Nội tổng quát hôm nay

Thông tin bệnh Hen phế quản

Hen phế quản (bệnh hen hay hen suyễn) là tình trạng đường dẫn khí bị hẹp và phù nề cũng như tăng tiết đàm nhầy. Điều này làm việc thở khó khăn và dễ gây ho, khò khè và thở hụt hơi.
TỔNG QUAN

hen phế quản là gì?

hen phế quản (bệnh hen hay hen suyễn) là tình trạng đường dẫn khí bị hẹp và phù nề cũng như tăng tiết đàm nhầy. Điều này làm việc thở khó khăn và dễ gây ho, khò khè và thở hụt hơi.

Với một số người, hen là một vấn đề nhỏ. Nhưng với một số người khác, đây lại là một vấn đề lớn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và có thể dẫn đến những cơn hen cấp (asthma attack) đe dọa đến tính mạng.

Bệnh hen không thể chữa khỏi, nhưng triệu chứng của bệnh có thể kiểm soát được. Vì bệnh hen thường thay đổi theo thời gian, việc hợp tác với bác sĩ là rất quan trọng để theo dõi các dấu hiệu, triệu chứng và điều chỉnh Thu*c khi cần.

TRIỆU CHỨNG

Những triệu chứng thường gặp của hen phế quản

Triệu chứng của hen phế quản thay đổi từ nhẹ đến nặng và tùy vào cơ địa mỗi người. Nhiều người chỉ lên cơn hen ở một số thời điểm nhất định (ví dụ khi vận động). Một số người khác lại có triệu chứng hen suyễn mọi lúc và thường xuyên.

Những dấu hiệu và triệu chứng của hen phế quản bao gồm:

  • Những dấu hiệu cảnh báo hen phế quản trở nặng bao gồm:

    Với một số người, triệu chứng của hen suyễn kịch phát trong những tình huống cụ thể như:

      xảy ra khi tiếp xúc với không khí lạnh và khô, khi vận động gắng sức hay quá lâu
    KHI NÀO CẦN ĐI KHÁM BÁC SĨ

    Tìm nơi điều trị cấp cứu

    Cơn hen nặng có thể đe dọa đến tính mạng. Hãy bàn bạc trước với bác sĩ để xác định cần phải làm gì khi dấu hiệu và triệu chứng hen suyễn trở nặng và khi nào thì cần phải nhập viện để điều trị cấp cứu. Những dấu hiệu cho thấy hen suyễn cần được cấp cứu bao gồm:

    Liên hệ với bác sĩ

      nghĩ rằng bạn bị hen suyễn . Nếu bạn thường xuyên bị ho hay khò khè kéo dài nhiều ngày hoặc có các dấu hiệu hay triệu chứng khác của hen phế quản, hãy đi khám bác sĩ. Điều trị bệnh hen sớm có thể phòng ngừa tổn thương phổi lâu dài và giúp tình trạng bệnh không trở nặng trong thời gian dài.
    • heo dõi bệnh sau khi đã được chẩn đoán . Nếu biết rằng mình bị hen phế quản, hãy hợp tác với bác sĩ để có thể kiểm soát bệnh một cách toàn diện. Việc kiểm soát bệnh lâu dài giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn trong những công việc hàng ngày và có thể ngăn chặn những cơn hen đe dọa đến tính mạng.
    • hen phế quản có thể gây ra nhiều tác dụng phụ và làm bệnh tình càng trở nên trầm trọng hơn.
    • phương thức chữa trị . Bệnh hen thường thay đổi theo thời gian. Hãy tái khám theo hẹn để thảo luận với bác sĩ về những triệu chứng hiện tại và điều chỉnh phương thức chữa trị, ví dụ như liều Thu*c, khi cần thiết.
    NGUYÊN NHÂN

    Người ta vẫn không rõ tại sao một số người bị hen phế quản và những người khác lại không bị. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng cho thấy rằng bệnh hen là kết quả do sự kết hợp giữa yếu tố môi trường và yếu tố di truyền của cá nhân người bệnh.

    Những yếu tố kích thích cơn hen

    Sự tiếp xúc với nhiều chất gây kích thích hoặc gây dị ứng (allergens) khác nhau có thể khởi phát các dấu hiệu và triệu chứng hen phế quản.

    Các yếu tố kích thích cơn hen khác nhau tùy người và có thể bao gồm:

    YẾU TỐ NGUY CƠ

    Các yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị hen phế quản?

    Một số yếu tố được cho là làm tăng nguy cơ bị bệnh hen. Chúng bao gồm:

    • Việc tiếp xúc với những chất gây dị ứng, nấm hay ký sinh trùng cũng như một số loại vi khuẩn hay virus cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn để đánh giá vai trò của những yếu tố trên trong quá trình hình thành bệnh hen.

      BIẾN CHỨNG

      Biến chứng thường gặp của hen phế quản

      Những biến chứng hay gánh nặng của bệnh hen bao gồm:

      • Điều trị thích hợp giúp ích rất nhiều trong việc phòng ngừa ngắn hạn và dài hạn những biến chứng gây ra do bệnh hen.

        CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI KHÁM BỆNH

        Bạn có thể lên lịch khám bệnh với bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ đa khoa. Tuy nhiên, có thể họ sẽ giới thiệu bạn đến khám với bác sĩ chuyên khoa dị ứng hoặc chuyên khoa phổi.

        Vì cuộc gặp có thể diễn ra chóng vánh và vì thường có nhiều vấn đề cần bàn bạc, việc chẩn bị kỹ lưỡng là tốt hơn. Sau đây là một số thông tin có thể giúp bạn sẵn sàng cho cuộc gặp và những điều trông đợi từ bác sĩ.

        Bạn có thể làm những gì?

        Sau đây là các bước có thể giúp bạn có một buổi khám hiệu quả nhất:

          bao gồm cả những điều có vẻ như không liên quan đến lý do bạn đến khám bác sĩ.
        • thời gian mà những triệu chứng làm bạn phiền lòng nhất . Ví dụ, những triệu chứng có xu hướng nặng hơn vào một thời điểm nhất định trong ngày, theo mùa, hay khi bạn tiếp xúc với không khí lạnh, phấn hoa hay những yếu tố kích thích khác.
        • .
        Thời gian khám bác sĩ không nhiều, do đó việc chẩn bị trước những câu hỏi sẽ giúp bạn tận dụng tối đa thời gian gặp bác sĩ. Hãy liệt kê những điều cần hỏi theo thứ tự quan trọng, phòng khi bạn hết thời gian khám mà chưa được giải đáp hết. Đối với bệnh hen, bạn có thể hỏi bác sĩ một số câu hỏi cơ bản như sau:

        Ngoài những câu hỏi đã chẩn bị, đừng ngần ngại hỏi thêm khi bạn có điều không rõ trong buổi khám.

        Bạn mong đợi gì khi gặp bác sĩ?

        Bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi. Việc sẵn sàng để trả lời chúng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian để dành cho những điểm bạn muốn tập trung. Những câu hỏi mà bác sĩ có thể hỏi là:

        • XÉT NGHIỆM và CHẨN ĐOÁN

          Khám lâm sàng

          Để loại trừ khả năng mắc các bệnh khác - như viêm nhiễm đường hô hấp hay bệnh phổi tắc nghẹn mạn tính (COPD) - bác sĩ sẽ khám lâm sàng và hỏi những câu hỏi về dấu hiệu và triệu chứng cũng như về các vấn đề sức khỏe khác của bạn.

          Xét nghiệm đo chức năng phổi

          Bạn cũng có thể được đo chức năng phổi để xem không khí đi vào và đi ra khỏi phổi như thế nào khi bạn hít thở. Những xét nghiệm này bao gồm:

            Xét nghiệm này ước tính độ hẹp của các ống phế quản bằng cách đo lượng khí bạn có thể thở ra sau khi hít vào sâu cũng như đo tốc độ mà bạn có thể thở ra.
          Xét nghiệm chức năng phổi thường được thực hiện trước và sau khi dùng Thu*c dãn phế quản, như albuterol (hay sabutamol), để giúp mở rộng đường thở. Nếu chức năng phổi cải thiện sau khi sử dụng Thu*c dãn phế quản, bạn có thể bị hen phế quản với khả năng cao.

          Xét nghiệm bổ sung để chẩn đoán hen phế quản

          Một số xét nghiệm khác giúp chẩn đoán hen suyễn bao gồm:

            Methacholine là một chất kích thích cơn hen mà khi hít vào, nó sẽ gây co thắt nhẹ đường thở. Nếu bạn phản ứng với methacholine, bạn có khả năng bị bệnh hen. Xét nghiệm này có thể được sử dụng ngay cả khi đánh giá chức năng phổi ban đầu của bạn là bình thường.

          hen phế quản được phân loại như thế nào?

          Để phân loại mức độ nặng của bệnh hen, bác sĩ sẽ dựa trên những câu trả lời của bạn về triệu chứng (ví dụ bạn lên cơn hen bao lâu một lần và mức độ của chúng ra sao), cùng với kết quả khám lâm sàng và các xét nghiệm.

          Việc xác định độ nặng của bệnh hen giúp bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất. Độ nặng của bệnh hen thường thay đổi theo thời gian và vì thế việc điều chỉnh phương pháp điều trị là rất cần thiết.

          Bệnh hen được chia làm bốn nhóm chính:

          Phân loại hen

          Dấu hiệu và triệu chứng

          Nhẹ từng đợt

          Triệu chứng nhẹ xảy ra không quá 2 ngày trong một tuần và không quá 2 đêm trong một tháng

          Nhẹ dai dẳng

          Triệu chứng xảy ra nhiều hơn hai lần trong một tuần, nhưng không quá một lần trong ngày

          Trung bình dai dẳng

          Triệu chứng xảy ra mỗi ngày và nhiều hơn 1 đêm trong một tuần

          Nặng dai dẳng

          Triệu chứng xảy ra suốt ngày trong hầu hết các ngày và thường xảy ra về đêm

          ĐIỀU TRỊ

          Điều trị hen phế quản như thế nào?

          Phòng ngừa và kiểm soát lâu dài là chìa khóa để chặn đứng cơn hen trước khi chúng xuất hiện. Điều trị thường liên quan đến việc nhận biết các tác nhân khởi phát cơn hen và thực hiện nhiều bước để tránh tiếp xúc với chúng. Thêm vào đó, bạn cũng cần theo dõi hơi thở của mình để đảm bảo rằng Thu*c trị hen suyễn dùng hàng ngày đang kiểm soát được các triệu chứng. Trong trường hợp cơn hen cấp xảy ra, bạn cần sử dụng Thu*c cắt cơn tác dụng nhanh, như albuterol (hay sabutamol).

          Phương thức điều trị

          Phương thức điều trị phù hợp cho bạn phụ thuộc vào nhiều thứ, bao gồm tuổi tác, triệu chứng, yếu tố kích thích lên cơn suyễn, và những yếu tố khác giúp kiểm soát tốt căn bệnh. Thu*c phòng ngừa và kiểm soát lâu dài sẽ giảm tình trạng viêm đường hô hấp vốn là nguyên nhân gây ra triệu chứng. Thu*c cắt cơn (dãn phế quản) đường hít giúp nhanh chóng dãn rộng đường thở bị tắc ngẹt do phù nề. Trong một số trường hợp, Thu*c chống dị ứng là cần thiết.

          Thu*c kiểm soát hen suyễn dài hạn , thường được dùng hàng ngày, là biện pháp chính trong điều trị hen suyễn. Chúng giúp kiểm soát bệnh hen mỗi ngày và giảm thiểu khả năng lên cơn hen cấp. Những Thu*c điều trị hen dài hạn bao gồm:

            Nhóm Thu*c này bao gồm fluticasone, budesonide, mometasone, ciclesonide, flunisolide, beclomethasone và những loại khác. Bạn có thể cần dùng những Thu*c này trong nhiều ngày đến nhiều tuần trước khi đạt được hiệu quả mong muốn. Không giống như corticosteroid uống, corticoid đường hít ít gây tác dụng phụ hơn và nhìn chung an toàn khi sử dụng lâu dài.
          Thu*c cắt cơn (cấp cứu) tác dụng nhanh được dùng để cải thiện triệu chứng hen suyễn nhanh chóng và trong thời gian ngắn. Thu*c này cũng được dùng trước khi vận động nếu có sự chỉ định của bác sĩ. Một số loại Thu*c cắt cơn bao gồm:

            Thu*c này dùng bằng đường hít, tác dụng làm dãn phế quản nhanh trong vòng vài phút giúp cải thiện triệu chứng trong cơn hen cấp. Thu*c này gồm albuterol, levalbuterol và pirbuterol. Thu*c kích thích beta tác dụng ngắn được dùng bằng ống hít hoặc máy xông khí dung - máy làm Thu*c điều trị hen được phun ra dưới dạng sương mù, giúp cho Thu*c có thể dễ dàng được hít vào phổi qua mặt nạ hay ống thở bằng miệng.
          Nếu bạn lên cơn hen cấp, việc sử dụng Thu*c cắt cơn sẽ cải thiện triệu chứng ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu việc kiểm soát hen suyễn dài hạn có hiệu quả, bạn không cần phải dùng Thu*c cắt cơn thường xuyên. Hãy ghi lại số nhát xịt Thu*c đã sử dụng mỗi tuần. Nếu bạn sử dụng Thu*c cắt hơn nhiều hơn số lần bác sĩ khuyến cáo, hãy đi khám bác sĩ ngay vì bạn có thể cần điều chỉnh phương pháp kiểm soát hen suyễn dài hạn.

          Điều trị dị ứng có thể giúp ích nếu hen khởi phát do yếu tố gây dị ứng. Phương thức điều trị này bao gồm:

            Qua thời gian, những mũi Thu*c giải mẫn cảm giúp giảm dần phản ứng mà hệ miễn dịch tạo ra với những chất gây dị ứng nhất định. Bạn có thể chích liên tục hàng tuần trong vài tháng, sau đó mỗi tháng một lần trong thời gian từ 3 đến 5 năm.
          Nhiệt đông phế quản

          Phương pháp điều trị này được dùng trong hen suyễn nặng không cải thiện với corticosteroid hít hoặc các Thu*c điều trị hen tác dụng dài khác. Nó không còn được sử dụng rộng rãi và áp dụng cho tất cả mọi người. Thông thường, cần tái khám trong ba lần để đốt phế quản bằng điện cực, giúp giảm số lượng cơ trơn ở đường thở. Phương pháp này giúp đường thở không bị siết chặt, làm cho việc thở dễ hơn và có thể giảm số cơn hen cấp.

          Điều trị theo độ nặng để kiểm soát bệnh tốt nhất: Tiếp cận theo phân bậc

          Phương thức điều trị cần phải linh hoạt và dựa trên những thay đổi của triệu chứng được đánh giá trong mỗi lần tái khám. Bác sĩ sẽ điều chỉnh lại điều trị phụ thuộc vào triệu chứng. Ví dụ, nếu hen được kiểm soát tốt, bác sĩ sẽ giảm liều Thu*c. Nếu hen vẫn chưa được kiểm soát tốt hoặc tệ hơn, bác sĩ sẽ tăng liều Thu*c và yếu cầu tái khám thường xuyên hơn.

          Kế hoạch hành động hen

          Hãy hợp tác với bác sĩ để vạch ra kế hoạch hành động hen cụ thể, như khi nào nên dùng Thu*c, khi nào nên tăng hay giảm liều Thu*c dựa trên triệu chứng của bạn. Ngoài ra bạn cũng nên liệt kê các yếu tố kích thích lên cơn và các bước để phòng tránh chúng.

          Bác sĩ cũng có thể khuyên bạn theo dõi những triệu chứng của bệnh hen hoặc sử dụng dụng cụ đo lưu lượng đỉnh thường xuyên để xem độ hiệu quả của điều trị.

          NHỮNG ĐIỀU CHỈNH TRONG CUỘC SỐNG

          Mặc dù nhiều bệnh nhân phải phụ thuộc vào Thu*c điều trị hen để ngăn chặn và cải thiện triệu chứng, bạn có thể tự làm một số việc để duy trì sức khỏe và giảm cơn hen cấp.

          Tránh những yếu tố kích thích cơn hen

          Việc thực hiện từng bước để giảm việc tiếp xúc với những thứ có thể khởi phát triệu chứng hen là chìa khóa trong việc kiểm soát bệnh. Một số thứ có thể giúp ích như:

            Máy điều hòa giúp giảm lượng phấn hoa từ cây cối, hoa cỏ bay vào trong nhà. Máy điều hòa cũng giúp giảm độ ẩm trong phòng và có thể giảm việc tiếp xúc với mạc bụi trong nhà. Nếu bạn không có máy điều hòa, hãy đóng cửa sổ trong mùa có nhiều phấn hoa.
          • c . Hãy chà rửa những nơi như bồn tắm, nhà bếp và những nơi khác trong nhà để nấm không phát triển. Hãy loại bỏ những thứ bị nấm mốc cũng như phát quang cây cối trong sân.
          • ệ sinh nhà thường xuyên . Vệ sinh nhà ít nhất một lần mỗi tuần. Nếu bạn gặp rắc rối với bụi, hãy đeo khẩu trang hoặc nhờ người khác làm vệ sinh.
          Sống khỏe

          Việc chăm sóc sức khỏe bản thân và điều trị các vấn để khác liên quan tới hen sẽ giúp ích trong việc kiểm soát triệu chứng. Ví dụ:

            Việc bị bệnh hen không có nghĩa là bạn phải ít vận động. Việc điều trị có thể phòng ngừa cơn hen cấp và kiểm soát triệu chứng trong quá trình vận động. Việc tập luyện đều đặn giúp tăng cường sức co bóp của tim và hoạt động của phổi, giúp cải thiện triệu chứng của bệnh. Nếu bạn vận động trong thời tiết lạnh, hãy đeo khẩu trang để làm ấm không khí hít vào.
          ĐIỀU TRỊ THAY THẾ

          Một số phương pháp điều trị thay thế có thể giúp cải thiện triệu chứng hen. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng những phương pháp điều trị này không thể thay thế được Thu*c điều trị - đặc biệt nếu bị hen phế quản nặng. Hãy hỏi bác sĩ trước khi dùng bất cứ thảo dược hay thực phẩm chức năng nào, vì chúng có thể tương tác với Thu*c điều trị.

          Một số phương Thu*c thay thế có thể dùng để điều trị hen, nhưng chúng cần được nghiên cứu nhiều hơn để đánh giá hiệu quả cũng ghi lại các tác dụng phụ. Điều trị thay thế hen suyễn bao gồm:

            Một số ví dụ là kỹ thuật thở của Buteyko, phương pháp Papworth và thở trong yoga. Những bài tập này có thể làm giảm liều Thu*c điều trị kiểm soát triệu chứng hen. Các lớp yoga làm tăng cường sức khỏe và giảm stress và cũng giúp ích cho bệnh nhân.
          • hảo dược . Một vài loại thảo dược giúp cải thiện triệu chứng của hen bao gồm butterbur, frankincense và pycnogenol Ấn Độ. Sự phối hợp nhiều loại thảo dược thường được dùng trong các bài Thu*c cổ truyền Trung Hoa, Ấn Độ và Nhật Bản. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu cần được tiến hành để xác định hiệu quả cũng như vai trò của từng thành phần thảo dược lên hen phế quản">bệnh hen phế quản.
          • Omega-3 . Được tìm thấy trong cá, hạt lanh và một số thực phẩm khác, những chất béo này này có thẻ giảm tình trạng viêm vốn gây ra các triệu chứng hen phế quản.
          THÍCH NGHI và HỖ TRỢ

          hen phế quản có thể là một thách thức và gây căng thẳng cho bạn. Đôi lúc bạn cảm thấy thất vọng, giận dữ hoặc trầm cảm vì không thể sinh hoạt như bình thường do phải tránh những yếu tố kích thích trong môi trường. Bạn cũng có thể cảm thấy ức chế vì những triệu chứng cũng như cách thức điều trị phức tạp của căn bệnh.

          Tuy nhiên, hen phế quản không hẳn làm bạn ức chế. Cách tốt nhất để vượt qua sự lo lắng và cảm giác bất lực là am hiểu tình trạng của bạn và kiểm soát bệnh tốt. Sau đây là một vài gợi ý có thể giúp ích:

            . Hãy nghỉ ngơi và tránh những hoạt động làm triệu chứng trở nên tồi tệ.
          • rao đổi với người khác về tình trạng bệnh của bạn . Những phòng chat và trao đổi qua tin nhắn trên internet hay nhóm hỗ trợ trong vùng bạn sống giúp bạn kết nối với những người cùng cảnh và cho bạn thấy rằng mình không đơn độc.
          • hen phế quản, hãy động viên . Hãy chú ý đến những thứ mà con bạn có thể hoặc không thể làm. Hãy tìm sự trợ giúp từ giáo viên, nhân viên y tế của trường, huấn luyện viên thể dục, bạn bè và những người thân khác để giúp để con bạn kiểm soát bệnh.
          PHÒNG CHỐNG

          Hợp tác cùng nhau, bạn và bác sĩ có thể thiết kế một kế hoạch theo từng bước để chung sống với tình trạng hiện tại và ngăn ngừa những cơn hen cấp trong tương lai.

            àm theo kế h oạch hành động hen . Với sự giúp đỡ từ bác sĩ và đội ngũ chăm sóc, hãy viết lên kế hoạch chi tiết cho việc dùng Thu*c và ứng phó với cơn hen cấp. Sau đó, hãy đảm bảo rằng bạn tuân thủ theo kế hoạch đó. hen phế quản là một bệnh tiến triển cần được theo dõi và điều trị thường xuyên. Việc kiểm soát quá trình điều trị có thể giúp bạn cảm thấy cuộc sống thoải mái hơn.
          • phát cơn hen . Một số yếu tố gây dị ứng như phấn hoa, nấm mốc, không khí lạnh và ô nhiễm không khí, đều có thể gây kích thích lên cơn hen cấp. Hãy tìm ra những nguyên nhân làm bệnh hen trở nặng và hãy thực hiện từng bước để tránh những tác nhân đó.
          • biết và điều trị cơn hen cấp sớm . Nếu hành động nhanh chóng, bạn ít có nguy cơ bị cơn hen cấp nặng. Bạn cũng có thể sẽ không cần phải dùng nhiều Thu*c để kiểm soát triệu chứng. Khi kết quả đo lưu lượng đỉnh bị giảm và cảnh báo cơn hen cấp sắp xảy ra, hãy sử dụng Thu*c theo hướng dẫn và ngay lập tức ngừng các hoạt động có thể kích thích lên cơn hen cấp. Nếu triệu chứng không cải thiện, hãy tìm sự trợ giúp y tế theo hướng dẫn trong bản kế hoạch kiểm soát hen.
          • Thu*c theo chỉ định . Đừng vì triệu chứng bệnh cải thiện mà bạn tự ý thay đổi Thu*c không hỏi ý bác sĩ. Tốt hơn hết là nên mang theo Thu*c mỗi lần tái khám để bác sĩ có thể chắc rằng bạn dùng Thu*c đúng chỉ định và xem xét việc chỉnh liều dùng.
          • hú ý khi tăng số lần sử dụng Thu*c cắt cơn . Nếu bạn thấy rằng mình phụ thuộc nhiều vào Thu*c cắt cơn, như là albuterol hay salbutamol, điều đó có nghĩa rằng bệnh hen chưa được kiểm soát. Hãy tái khám ngay để chỉnh lại phương pháp điều trị hiện tại.
          Tài liệu tham khảo

          http://www.mayoclinic.com/health/asthma/DS00021

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-thong-tin-benh-hen-phe-quan-555.html)

Tin cùng nội dung

  • Huyết áp thấp có thể gây ra các triệu chứng chóng mặt và ngất xỉu. Trong những ca bệnh nặng, huyết áp thấp có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Viêm phế quản mạn tính, (viêm phế quản mạn), là tình trạng viêm, (hoặc dễ bị kích thích), của đường thở trong phổi.
  • Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng cây phế quản, hệ thống ống mang khí đến hai lá phổi.
  • Nội soi phế quản (Bronchoscopy) là một thủ thuật giúp chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý đường hô hấp bao gồm phế quản và phổi.
  • Bệnh ung thư, bạn đang muốn tìm hiểu để biết rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị ung thư
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đến bệnh viện khi có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm tiểu phế quản là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp phổ biến ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ. Viêm tiểu phế quản gây tắc nghẽn các đường dẫn khí nhỏ ở phổi
  • Viêm tiểu phế quản là bệnh về đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Một trong các triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản là tình trạng khó thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY