Xét nghiệm và chẩn đoán hôm nay

Xét nghiệm là một trong những kỹ thuật y học chẩn đoán thuộc khối cận lâm sàng. Khoa xét nghiệm có nhiệm vụ vận hành và sử dụng các trang thiết bị xét nghiệm, ứng dụng kiến thức khoa học y tế phối hợp với các kỹ thuật y tế dự phòng để hỗ trợ trong việc chẩn đoán và điều trị của khối lâm sàng. Có 2 chuyên khoa xét nghiệm y học là: Khoa Xét nghiệm hoá sinh và Xét nghiệm vi sinh.

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu và phết máu

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu có thể được sử dụng để phát hiện bệnh thiếu máu và một số bệnh liên quan đến máu khác. Phết máu là xét nghiệm được thực hiện bằng cách quan sát các tế bào máu dưới kính hiển vi.
xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu là một xét nghiệm được thực hiện thường quy, có thể được sử dụng để phát hiện bệnh thiếu máu và một số bệnh liên quan đến máu khác. Phết máu là xét nghiệm được thực hiện bằng cách quan sát các tế bào máu dưới kính hiển vi.

Thành phần cấu tạo của máu

Huyết tương , phần dịch lỏng trong máu, chiếm khoảng 60% thể tích máu. Huyết tương được cấu tạo chủ yếu từ nước, nhưng có chứa nhiều loại protein khác nhau và các hợp chất khác như các hormone, các kháng thể, các enzyme, đường, các hạt chất béo, muối,…

Các tế bào máu , có thể quan sát được dưới kính hiển vi, chiếm khoảng 40% thể tích máu còn lại. Các tế bào máu được sản xuất trong tủy xương từ các tế bào ‘gốc’ máu. Có 3 loại tế bào máu chính:

    Hồng cầu : Các tế bào hồng cầu là thành phần tạo ra màu đỏ của máu. Mỗi giọt máu chứa khoảng 5 triệu tế bào hồng cầu. Các tế bào này được thay mới thường xuyên khi chúng già đi và bị phân hủy. Có hàng triệu tế bào hồng cầu mới được tạo ra từ tủy xương và đưa vào dòng máu mỗi ngày. Các tế bào hồng cầu đều chứa hợp chất hóa học đặc biệt gọi là huyết sắc tố (haemoglobin) - có khả năng hấp dẫn và gắn kết với phân tử ô xi. Nhờ sự kết hợp này mà các tế bào hồng cầu có khả năng vận chuyển ô xi tới phổi và tất cả các bộ phận cơ thể.
  • Bạch cầu : bao gồm nhiều loại như neutrophils (bạch cầu đa nhân trung tính), bạch cầu đơn nhân, các tế bào lympho, eosinophils (bạch cầu ưa axit), basophils (bạch cầu ưa kiềm). Các tế bào này là một bộ phận trong hệ thống miễn dịch của cơ thể và có nhiệm vụ chủ yếu là chống lại sự nhiễm khuẩn.
  • Tiểu cầu : là những tế bào có kích thước nhỏ, giúp máu đông lại khi chúng ta bị thương.
Để đảm bảo việc các tế bào máu, haemoglobin và các thành phần huyết tương được sản xuất liên tục, cơ thể cần có tủy xương khỏe mạnh và được cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết từ thực phẩm bao gồm sắt và một số vitamin.

xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu là gì?

xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu (FBC) là một trong những xét nghiệm cơ bản nhất trong xét nghiệm lâm sàng. Mẫu máu sau khi lấy ra sẽ được cho ngay vào ống nghiệm có chứa Thu*c chống đông để ngăn máu đông lại, sau đó được đặt vào máy tự động nhằm:

    Đếm số lượng các loại tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu trong mỗi ml máu
Kết quả xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu có thể giúp phát hiện ra các hiện tượng bất thường như:

    Hiện tượng thiếu máu : xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu được thực hiện chủ yếu để kiểm tra xem bạn có bị thiếu máu hay không. Triệu chứng của hiện tượng thiếu máu là số lượng tế bào hồng cầu trong cơ thể bạn ít hơn bình thường, hoặc các haemoglobin trong các tế bào hồng cầu ít hơn bình thường. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu. Một trong những căn cứ để xác định nguyên nhân của tình trạng này là dựa vào kích thước trung bình của các tế bào hồng cầu. Ví dụ: một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng thiếu máu là do thiếu sắt, dẫn đến kích thước trung bình của các tế bào hồng cầu nhỏ hơn bình thường.
  • Hiện tượng có quá nhiều hồng cầu : được gọi là tình trạng đa hồng cầu, gây ra bởi nhiều nguyên nhân.
    Hiện tượng có quá ít bạch cầu : được gọi là tình trạng giảm bạch cầu, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Tùy thuộc vào loại bạch cầu bị giảm mà được chia ra nhiều loại và gọi tên cụ thể là giảm bạch cầu đa nhân trung tính (giảm neutrophil), giảm bạch cầu lympho, giảm bạch cầu ưa axit (giảm eosinophil).
    Hiện tượng có quá nhiều bạch cầu : được gọi là tình trạng tăng bạch cầu, được phân loại và gọi tên cụ thể tùy thuộc vào loại bạch cầu bị tăng như tình trạng tăng bạch cầu đa nhân trung tính, tăng bạch cầu lympho, tăng bạch cầu ưa axit, tăng bạch cầu đơn nhân, tăng bạch cầu ưa kiềm. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, ví dụ:
      Nhiều loại nhiễm trùng có thể gây ra hiện tượng tăng bạch cầu
  • Hiện tượng có quá ít tiểu cầu : được gọi là tình trạng giảm tiểu cầu. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, hậu quả là gây ra tình trạng cơ thể dễ bị bầm tím và máu chảy không ngừng. (Xem tham khảo thêm ở bài ….)
  • Hiện tượng có quá nhiều tiểu cầu – được gọi là tình trạng tăng tiểu cầu, gây ra do sự rối loạn ảnh hưởng đến các tế bào tủy xương làm nhiệm vụ sản xuất tiểu cầu.

xét nghiệm phết máu là gì?

xét nghiệm được thực hiện bằng cách lấy một ít máu phết mỏng ra trên tấm kính và quan sát nó dưới kính hiển vi, nhằm phát hiện các tế bào có hình dạng bất thường mà máy tự động không thể phát hiện được. Ví dụ: để phát hiện các tế bào hồng cầu có hình lưỡi liềm, đặc trưng của bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm. Ngoài ra, xét nghiệm phết máu còn có thể giúp quan sát các ký sinh trùng gây bệnh trong máu như ký sinh trùng sốt rét.

Tôi cần bổ sung thêm các xét nghiệm gì sau đó?

Hiện tượng bất thường phát hiện được trong xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu có thể do nhiều điều kiện khác nhau gây ra. Bởi vậy, khi phát hiện thấy kết quả xét nghiệm bất thường, bạn cần thực hiện thêm những xét nghiệm khác nhằm làm rõ nguyên nhân. Ví dụ: vấn đề phổ biến nhất là tình trạng thiếu máu. Khi đó, bạn có thể được tư vấn để làm thêm xét nghiệm máu khác nhằm kiểm tra lượng sắt hoặc một số loại vitamin trong máu. Nếu kết quả xét nghiệm này vẫn không làm rõ được nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu, có thể bạn sẽ cần làm thêm các xét nghiệm khác nữa.

Đôi khi để tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu và các bệnh liên quan đến tế bào máu khác, bạn cần được làm xét nghiệm sinh thiết tủy xương. Tủy xương là nơi có chứa các tế bào gốc tạo ra các tế bào máu. Kiểm tra mẫu sinh thiết tủy xương dưới kính hiển vi và bằng một số phương pháp khác có thể giúp tìm ra nguyên nhân của hiện tượng bất thường.

Nói chung, trong trường hợp cần thiết, bác sỹ sẽ tư vấn cho bạn làm thêm các xét nghiệm khác nhằm tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra các hiện tượng bất thường nếu có trong kết quả xét nghiệm xác định tổng phân tích tế bào máu.

Tài liệu tham khảo

http://www.patient.co.uk/health/full-blood-count-and-blood-smear

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-xet-nghiem-tong-phan-tich-te-bao-mau-va-phet-mau-483.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY