Ngoại Hô hấp hôm nay

Khoa Ngoại hô hấp giữ chức năng chẩn khám và điều trị các bệnh lý về hô hấp với các biện pháp can thiệp ngoại khoa, được thực hiện bởi các chuyên gia Lao Phổi và phẫu thuật lồng ngực. Các bệnh lý phổ biến của khoa Ngoại hô hấp như: lao phổi nặng, ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính,...

Hô hấp ký Đo chức năng hô hấp

Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
Hô hấp ký là một phép đo chức năng hô hấp, giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.

Lưu ý : các thông tin dưới đây chỉ là hướng dẫn chung. Việc chuẩn bị và thực hiện có thể khác nhau giữa các bệnh viện. Luôn theo những chỉ dẫn của bác sĩ hoặc bệnh viện địa phương của bạn.

Hô hấp ký là gì?

Hô hấp ký là phương pháp đo chức năng hô hấp phổ biến nhất trong các xét nghiệm thăm dò chức năng phổi. Xét nghiệm này dùng để đánh giá phổi của bạn hoạt động như thế nào thông qua việc hít vào và thở ra. Một số các bệnh về phổi như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD - chronic obstructive pulmonary disease), hen phế quản, xơ phổi và bệnh xơ nang,….có thể ảnh hưởng đến việc hít vào và thở ra của bạn (Xem thêm các bài báo viết về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, xơ phổi và xơ nang để biết thêm chi tiết)

Có nhiều thiết bị đo hô hấp ký được sản xuất bởi các công ty khác nhau, nhưng cách thức hoạt động thì tương tự nhau. Tất cả các thiết bị này đều có một ống thổi để bạn dùng thổi vào máy. Bác sĩ sẽ cho chỉ định đo hô hấp ký khi bệnh nhân có những triệu chứng nghi ngờ về phổi và lồng ngực. Trong bệnh viện, các máy phế dung kế thì phức tạp và tốn kém hơn, và có thể cho kết quả chi tiết hơn.

Xét nghiệm này được thực hiện như thế nào?

Trước khi làm, bạn được đo chiều cao và cân nặng. Khi đo bạn cần phải thổi vào máy hô hấp ký. Trước tiên bạn ngậm môi xung quanh ống thổi, hít sâu vào sau đó thổi ra mạnh nhất có thể tới khi không thổi thêm khí được nữa. Quá trình này mất vài giây. Để đánh giá thêm về chức năng phổi, kỹ thuật viên đo có thể yêu cầu bạn hít sâu vào sau đó thở ra chậm hết sức có thể tùy thuộc vào mục đích chuẩn đoán.

Trong quá trình đo, kỹ thuật viên kẹp mũi của bạn bằng một cái kẹp mũi mềm để đảm bảo rằng bạn không thở ra đường mũi. Kỹ thuật viên có thể thực hiện lặp lại hơn ba lần để kiểm tra xem kết quả đọc được có giống nhau ở mỗi lần thổi.

Các thông số giá trị khi đo chức năng hô hấp bằng hô hấp ký?

Máy hô hấp ký đo được thể tích và tốc độ dòng khí bạn hít vào và thở ra. Các thông số máy ghi nhận được bao gồm:

    Thể tích khí thở ra gắng sức trong 1 giây đầu tiên (Forced expiratory volume in one second - FEV1). Đây là thể tích không khí mà bạn có thể thổi ra trong vòng một giây đầu tiên của thì thở ra. Bình thường bạn thường có thể thổi ra hầu hết không khí ra khỏi phổi trong vòng một giây.

Những kết quả đo được thể hiện điều gì?

Một kết quả đo chức năng hô hấp bằng hô hấp ký thường được thể hiện như sau:

Kết quả hô hấp ký bình thường

Một kết quả hô hấp ký bình thường sẽ thay đổi phụ thuộc vào độ tuổi, thể trạng, chủng tộc và giới tính. Giới hạn bình thường được thể hiện trên biểu đồ, và bác sĩ tham khảo biểu đồ này khi họ đánh giá kết quả đo của bạn.

Hội chứng tắc nghẽn

Gặp trong tình trạng hẹp hay tắc nghẽn đường hô hấp. Nguyên nhân chính gây nên hội chứng tắc nghẽn khi đo phế dung là hen phế quản và COPD. Vì thế, đo hô hấp ký có thể giúp chẩn đoán tình trạng bệnh.

Nếu đường hô hấp bị hẹp hay tắc nghẽn, nó sẽ làm cho lượng không khí bạn thở ra nhanh giảm xuống. Vì vậy, chỉ số FEV1 sẽ giảm và tỷ lệ FEV1/FVC là thấp hơn so với bình thường. Theo quy ước, hội chứng tắc nghẽn xảy ra khi:

Chỉ số FEV1/FVC thấp hơn 0,7, Chỉ số FEV1 có thể ít hơn 80% của giá trị dự đoán. Trong khi chỉ số FVC thường là bình thường hoặc gần bình thường.

Đánh giá sau thử Thu*c giãn phế quản – test dãn phế quản. Kết quả đo hô hấp ký cải thiện nếu đường hô hấp bị hẹp trở nên rộng hơn sau khi xịt Thu*c. Ở bệnh nhân COPD, bác sĩ thường dung chỉ số FEV1 sau thử Thu*c để đánh giá mức độ tắc nghẽn.Đối với bệnh lý hen phế quản, thường kết quả sau thử Thu*c giãn phế quản cải thiện đáng kế, tuy nhiên ở bệnh COPD thường đáp ứng cải thiện kém.

Theo một số hướng dẫn, các giá trị sau đây giúp chẩn đoán mức độ tắc nghẽn khi đo hô hấp ký:

Hội chứng hạn chế khi đo hô hấp ký

Hội chứng hạn chế khi đo hô hấp ký, phản ánh gián tiếp qua chỉ số FVC thấp hơn so với giá trị dự đoán. Hội chứng này thường thấy ở nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau ảnh hưởng đến mô phổi, hoặc khả năng của phổi khi giãn ra và giữ một lượng khí. Những tình trạng này là do xơ hóa hay sẹo phổi làm cản trở quá trình hít thở. Một số dị tật trong quá trình phát triển của phổi cũng có thể gây ra khiếm khuyết hạn chế này. Chỉ số FEV1 cũng sẽ bị giảm xuống, nhưng đây là do tương ứng với FVC giảm. Vì vậy, khi bị hội chứng hạn chế tỷ lệ FEV1/FVC là bình thường.

Sự kết hợp hội chứng tắc nghẽn và hội chứng hạn chế khi đo hô hấp ký

Trong trường hợp này bạn có thể có hai tình trạng - ví dụ, bệnh hen phế quản cộng với một rối loạn phổi khác. Ngoài ra, một số tình trạng phổi có dấu hiệu của cả hội chứng tắc nghẽn và hội chứng hạn chế. Ví dụ: ở bệnh xơ nang (cystic fibrosis) , có rất nhiều chất nhầy trong đường hô hấp, gây hẹp đường hô hấp (thể hiện phần tắc nghẽn), và gây tổn thương mô phổi (thể hiện phần gây hạn chế).

Đo hô hấp ký có giống với máy đo lưu lượng đỉnh không (peak flow)?

Không. Một máy đo lưu lượng đỉnh là một thiết bị nhỏ để đo tốc độ không khí mà bạn có thể thổi ra nhanh khỏi phổi. Giống như đo hô hấp ký, nó có thể phát hiện hẹp đường hô hấp. Nó thuận tiện hơn đo hô hấp ký và thường được sử dụng để giúp chẩn đoán hen phế quản. Nhiều người bị bệnh hen phế quản cũng sử dụng máy đo lưu lượng đỉnh để theo dõi bệnh. Đối với những người bị COPD, đọc lưu lượng đỉnh có thể đưa ra chẩn đoán sơ bộ về chứng hẹp đường hô hấp, nhưng nó có thể đánh giá không đúng về độ nghiêm trọng của bệnh COPD. Do đó, đo hô hấp ký vẫn là xét nghiệm chính xác hơn để chẩn đoán và theo dõi những người bị COPD.

Trước khi đo hô hấp ký cần chuẩn bị những gì?

Làm theo các hướng dẫn trước khi đo hô hấp ký ở cơ sở xét nghiệm mà bạn được đo xét nghiệm này. Các hướng dẫn có thể bao gồm những điều như: không sử dụng Thu*c hít hoặc uống có tác dụng làm giãn phế quản trong một thời gian định sẵn trước khi tiến hành xét nghiệm (một vài giờ hoặc nhiều hơn, tùy thuộc vào loại Thu*c hít). Ngoài ra, không được dùng rượu, ăn quá no, hoặc tập thể dục mạnh trong một vài giờ trước khi xét nghiệm. Tốt nhất, bạn không nên hút Thu*c trong vòng 24 giờ trước khi xét nghiệm.

Đo hô hấp ký có thể gặp những nguy cơ gì?

Đo hô hấp ký là một xét nghiệm có nguy cơ rất thấp (ít gây hại). Tuy nhiên, việc thổi ra mạnh có thể làm tăng áp lực trong lồng ngực, bụng và mắt. Vì vậy, không nên tiến hành đo hô hấp ký nếu bệnh nhân có các tình trạng sau đây:

    Đau thắt ngực không ổn định.

Thử nghiệm đảo ngược - Test đáp ứng Thu*c giãn phế quản

Thử nghiệm đảo ngược được thực hiện trong những trường hợp kết quả chẩn đoán phổi không rõ ràng. Đối với thử nghiệm này, bạn sẽ được yêu cầu đo hô hấp ký. Sau đó, bạn sẽ được xịt thêm một loại Thu*c có thể giãn đường hô hấp. Lần đo hô hấp ký sau đó được thực hiện sau khoảng 20- 30 phút. Mục đích của việc này là để xem đường hô hấp của bạn mở rộng hơn khi dùng Thu*c hay không. Nói chung, bệnh hen phế quản thường có đáp ứng cải thiện sự tắc nghẽn đường hô hấp so với COPD.

Một số lưu ý

Sự hợp tác của bạn trong quá trình đo hô hấp ký là cần thiết để đạt được kết quả chính xác. Việc ngậm ống đo hô hấp ký không kín có thể gây sai lệch kết quả và không thể diễn giải được kết quả. Không được hút Thu*c lá trước khi đo.

Tài liệu tham khảo

http://www.patient.co.uk/health/spirometry-leaflet

Spirometry for health care providers: http://www.goldcopd.org/uploads/users/files/GOLD_Spirometry_2010.pdf
Thăm dò chức năng hô hấp trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý hô hấp – Chương trình đào tạo y khoa liên tục Đại học Y Dược Tp.HCM 2012

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-ho-hap-ky-do-chuc-nang-ho-hap-478.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY