Đau đa cơ dạng thấp là tình trạng rối loạn viêm gây đau và cứng cơ, thường xảy ra ở vai, cổ, cánh tay và vùng bẹn
ĐỊNH NGHĨA
Đau đa cơ
dạng thấp là tình trạng rối loạn viêm gây đau và cứng cơ. Tình trạng đau và cứng cơ thường xảy ra ở vai, cổ, cánh tay và vùng bẹn. Các triệu chứng của đau đa cơ
dạng thấp thường khởi phát nhanh, trong vòng hai tuần.
Hầu hết những bệnh nhân đau đa cơ
dạng thấp có độ tuổi trên 65, bệnh hiếm khi xảy ra ở người dưới 50 tuổi.
Thu*c kháng viêm, chẳng hạn như corticosteroid giúp cải thiện các triệu chứng của đau đa cơ
dạng thấp, nhưng đòi hỏi phải được theo dõi để phát hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng của Thu*c.
Đau đa cơ
dạng thấp liên quan với một tình trạng rối loạn viêm khác là viêm động mạch tế bào khổng lồ (giant cell arteritis). Bệnh này gây đau đầu, rối loạn thị lực, đau hàm và các triệu chứng khác. Hai bệnh này có thể xảy ra đồng thời.
TRIỆU CHỨNG
Triệu chứng của đau đa cơ dạng thấp
Các triệu chứng của đau đa cơ
dạng thấp thường xảy ra ở cả 2 bên của cơ thể (Hình 1), bao gồm:
Đau hoặc nhức vai (thường là triệu chứng đầu tiên)
-
-
-
-
Người bệnh cũng có thể có các triệu chứng toàn thân, bao gồm:
Khi nào đi khám bác sĩ để phát hiện bệnh đau đa cơ dạng thấp?
Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn bị đau, nhức hoặc cứng cơ:
Hình 1 – Các vị trí đau cơ trong đau đa cơ
dạng thấp
NGUYÊN NHÂN
Nguyên nhân bệnh đau đa cơ dạng thấp là gì?
Nguyên nhân của đau đa cơ
dạng thấp chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, có hai yếu tố được cho là tham gia vào sự hình thành bệnh, bao gồm:
Yếu tố di truyền
. Một số gene và thay đổi trong một số gene có thể làm tăng khả năng bị bệnh đau đa cơ dạng thấp.
-
Yếu tố môi trường
. Những đợt đau đa cơ mới xuất hiện có khuynh hướng xảy ra theo chu kỳ và có thể xuất hiện theo mùa. Như vậy, có lẽ có một yếu tố khởi phát bệnh nào đó, chẳng hạn như một loại virus nào đó. Tuy nhiên, chưa có virus cụ thể nào được chứng minh là gây ra đau đa cơ dạng thấp.
Bệnh viêm động mạch tế bào khổng lồ (giant cell arteritis) là gì?
(Hình 2)
Đau đa cơ
dạng thấp và một bệnh khác là viêm động mạch tế bào khổng lồ có nhiều điểm tương đồng. Bệnh viêm động mạch tế bào khổng lồ gây nên tình trạng viêm lớp lót bên trong động mạch, thường nhất là động mạch ở vùng thái dương. Bệnh thường gây ra cảm giác đau đầu, đau hàm, rối loạn thị lực và cảm giác đau vùng da đầu khi sờ vào. Bệnh có thể gây mất thị lực vĩnh viễn.
Đau đa cơ
dạng thấp và bệnh viêm động mạch tế bào khổng lồ thực ra có thể chỉ là một bệnh nhưng có những biểu hiện khác nhau. Giữa chúng có nhiều tương quan:
Có đến 30% người bị đau đa cơ dạng thấp cũng có thể bị bệnh viêm động mạch tế bào khổng lồ.
- dạng thấp.
Hình 2 – Viêm động mạch tế bào khổng lồ - Động mạch vùng thái dương bị viêm, sưng to
YẾU TỐ NGUY CƠ
Yếu tố nguy cơ của bệnh đau đa cơ
dạng thấp bao gồm:
Tuổi
. Đau đa cơ dạng thấp hầu như chỉ gặp ở người lớn tuổi. Độ tuổi khởi phát bệnh trung bình là 70 tuổi.
-
Giới
. Nữ giới có khả năng mắc bệnh cao khoảng gấp hai lần nam giới.
-
Chủng tộc
. Người gốc Bắc Âu dễ bị đau đa cơ dạng thấp hơn những chủng tộc khác. Người dân sống ở Trung Đông và các nước châu Á có tỉ lệ mắc bệnh thấp nhất.
BIẾN CHỨNG
Biến chứng của bệnh đau đa cơ dạng thấp
Các triệu chứng của đau đa cơ
dạng thấp có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt hằng ngày. Tình trạng đau và cứng cơ có thể gây khó khăn khi thực hiện các động tác:
Ra khỏi giường, đứng lên sau khi đang ngồi trên ghế hoặc xuống xe ôtô
-
-
Các biến chứng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân, giao tiếp xã hội, hoạt động thể chất, giấc ngủ và tình trạng sức khỏe chung (tổng trạng).
CHUẨN BỊ CHO BUỔI KHÁM BÁC SĨ
Bạn cần chuẩn bị gì cho buổi khám bác s
Nếu bạn đang bị đau, nhức hoặc cứng khớp hoặc cơ, trước tiên bạn nên gặp bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu (bác sĩ gia đình). Sau đó có thể bạn sẽ được chuyển đến khám bác sĩ chuyên khoa về tình trạng viêm hệ cơ xương khớp (bác sĩ thấp học).
Bởi vì buổi khám bệnh thường hạn chế về thời gian, nhưng bạn lại cần trao đổi nhiều thông tin, nên bạn cần tự chuẩn bị trước khi đến khám. Các thông tin sau đây có thể giúp bạn sẵn sàng và biết bác sĩ có thể hỗ trợ gì cho bạn.
Những gì bạn có thể làm:
Cần biết được những điều cần kiêng cữ trước khi khám
. Khi đặt lịch hẹn, hãy hỏi tất cả những gì bạn cần làm trước khi khám, chẳng hạn như việc kiêng cữ ăn uống.
-
Viết ra giấy tất cả các triệu chứng bạn đang gặp phải,
bao gồm cả những triệu chứng có vẻ không liên quan đến lý do bạn đến khám.
-
Ghi lại thông tin cá nhân chính
, bao gồm bất kỳ sự kiện quan trọng nào gây stress hoặc làm thay đổi cuộc sống gần đây của bạn. Việc ghi lại tên và thông tin liên lạc của bác sĩ đã khám trước đó cho bạn cũng rất có giá trị.
-
Ghi danh sách tất cả các loại Thu*c bạn đang dùng
, chẳng hạn vitamin và các Thu*c bổ sung, cùng với liều lượng mỗi của nó mỗi ngày.
-
Đi khám cùng người thân hoặc bạn bè nếu được
. Ngoài việc hỗ trợ thêm, họ có thể ghi lại thông tin từ bác sĩ hoặc nhân viên y tế trong buổi khám bệnh..
-
Viết ra câu hỏi để hỏi bác sĩ
.
Thời gian buổi khám bệnh có hạn, nên việc chuẩn bị một danh sách các câu hỏi có thể giúp bạn tận dụng tối đa thời gian. Đối với bệnh đau đa cơ
dạng thấp, một số câu hỏi cơ bản để hỏi bác sĩ như sau:
Nguyên nhân nào gây ra các triệu chứng của tôi?
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Ngoài những câu hỏi mà bạn đã chuẩn bị để hỏi bác sĩ, đừng ngần ngại đặt thêm câu hỏi khác.
Những gì bác sĩ có thể hỏi bạn khi khám bệnh đau đa cơ dạng thấp
Bác sĩ có thể sẽ hỏi bạn một số câu hỏi. Bạn hãy chuẩn bị câu trả lời.
XÉT NGHIỆM VÀ CHẨN ĐOÁN
Bằng việc hỏi bạn các triệu chứng, thăm khám và làm các xét nghiệm, bác sĩ có thể xác định nguyên nhân gây đau và cứng cơ.
Thăm khám
Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để đánh giá về tình trạng sức khỏe tổng quát của bạn, xác định các nguyên nhân có thể có hoặc loại trừ một số bệnh. Bác sĩ sẽ vận động nhẹ nhàng đầu và chân tay của bạn để đánh giá mức độ hạn chế vận động do các triệu chứng của bạn gây ra.
Xét nghiệm máu
Một y tá hoặc trợ lý sẽ lấy một mẫu máu của bạn và gửi tới phòng xét nghiệm để làm các xét nghiệm bác sĩ yêu cầu. Thông thường, bác sĩ sẽ yêu cầu làm công thức máuvà các xét nghiệm đánh giá tình trạng viêm, nhưng bác sĩ cũng có thể đề nghị các xét nghiệm bổ sung để loại trừ các bệnh có triệu chứng tương tự như đau đa cơ
dạng thấp.
Các xét nghiệm giúp ích trong chẩn đoán đau đa cơ
dạng thấp bao gồm:
Tốc độ lắng máu
, là xét nghiệm đo khoảng cách các tế bào hồng cầu lắng xuống ống nghiệm trong một giờ. Nó đo lường gián tiếp mức độ viêm – các tế bào hồng cầu lắng càng sâu thì phản ứng viêm càng mạnh. Tốc độ máu lắng tăng vì các hồng cầu bị biến đổi tính chất do viêm.
-
C-reactive protein (CRP)
, là xét nghiệm đo nồng độ protein phản ứng C trong máu. Nồng độ protein phản ứng C cao phản ánh tình trạng viêm tăng.
Chẩn đoán hình ảnh
Bác sĩ có thể dùng hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) hoặc siêu âm để kiểm tra tình trạng viêm mô mềm trong khớp vai và khớp háng nhằm hỗ trợ chẩn đoán đau đa cơ
dạng thấp. Những xét nghiệm hình ảnh học này cũng có thể giúp xác định hoặc loại trừ các nguyên nhân khác gây ra các triệu chứng tương tự. Hình ảnh siêu âm sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh, trong khi MRI dựa trên sóng radio và từ trường. Không có xét nghiêm nào trong 2 xét nghiệm trên làm bạn bị ảnh hưởng bởi tia phóng xạ.
Tầm soát bệnh viêm động mạch tế bào khổng lồ
Bác sĩ sẽ theo dõi triệu chứng có thể gợi ý khởi đầu bệnh viêm động mạch tế bào khổng lồ.
Hãy báo cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn gặp bất cứ triệu chứng nào sau đây:
Cơn đau đầu mới xuất hiện, bất thường hoặc dai dẳng
-
-
-
Nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh viêm động mạch tế bào khổng lồ, họ sẽ đề nghị sinh thiết một động mạch ở một trong 2 vùng thái dương của bạn. Thủ tục này cần gây tê tại chỗ, cắt một mẫu nhỏ động mạch, sau đó đem đến phòng xét nghiệm để tìm các dấu hiệu viêm.
ĐIỀU TRỊ
Thời gian điều trị bệnh đau đa cơ dạng thấp
Điều trị có thể mất một năm hoặc hơn, nhưng hầu hết bệnh nhân đau đa cơ
dạng thấp sẽ cảm thấy tốt hơn sau đợt điều trị đầu tiên. Bạn sẽ nhận thấy điều này sau vài ngày điều trị. Tuy nhiên, một số người có thể bị tái phát và cần điều trị thêm.
Corticosteroid có dùng để điều trị đau đa cơ dạng thấp
Đau đa cơ
dạng thấp thường được điều trị với liều thấp corticosteroid đường uống, chẳng hạn như prednisone. Bắt đầu điều trị với một liều 10 đến 20 mg một ngày.
Giảm đau và cứng cơ sẽ xảy ra trong vòng hai hoặc ba ngày đầu tiên. Nếu bạn không cảm thấy tốt hơn trong một vài ngày, thì có khả năng bạn không bị đau đa cơ
dạng thấp. Trong thực tế, việc đáp ứng với Thu*c cũng là một trong những cách có thể xác định chẩn đoán.
Sau 2-3 tuần đầu điều trị, bác sĩ có thể giảm dần liều Thu*c, tùy thuộc vào triệu chứng và kết quả xét nghiệm tốc độ lắng máu và C-reactive protein (CRP). Mục đích là để duy trì liều thấp nhất có thể mà không làm các triệu chứng khởi phát. Hầu hết người bị đau đa cơ
dạng thấp cần phải tiếp tục điều trị corticosteroid trong một đến hai năm. Bạn cần thường xuyên đi khám để được theo dõi diễn tiến kết quả điều trị và bất kỳ tác dụng phụ nào gặp phải.
Giảm liều Thu*c quá nhanh có nhiều khả năng gây tái phát triệu chứng. Khoảng hơn 20% bệnh nhân có thể bị tái phát khi giảm liều corticosteroid. Khoảng 10% bệnh nhân chấm dứt điều trị corticosteroid thành công sẽ bị tái phát trong vòng 10 năm sau đợt điều trị đầu tiên.
Theo dõi tác dụng phụ khi điều trị đau đa cơ dạng đau thấp
Sử dụng corticoid lâu dài có thể dẫn đến một số tác dụng phụ nghiêm trọng. Bác sĩ sẽ theo dõi bạn để phát hiện các triệu chứng nguy cơ. Bác sĩ có thể điều chỉnh liều Thu*c và chỉ định các phương pháp điều trị khác để kiểm soát các tác dụng phụ do corticosteroid.
Các tác dụng phụ bao gồm:
Tăng cân
. Đây là tác dụng phụ thường gặp nhất của điều trị bằng corticosteroid
-
Loãng xương
. Tình trạng giảm mật độ xương và suy yếu xương, làm tăng nguy cơ gãy xương.
-
Huyết áp cao (tăng huyết áp)
. Tình trạng này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
-
Cholesterol cao
. Tình trạng này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
-
Đái tháo đường (tiểu đường)
. Nồng độ đường trong máu cao kéo dài có thể gây tổn thương các cơ quan khác nhau.
-
Đục thủy tinh thể
. Hiện tượng đục thấu kính trong mắt bạn làm giảm thị lực.
Canxi và vitamin D bổ sung gì cho điều trị bệnh đau đa cơ dạng thấp
Bác sĩ có thể kê toa canxi và vitamin D bổ sung hàng ngày để giúp ngăn ngừa loãng xương gây ra do điều trị corticosteroid. Viện Thấp khớp Hoa Kỳ khuyến cáo liều hàng ngày sau đây cho bất cứ ai dùng corticosteroid trong hơn ba tháng:
1.000 đến 1.200 milligrams (mg) canxi
-
Những loại Thu*c khác điều trị đau đa cơ dạng thấp
Một số loại Thu*c khác đang được nghiên cứu để sử dụng trong đau đa cơ
dạng thấp, bao gồm:
Methotrexate
. Thu*c ức chế miễn dịch này có thể giúp giảm liều corticosteroid, có thể giúp bảo tồn khối lượng xương. Nó thường được sử dụng dài hạn, trong một năm hoặc nhiều hơn.
-
Thu*c kháng TNF
. TNF là viết tắt của tumor necrosis factor, tức là yếu tố hoại tử khối u. Nó là một chất gây viêm. Thu*c này gây ức chế và làm giảm các chất gây viêm. Kết quả nghiên cứu về việc sử dụng các loại Thu*c này trong đau đa cơ dạng thấp còn chưa rõ ràng, nhưng chúng có thể rất hữu ích cho những người không thể dùng corticosteroid, chẳng hạn như những người bị bệnh đái tháo đường hoặc loãng xương.
Vật lý trị liệu bệnh đau đa cơ dạng thấp
Bác sĩ có thể đề nghị vật lý trị liệu để giúp bạn lấy lại sức mạnh, sự phối hợp và khả năng thực hiện công việc hàng ngày sau một thời gian dài bị hạn chế hoạt động.
LỐI SỐNG VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ
Điều trị đau đa cơ dạng thấp tại nhà có hiệu quả
Lựa chọn lối sống lành mạnh có thể giúp bạn kiểm soát các tác dụng phụ có thể của liệu pháp corticosteroid:
Chế độ ăn uống lành mạnh
. Một chế độ ăn các loại trái cây, rau, ngũ cốc, thịt và ít chất béo và các sản phẩm từ sữa. Hạn chế muối trong ăn uống để ngăn chặn hiện tượng giữ nước và tăng huyết áp.
-
Tập thể dục thường xuyên
. Nhờ bác sĩ hướng dẫn các bài tập thể dục thích hợp cho bạn để duy trì một cân nặng khỏe mạnh và làm mạnh xương và cơ.
-
Sử dụng các thiết bị hỗ trợ
. Sử dụng xe đẩy hành lý và hàng tạp hóa, tay cầm tắm và các thiết bị hỗ trợ khác để giúp làm cho công việc hàng ngày dễ dàng hơn. Mang giày gót thấp để giảm thiểu nguy cơ té ngã. Nói chuyện với bác sĩ về việc sử dụng một cây gậy hoặc dụng cụ hỗ trợ khi đi bộ khác để tránh chấn thương.
THÍCH NGHI VÀ CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ
Làm thế nào để thích nghi điều trị tốt bệnh đau đa cơ dạng thấp
Mặc dù bạn sẽ cảm thấy tốt hơn ngay sau khi bắt đầu điều trị, nhưng bạn có thể bực bội khi phải uống Thu*c hàng ngày, đặc biệt là Thu*c có khả năng gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng như vậy. Hãy hỏi ý kiến các đội chăm sóc sức khỏe để biết cách sống chung với việc dùng corticosteroid. Tìm hiểu các cách để khỏe mạnh hơn trong khi đang dùng corticosteroid từ các nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn. Bác sĩ có thể biết các đội chăm sóc sức khỏe như vậy tại khu vực bạn sống. Trò chuyện và chia sẻ kinh nghiệm với những người bệnh có cùng bệnh như bạn sẽ rất có ích và là nguồn động viên lớn cho bạn.
Tài liệu tham khảo
http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/polymyalgia-rheumatica/basics/definition/con-20023162