Xét nghiệm và chẩn đoán hôm nay

Xét nghiệm là một trong những kỹ thuật y học chẩn đoán thuộc khối cận lâm sàng. Khoa xét nghiệm có nhiệm vụ vận hành và sử dụng các trang thiết bị xét nghiệm, ứng dụng kiến thức khoa học y tế phối hợp với các kỹ thuật y tế dự phòng để hỗ trợ trong việc chẩn đoán và điều trị của khối lâm sàng. Có 2 chuyên khoa xét nghiệm y học là: Khoa Xét nghiệm hoá sinh và Xét nghiệm vi sinh.

Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy

Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.

Chức năng của thận là gì?

Thận điều chỉnh lượng nước và muối trong cơ thể. Hai quả thận làm điều này bằng cách lọc máu qua hàng triệu cấu trúc nhỏ được gọi là đơn vị chức năng của thận (nephron). Thận cũng đưa một số loại chất thải ra khỏi cơ thể. Nước tiểu được tạo thành từ lượng nước dư thừa, muối và các chất đã được thải qua thận xuống bàng quang.

Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy

Các xét nghiệm máu thường quy để kiểm tra hoạt động của thận bao gồm việc đo nồng độ urea (urê), creatinine và một số loại muối hòa tan trong máu.

Urea. Urea là một sản phẩm hay “chất thải” tạo ra từ sự phân hủy của protein, thường được lọc qua nước tiểu. Nồng độ urea trong máu cao là một dấu hiệu cho thấy thận có thể không hoạt động tốt, hoặc bạn đang bị mất nước.

Creatinine. Creatinine là một sản phẩm thải ra từ cơ, đi vào máu và thường được lọc qua nước tiểu. Nồng độ creatinine trong máu cao là dấu hiệu cho thấy thận có thể không hoạt động tốt. Creatinine thường phản ánh chức năng thận chính xác hơn urea.

Độ lọc cầu thận ước tính (eGFR) . Mặc dù mức creatinine trong máu là một chỉ số hữu ích phản ánh chức năng thận, eGFR là thước đo chính xác hơn. Mức creatinine trong máu có thể được sử dụng để ước tính eGFR khi có các thông tin về tuổi tác, giới tính và chủng tộc. Con số này thường được tính bằng máy tính và báo cáo kèm theo xét nghiệm creatinine máu. Chỉ số bình thường của eGFR là 90-120 ml/phút. Chỉ số eGFR dưới 60 ml/phút gợi ý rằng thận đã bị tổn thương. Chỉ số eGFR càng thấp, mức độ tổn thương thận càng nghiêm trọng.

Muối hòa tan . Muối hòa tan thường được đo là sodium (natri), potassium (kali), cloride (clorua) và bicarbonate. Đôi khi chúng được gọi là chất điện giải. Nồng độ trong máu của bất kỳ loại muối hòa tan nào không bình thường đều có thể là do thận có vấn đề. Tuy nhiên một số bệnh khác cũng có thể làm thay đổi sự cân bằng muối trong máu.

Ai cần đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy?

Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện khi:

    Khám sức khỏe tổng quát.

Các xét nghiệm chức năng thận khác

Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy thường được sử dụng để đánh giá chức năng thận. Tuy nhiên, một kết quả xét nghiệm máu bất thường không thể nói lên nguyên nhân gây suy giảm chức năng thận. Trong trường hợp đó, bạn có thể cần làm thêm các xét nghiệm khác như xét nghiệm nước tiểu, chụp X -quang, sinh thiết thận, hoặc các loại xét nghiệm máu khác.

Tài liệu tham khảo

http://www.patient.co.uk/health/routine-kidney-function-blood-test
http://www.unckidneycenter.org/kidneyhealthlibrary/glomerulardisease.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-do-chuc-nang-than-bang-xet-nghiem-mau-thuong-quy-484.html)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Tài liệu này đựơc biên soạn tiếp theo Tài liệu hướng dẫn tập vận động cho bệnh nhân yếu nửa người giai đoạn sớm, nhằm mục đích cung cấp cho bệnh nhân và người nhà những thông tin cần thiết cũng như cách tập luyện tại nhà sau khi bệnh nhân được xuất viện
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY