Xét nghiệm và chẩn đoán hôm nay

Xét nghiệm là một trong những kỹ thuật y học chẩn đoán thuộc khối cận lâm sàng. Khoa xét nghiệm có nhiệm vụ vận hành và sử dụng các trang thiết bị xét nghiệm, ứng dụng kiến thức khoa học y tế phối hợp với các kỹ thuật y tế dự phòng để hỗ trợ trong việc chẩn đoán và điều trị của khối lâm sàng. Có 2 chuyên khoa xét nghiệm y học là: Khoa Xét nghiệm hoá sinh và Xét nghiệm vi sinh.

Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận

Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
Chức năng của thận có thể bị ảnh hưởng bởi một số bệnh tật hay trạng thái cơ thể nhất định hoặc tác dụng của một số loại Thu*c. Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.

Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận là như thế nào?

Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận được sử dụng để đánh giá thận của bạn hoạt động có tốt hay không bằng cách đo lường lượng máu được lọc bởi thận trong một khoảng thời gian kiểm tra nhất định (đo một cách gián tiếp thông qua việc đánh giá độ thanh lọc của một số chất trong máu như creatinine, inuline, ure). Trong cấu trúc thận, các cầu thận là bộ phận chức năng làm nhiệm vụ lọc máu nên xét nghiệm có tên là Đánh giá độ lọc cầu thận. Trường hợp cầu thận không thực hiện được đầy đủ chức năng lọc máu sẽ dẫn đến sự suy giảm chức năng của thận.

Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận thường được thực hiện thông qua kỹ thuật đo lượng creatinine trong máu. Creatinine là sản phẩm được tạo ra trong quá trình vận động của cơ bắp. Thông thường, thận sẽ thực hiện việc lọc bỏ thành phần creatinine này ra khỏi máu. Tuy nhiên, nếu hai quả thận hoạt động không tốt sẽ dẫn đến lượng creatinine còn tồn dư trong máu cao. Do tình trạng hoạt động của thận còn bị tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó có trạng thái của cơ thể, nên để đảm bảo độ chính xác, kết quả xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận được tính toán theo công thức dựa trên kết quả đo lượng creatinine trong máu và xem xét cùng với các yếu tố về tuổi tác, giới tính của người được xét nghiệm.

Các giai đoạn chức năng của thận

Dựa vào kết quả xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận và các đặc điểm cơ thể khác, hoạt động chức năng của thận được chia làm 5 giai đoạn:

Các giai đoạn của bệnh thận mạn

eGFR (ml/phút/1.73 m2)

Giai đoạn 1 : Kết quả xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận cho thấy thận hoạt động bình thường nhưng người được xét nghiệm đã nhận biết thấy có các triệu chứng, dấu hiệu bệnh tật hoặc tổn thương ở thận. Ví dụ: có xuất hiện máu trong nước tiểu hoặc nồng độ protein cao trong nước tiểu, hiện tượng bất thường hay triệu chứng viêm thận,…

>= 90

Giai đoạn 2 : Chức năng của thận suy giảm nhẹ và người được xét nghiệm đã nhận thấy các triệu chứng thận có dấu hiệu bệnh tật hoặc tổn thương.

Kết quả đánh giá độ lọc cầu thận từ 60-89 nhưng không đi kèm với việc xuất hiện các triệu chứng thận có dấu hiệu bệnh tật hoặc tổn thương thì chưa được kết luận là có triệu chứng bị bệnh thận mạn.

60 - 89

Giai đoạn 3 : Giai đoạn độ suy giảm chức năng thận trung bình (Đi kèm hoặc không đi kèm với việc người được xét nghiệm đã xác định có bệnh về thận. Ví dụ: người già bị suy giảm chức năng thận với tình trạng bệnh thận cụ thể chưa được xác định)

45 - 59 (3A)
30 - 44 (3B)

Giai đoạn 4 : suy giảm nghiêm trọng chức năng thận (Đi kèm hoặc không với bệnh thận đã được biết)

15 - 29

Giai đoạn 5 : suy giảm đặc biệt nghiêm trọng chức năng thận. Trường hợp này đôi khi còn được gọi là suy thận giai đoạn cuối.

< 15


Ghi chú: Kết quả xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận sẽ không còn chính xác trong trường hợp người được xét nghiệm có số lượng cơ bắp hoạt động bất thường hoặc có tình trạng ảnh hưởng đến nồng độ creatinine trong máu như các trường hợp sau:

Xem thêm

Tài liệu tham khảo

http://www.patient.co.uk/health/estimated-glomerular-filtration-rate

Trần Thị Bích Hương. Xét nghiệm cơ bản trong thận học. Trong: Đặng Vạn Phước, Châu Ngọc Hoa, chủ biên. Triệu chứng học nội khoa. TP Hồ Chí Minh: NXB Y Học; 2009. tr. 178)

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-xet-nghiem-danh-gia-do-loc-cau-than-465.html)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Chụp CT scan đánh giá vôi hóa mạch vành là phương pháp thăm dò nhằm tìm những đốm canxi, hay sự vôi hóa trên thành của động mạch vành nuôi tim
  • Hãy dùng danh sách các câu hỏi dưới đây để giúp bạn đánh giá một nơi ở thích hợp cho người cao tuổi, chẳng hạn như nhà dưỡng lão, hay nhà dành cho người cao tuổi tích cực,...
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY