Dinh dưỡng hôm nay

15 thực phẩm bắt mắt nên suy nghĩ trước khi ăn

Chế biến và ăn đúng cách các loại thực phẩm dưới đây để có thể giúp bạn phòng tránh ngộ độc nhé!
Chế biến và ăn đúng cách các loại thực phẩm dưới đây để có thể giúp bạn phòng tránh ngộ độc nhé!

1. Cà chua: Mặc dù phần thịt của cà chua không độc hại nhưng phần lá và thân của cà chua chứa nhiều thành phần glycoalkaloids, chất phá vỡ màng tế bào, gây ảnh hưởng tới dạ dày và đường ruột, từ đó có thể gây ngộ độc.

2. Quả táo: Trong hạt của quá táo có nhiều cyanide, chất làm ngăn cản quá trình hấp thụ oxy của các tế bào trong cơ thể, từ đó dễ gây ngạt, đặc biệt là vùng não bộ.

3. Quả anh đào: Mặc dù là loại quả đẹp mắt và ngon miệng nhưng nếu ăn cả hạt anh đào, bạn đã vô tình nạp vào cơ thể axit cyanhytric, chất ngây ngộ độc với các triệu chứng ban đầu như: đau đầu, chóng mặt, ói mửa, rối loạn tiêu hóa, tim đập nhanh…

4. Đậu ngự là nguồn protein tuyệt vời, giàu axit folic, chất xơ nhưng lại chứa chất độc limarin có thể gây buồn nôn, đau bụng. Để tránh bị nhiễm độc, bạn nên nấu đậu ít nhất 10 phút trước khi ăn hoặc sử dụng đậu đóng hộp để được an toàn.

5. Sơ ri: Dù có rất nhiều lợi ích nhưng sơ ri vẫn không khỏi bị 'mang tiếng' là một loại quả có độc vì thành phần cyanide có trong hạt của nó. Khi hạt sơ ri bị cắn vụn và ở trong miệng của bạn, axit prussic được tiết ra và các triệu chứng ngộ độc sẽ xuất hiện, nhẹ là nhức đầu chóng mặt, nặng là khó thở, tim đập nhanh, suy hô hấp.

6. Ớt đỏ: Trong ớt đỏ có thành phần capsaicin (chất gây cay, nóng) khiến cho bạn có cảm giác thú vị khi ăn, tuy nhiên, ăn quá nhiều cơ thể bạn sẽ không chịu nổi, tê liệt vị giác và có thể nguy hiểm đến tính mạng nữa.

7. Hạnh nhân: Hạnh nhân là một nguyên liệu phổ biến trong các món ăn, nhưng khi chưa qua chế biến, hạnh nhân sống có chứa Xyanua. Nếu ăn hạnh nhân sống, có thể gây nhiễm độc với triệu chứng nhẹ như khó thở, còn nặng sẽ hôn mê, co giật, thậm chí dẫn đến Tu vong.

8. Trong hạt điều thô có chứa urushiol - một loại độc tố giống như độc tố chứa trong cây thường xuân và có thể gây Tu vong nếu ăn nhiều. Vì vậy, chỉ mua và sử dụng những hạt điều thô đã được hấp để loại bỏ độc tố. Tránh không ăn hạt điều thô chưa qua xử lý.

9. Đậu đỏ: Nhiều loại đậu có chứa lectin nhưng hàm lượng cao nhất là ở đậu đỏ. Chỉ cần ăn từ 4 - 5 hạt đậu đỏ sống là có thể bị đau bụng dữ dội, nôn mửa, tiêu chảy. Để loại bỏ lectin nên ngâm đậu ít nhất 5 tiếng trước khi nấu. Thời gian nấu đậu phải từ 10 phút trở lên, khi nấu để lửa to để loại bỏ độc tố.

10. Hạt lê, mơ và đào có chứa chất gọi là amygdalin. Chất này có thể chuyển thành chất cyanide trong dạ dày gây khó chịu, gây bệnh và đôi khi có thể gây Tu vong.

11. Quả cây cơm cháy: Nếu ăn quả của cây cơm cháy trước khi chúng chín thì có thể bạn sẽ bị ngộ độc. Bạn cũng không nên để trẻ nhỏ nghịch ăn lá hay cuộng của cây.

12. Những hạt cà phê chứa rất nhiều các chất kích thích hóa học khác nhau, nếu được sử dụng với số lượng cao, sẽ trở nên độc hại. Chất caffeine gây ra lo âu, rối loạn giấc ngủ và nhiều vấn đề về hệ thống tim mạch.

13. Rau đại hoàng: Trong khi thân cây có vị chua chứa nhiều chất chống oxy hóa và canxi, thích hợp để làm bánh nướng và nước ép, thì rễ và lá lại chứa axit oxalic, một loại độc tố gây nên chứng buồn nôn, ói mửa và bủn rủn tay chân, ngay cả khi chỉ ăn vào một lượng rất nhỏ. Nếu ăn nhiều có thể làm tổn hại đến thận và gan.

14. Gừng là loại gia vị tốt cho sức khỏe, tuy nhiên theo một số nghiên cứu, củ gừng bị dập nát, cũ hỏng sản sinh ra một chất độc hại có tên là shikimol. Đây là hoạt chất với độc tính rất cao có thể gây sự biến đổi tế bào gan của một người đang khỏe mạnh, cho dù lượng chất này có thể bị hấp thụ rất ít.

15. Bí ngô cũng là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, không nên ăn những quả đã để lâu ngày, vì nếu lưu trữ thời gian dài, bên trong bí ngô xảy ra quá trình lên men và biến chất, vì vậy khi ăn sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-15-thuc-pham-bat-mat-nen-suy-nghi-truoc-khi-an-11277.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy trẻ em còn gọi là chứng rối loạn tiêu hóa, thực tích, tích trệ trẻ em. Bệnh có thể gặp ở thể cấp tính hay thể mạn tính.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
  • Chất độc hại bao gồm các hóa chất, sản phẩm gia dụng, Thu*c trừ sâu và các loại mỹ phẩm. Bảo vệ con bạn và đưa trẻ tránh xa các chất độc hại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY