Nhi khoa hôm nay

Là một trong bốn phân ngành y khoa quan trọng thuộc khối lâm sàng, chuyên sâu về chăm sóc sức khoẻ trẻ sơ sinh, trẻ em và trẻ nhỏ dưới 16 tuổi, bao gồm: nhi khoa tổng quát, nhi chuyên sâu (nội tiết, thận, thần kinh, phổi, tiêu hoá) , phẫu thuật nhi (giải phẫu, chỉnh hình, phẫu thuật, tiết niệu), nhi khoa sơ sinh, các bệnh truyền nhiễm và tiêm chủng

Bảo vệ con bạn khỏi các chất độc hại

Chất độc hại bao gồm các hóa chất, sản phẩm gia dụng, Thu*c trừ sâu và các loại mỹ phẩm. Bảo vệ con bạn và đưa trẻ tránh xa các chất độc hại.

Trẻ có thể đau/ốm nặng khi tiếp xúc với Thu*c men, các sản phẩm gia dụng, Thu*c trừ sâu, hóa chất hoặc các loại mỹ phẩm. Điều này có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào và có thể dẫn đến các phản ứng nghiêm trọng. Tuy nhiên­, hầu hết trẻ em sẽ không bị thương tổn vĩnh viễn­khi tiếp xúc với các vật/chất này nếu được điều trị kịp thời.

​Sau đây là thông tin của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa kỳ về cách phòng tránh và điều trị các tình trạng nhiễm độc/ngộ độc xảy ra tại nhà.

Phòng ngừa

Hầu hết các tình trạng nhiễm độc/ngộ độc xảy ra khi cha mẹ sơ ý, không canh chừng con cẩn thận. Khi bạn bận rộn làm việc, có thể con bạn cũng đang bận rộn "khám phá" phòng kho hoặc đang chơi dưới bồn rửa phòng tắm - nơi lưu trữ các sản phẩm gia dụng nguy hiểm. Trẻ em thường có nguy cơ bị nhiễm độc do trẻ thường thích bỏ mọi thứ vào miệng và nếm thử mùi vị của chúng. Hãy luôn canh chừng con bạn thật kỹ. Khi không ở nhà, đặc biệt là khi đến chơi nhà ông bà - nơi Thu*c men thường được để bên ngoài, trong tầm tay trẻ nhỏ, bạn càng phải canh chừng bé cẩn thận hơn.

Cách tốt nhất để giữ bé an toàn, tránh bị nhiễm độc là cất các đồ gia dụng độc hại vào tủ và khóa kín, tránh xa tầm tay trẻ nhỏ. Các vật/chất đó bao gồm

    Thu*c men (đặc biệt là các loại Thu*c có chứa chất sắt)
Luôn cất Thu*c men và các sản phẩm gia dụng trong đúng chai/lọ đựng ban đầu. Trẻ sẽ dễ nhầm lẫn nếu bạn cất những thứ này trong các chai/lọ vốn được dùng để chứa thực phẩm trước đây, đặc biệt là ly tách, lon, chai nước đã dùng hết. Ngoài ra, còn nhiều thứ nguy hiểm khác trông rất giống đồ ăn, thức uống. Ví dụ như bé có thể nhầm bột xà phòng rửa chén là đường hoặc nước rửa chén hương chanh là nước chanh.

Cách thức giữ an toàn

Trong bếp

Cất giữ Thu*c men, chất tẩy rửa, dung dịch kiềm, chất đánh bóng, xà phòng rửa chén và các sản phẩm nguy hiểm khác trong tủ khóa kín, ngoài tầm mắt và tầm tay của trẻ em.
Nếu bạn chứa đồ trong hộc tủ dưới bồn rửa chén, hãy luôn sử dụng chốt an toàn để khóa tủ.

Trong phòng tắm

    Cất giữ Thu*c men trong chai/lọ có nắp đậy an toàn. Lưu ý rằng các loại nắp này rất khó mở đối với trẻ em nhưng không phải là tuyệt đối an toàn, vì vậy hãy cất giữ Thu*c men trong tủ có khóa.
-Hãy mang Thu*c đến đến sở cảnh sát nếu họ có chương trình thu gom Thu*c.

-Kiểm tra xem trong cộng đồng, địa phương của bạn có chương trình xử lý rác độc hại,và thu gom Thu*c hay không.

-Trộn lẫn Thu*c thừa với bột cà phê hoặc phân động vật, cột/đậy chặt trong túi nylon hoặc hộp đựng và vứt bỏ ở nơi trẻ không thể lấy được. Hãy nhớ bóc nhãn có thông tin cá nhân khỏi các hộp Thu*c được bác sỹ kê toa.

-Chỉ xả Thu*c xuống toilet hoặc xuống cống nếu tài liệu thông tin hướng dẫn bệnh nhân cho phép làm vậy.

    Cất giữ các vật dụng hàng ngày như kem đánh răng, xà phòng và dầu gội đầu trong một tủ khác với tủ chứa các sản phẩm độc hại.

Trong gara và tầng hầm

    Cất giữ sơn, véc-ni, chất làm loãng dung dịch, Thu*c trừ sâu, phân bón trong tủ khóa kín.

Trong toàn bộ căn nhà

Lắp hệ thống báo khói và phát hiện chất carbon monoxide. Liên lạc sở cứu hỏa của địa phương để biết thông tin cần lắp bao nhiêu máy và lắp đặt ở đâu.

Thông tin quan trọng về ipecac syrup

Xi-rô Ipecac, chế tạo từ rễ một loại cây trồng ở Brazil, là một loại Thu*c được sử dụng trước đây dùng để gây ói (nôn) sau khi nuốt phải chất độc hại. Mặc dù loại Thu*c này nghe có vẻ có lý, nhưng đây không phải là phương pháp hay để điều trị ngộ độc/nhiễm độc. Không nên ép buộc trẻ ói bằng bất cứ phương pháp gì (ví dụ: không được cho trẻ uống xi-rô ipecac, không được cố ý làm nghẹn để trẻ ói ra, hoặc không được cho trẻ uống nước muối). Nếu bạn cóxi-rô ipecac trong nhà, hãy vứt bỏ ngay (xem điểm thứ hai trong mục "Trong phòng tắm")

Phương pháp Chữa Trị

Khi nuốt phải chất độc

Nếu bạn thấy bé đang cầm một bình/lọchứa một loại chất độc hại đang mở nắp hoặctrống không, có thể bé đã bị nhiễm độc/ngộ độc. Hãy bình tĩnh và nhanh chóng hành động.

Đầu tiên, hãy lấy ngay vật đó khỏi tay tay bé. Nếu vẫn còn một ít chất/vật đó trong miệng bé, hãy bắt bé nhổ/khạc ra hoặc dùng ngón tay để lấy ra giúp bé. Hãy giữ kỹ vật/chất đó cùng với bất cứ thứ gì khác mà có thể giúp ích trong việc xác định bé đã nuốt thứ gì.

Đừng bắt trẻ nôn/ói vì việc đó có thể gây thêm nguy hại.

Nếu con bạn bất tỉnh, không thở, hoặc bị co giật hoặc động kinh, hãy gọi cho 115 hoặc số cấp cứu của địa phương ngay lập tức.

Nếu con bạn không có các triệu chứng trên, hãy gọi choTrung Tâm Chống Độc (đường dây giúp đỡ về các ca ngộ độc/nhiễm độc của Bệnh viện Bạch Mai-Hà Nội) tại số 04.8697.501.(hoặc đường dây nóng hỗ trợ y tế tại địa phương bạn cư trú, ví dụ 911 nếu bạn đang cư trú tại Mỹ) . Bạn sẽ được đề nghị cung cấp các thông tin sau đây:

    Tên và số điện thoại
Nếu chất độc hại đó rất nguy hiểm hoặc nếu con bạn quá nhỏ, có thể bạn sẽ được yêu cầu mang con đến bệnh viện gần nhất. Nếu con bạn không đang trong tình trạng nguy hiểm, nhân viên của Trung Tâm Chống Độc sẽ đề xuất nên làm gì để giúp trẻ tại nhà.

Khi chất độc dính trên da

Nếu bé làm đổ hóa chất nguy hiểm lên cơ thể, hãy cởi quần áo bé và rửa sạch da với nước lạnh (ở nhiệt độ phòng) trong vòng ít nhất 15 phút, ngay cả khi trẻ kháng cự. Sau đó hãy gọi cho Trung Tâm Chống Độc. Không sử dụng Thu*c mỡ hoặc dầu mỡ.

Khi chất độc dính vào mắt

Rửa mắt cho bé bằng cách mở mí mắt và đổ một ít nước (ở nhiệt độ phòng) vào góc trong của mắt. Sẽ dễ hơn nếu có một người lớn khác giữ bé trong khi bạn rửa mắt cho bé. Nếu không có ai khác, hãy quấn chặt bé trong chiếc khăn tắm và kẹp bé dưới cánh tay. Sau đó dùng một tay để mở mí mắt và tay kia đổ nước vào. Liên tục rửa mắt trong vòng 15 phút. Sau đó hãy gọi cho Trung Tâm Chống Độc. Không dùng bất cứ loại phễu để nhỏ mắt, nước nhỏ mắt hay Thu*c mỡ nào, trừ khi nhân viên của Trung Tâm Chống Độcyêu cầu làm vậy.

Hơi/khói độc

Tại nhà, có thể có hơi/khói độc từ

    Xe đang nổ máy trong gara đóng kín
Nếu con bạn bị hít phải hơi/khói độc này, hãy lập tức đưa bé ra ngoài để hít thở khí sạch, trong lành. Nếu bé vẫn thở, hãy gọi cho đường dây Trung Tâm Chống Độcđể được biết cần làm gì tiếp theo. Nếu bé ngưng thở, hãy thử biện pháp hồi sức tim phổ (CPR) và thực hiện liên tục cho đến khi bé thở tự thở lại hoặc cho đến khi ai đó có thể thay bạn tiếp tục thực hiện CPR. Nếu được, hãy gọi 115 ngay lập tức. Nếu bạn chỉ có một mình, hãy chờ đến lúc bé thở lại, hoặc sau 1 phút thực hiện CPR, hãy gọi 115.

Ghi nhớ

Bạn có thể bảo vệ nhà bạn an toàn, tránh các chất độc hại bằng cách cách sau:

    Cất giữ Thu*c men và các vật dụng gia đình trong tủ khóa kín và ngoài tầm tay trẻ nhỏ.
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-bao-ve-con-ban-khoi-cac-chat-doc-hai-9.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY