu độc, trừ đàm, giáng nghịch, trừ ho, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như hen phế quản, ho kéo dài, mụn nhọt, rắn cắn, giang mai, kiết lỵ, tiêu chảy, thấp khớp, các bệnh về da và trị giun.
Bàng biển có tên khoa học là Calotropis gigantea (Willd.), là một loại cây mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở nước ta để làm hàng rào và lấy lá làm Thu*c. Lá hái quanh năm, dùng vải sạch lau hết lông, đem phơi hoặc sấy khô rồi tùy bệnh mà chọn cách dùng cho phù hợp.

Để chữa hen, người ta hái lá đem về lấy khăn ướt lau sạch lông, thái nhỏ, sao qua cho héo. Mỗi ngày dùng 10 lá sắc với 1 bát rưỡi nước, cô còn 1 bát, sau đó chế thêm đường trắng, chia uống 3 - 4 lần trong ngày. Nước Thu*c hơi đắng và tanh, uống nhiều một lúc có thể gây nôn. Nên uống xa bữa ăn hoặc sau khi ăn. Có thể thấy xuất hiện cảm giác mỏi chân tay, mình mẩy, đi lỏng nhưng rất hiếm.

Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong nhựa mủ các bộ phận của bàng biển có chứa 2 resinol đồng phân. Cao lá bàng biển có tác dụng dược lý sau đây:

- Có tác dụng điển hình của một glucosid trợ tim trên tim ếch và thỏ cô lập, có tác dụng làm tăng sức co bóp cơ tim, tăng trương lực cơ tim.

- Trên hệ mạch tai thỏ và chân ếch cô lập, nồng độ cao có tác dụng gây giãn mạch, nồng độ thấp có tác dụng co mạch. Thu*c có tác dụng gây tăng huyết áp trên mèo và thỏ. Với liều độc, huyết áp dần xuống rất thấp.

- Có tác dụng kích thích mạnh đối với da và niêm mạc.

- Có tác dụng chống ung thư đối với ung thư dạng biểu bì mũi hầu của người trong nuôi cấy mô.

Mặc dù trong dân gian, bàng biển vẫn được dùng để phòng chống bệnh hen phế quản nhưng rất tiếc cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu dược lý hiện đại nào về tác dụng của thảo dược này trên hệ thống đường hô hấp, đặc biệt là phế quản và cũng chưa có nghiên cứu lâm sàng cụ thể nào. Đây là một vấn đề rất cần sự lưu tâm của các nhà y dược học để chứng minh, thừa kế và ứng dụng khả năng quý báu của bàng biển trong công cuộc phòng chống căn bệnh này.

ThS. Hoàng Khánh Toàn
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-can-than-khi-dung-la-bang-bien-chua-hen-phe-quan-814.html)

Tin cùng nội dung

  • Viêm phế quản là bệnh thường gặp trong mùa đông và thời tiết thay đổi. Khi phế quản bị viêm, niêm mạc của các phế quản bị kích thích sẽ phồng và dầy lên và làm hẹp hoặc tắc nghẽn các tiểu phế quản, gây ra ho và có thể kèm theo đờm đặc. Bạn đọc có thể tham khảo một số bài Thuốc, món ăn, trà Thuốc dùng khi mắc bệnh viêm phế quản như sau:
  • Hen phế quản (bệnh hen hay hen suyễn) là tình trạng đường dẫn khí bị hẹp và phù nề cũng như tăng tiết đàm nhầy. Điều này làm việc thở khó khăn và dễ gây ho, khò khè và thở hụt hơi.
  • Viêm phế quản mạn tính, (viêm phế quản mạn), là tình trạng viêm, (hoặc dễ bị kích thích), của đường thở trong phổi.
  • Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng cây phế quản, hệ thống ống mang khí đến hai lá phổi.
  • Nội soi phế quản (Bronchoscopy) là một thủ thuật giúp chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý đường hô hấp bao gồm phế quản và phổi.
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đến bệnh viện khi có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm tiểu phế quản là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp phổ biến ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ. Viêm tiểu phế quản gây tắc nghẽn các đường dẫn khí nhỏ ở phổi
  • Viêm tiểu phế quản là bệnh về đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Một trong các triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản là tình trạng khó thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY