Nhi khoa hôm nay

Là một trong bốn phân ngành y khoa quan trọng thuộc khối lâm sàng, chuyên sâu về chăm sóc sức khoẻ trẻ sơ sinh, trẻ em và trẻ nhỏ dưới 16 tuổi, bao gồm: nhi khoa tổng quát, nhi chuyên sâu (nội tiết, thận, thần kinh, phổi, tiêu hoá) , phẫu thuật nhi (giải phẫu, chỉnh hình, phẫu thuật, tiết niệu), nhi khoa sơ sinh, các bệnh truyền nhiễm và tiêm chủng

Thiếu máu ở Trẻ em

Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
thiếu máu ở trẻ em">thiếu máu ở trẻ em

Hướng dẫn cho các bậc Cha mẹ

Theo Caring for Your Baby and Young Child: Birth to Age 5 (Chăm sóc em bé và trẻ nhỏ: Sơ sinh đến 5 tuổi)

Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu. Mặc dù các triệu chứng này có thể làm bạn lo lắng, nhưng hầu như các trường hợp thiếu máu đều có thể điều trị dễ dàng. Bài viết này sẽ giải thích các dạng thiếu máu khác nhau, các nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị.

Thiếu máu là gì?

Thiếu máu là tình trạng xảy ra khi không có đủ hồng cầu hoặc huyết sắc tố (hemoglobin) để đưa oxi đến các tế bào khác trong cơ thể. Các tế bào cơ thể cần oxi để tồn tại. Con bạn có thể bị thiếu máu vì bất cứ nguyên nhân nào sau đây:

    Cơ thể bé không sản sinh đủ số lượng hồng cầu.

Các dạng bệnh thiếu máu

Bệnh thiếu máu do thiếu sắt là dạng phổ biến nhất ở trẻ em. Bệnh này xảy ra do thiếu chất sắt trong chế độ ăn uống. Cơ thể cần chất sắt để sản sinh ra huyết sắc tố. Nếu có quá ít chất sắt, sẽ không có đủ huyết sắc tố tạo ra tế bào hồng cầu gây nên thiếu máu. Trẻ nhỏ sử dụng sữa bò quá sớm (trước 1 tuổi) thường bị thiếu máu thiếu sắt do sữa bò có rất ít chất sắt. Ngoài ra, sữa bò cũng rất khó tiêu hóa, gây khó chịu đường ruột và gây chảy máu nhẹ ở trẻ nhũ nhi. Việc chảy máu sẽ làm giảm lượng hồng cầu và có thể dẫn đến thiếu máu.

Thiếu hụt các chất dinh dưỡng khác trong chế độ ăn uống cũng có thể gây ra thiếu máu . Mặc dù hiếm gặp, nhưng tình trạng có quá ít chất axit folic cũng có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu axit folic. Bệnh thường gặp ở những trẻ em được cho uống sữa dê - loại sữa có rất ít chất axit folic. Thiếu vitamin B12, vitamin E hoặc chất đồng cũng có thể gây ra thiếu máu, nhưng trường hợp này rất hiếm.

Mất máu cũng có thể dẫn đến thiếu máu. Tình trạng mất máu có thể do đau ốm hoặc bị thương gây ra. Trong một số ca hiếm, tình trạng máu không đông như thông thường và gây ra chảy máu nghiêm trọng ở trẻ mới sinh khi chỉ bị thương nhẹ hay khi bị cắt bao qui đầu. Do trẻ mới sinh thường thiếu vitamin K - chất giúp đông máu, trẻ thường được cho tiêm vitamin K ngay sau khi sinh ra.

Bệnh thiếu máu do vỡ hồng cầu hay thiếu máu huyết tán xảy ra khi hồng cầu dễ dàng bị phân hủy. Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm là một dạng thiếu máu do vỡ hồng cầu nghiêm trọng, phổ biến nhất ở trẻ em gốc Châu Phi. Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm do một huyết sắc tố bất thường gây ra. Trẻ em bị bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm thường có những cơn đau dữ dội và cần phải được nhập viện. Bệnh thiếu máu vùng Địa Trung Hải (Thalassemia), một dạng thiếu máu vỡ hồng cầu khác, xảy ra phổ biến nhất ở trẻ em gốc Địa Trung Hải hoặc Đông Á. Nếu gia đình bạn có tiền sử bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm hoặc thiếu máu vùng Địa Trung Hải, phải nhớ báo cho bác sĩ nhi khoa biết để tiến hành xét nghiệm cho con mình.

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thiếu máu

Thiếu máu có những dấu hiệu và triệu chứng sau:

    Da nhợt nhạt, xanh xao hoặc tái (ngoài ra, đường viền mí mắt và lớp da dưới móng ít hồng hơn bình thường)
Trẻ em bị bệnh thiếu máu nghiêm trọng có thể có những dấu hiệu và triệu chứng sau đây:

    Thở dốc
Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị bệnh thiếu máu do vỡ hồng cầu có thể vàng da, mặc dù nhiều trẻ sơ sinh có thể bị vàng da nhẹ nhưng không thiếu máu.

Những trẻ em thiếu chất sắt trong chế độ ăn uống có thể có thói quen ăn những thứ khác thường như đá lạnh, đất, đất sét và tinh bột bắp. Chứng này được gọi là chứng ăn gở (pica). Thói quen này không có hại chỉ trừ khi con bạn ăn chất gì độc hại, ví dụ như các mảnh sơn chì bị bong ra. Thường thì chứng ăn gở sẽ chấm dứt sau khi thiếu máu được chữa trị và khi trẻ lớn hơn.

Nếu con bạn có những dấu hiệu hoặc triệu chứng này, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ nhi khoa. Trong hầu hết các trường hợp, chỉ cần xét nghiệm máu đơn giản có thể chẩn đoán được bệnh thiếu máu.

Phương pháp điều trị thiếu máu

Do có rất nhiều dạng thiếu máu, điều quan trọng là phải xác định nguyên nhân trước khi bắt đầu bất cứ phương pháp điều trị gì. Đừng gắng chữa bệnh cho con bạn bằng cách bổ sung vitamin, chất sắt hoặc các chất dinh dưỡng khác hoặc các loại Thu*c không cần toa bác sĩ trừ khi bác sĩ nhi khoa của bạn khuyên như vậy. Điều này rất quan trọng vì những cách điều trị đó có thể che đậy nguyên nhân thật sự của chứng bệnh. Nó cũng có thể làm chậm trễ việc chẩn đoán bệnh.

Nếu thiếu máu là do thiếu hụt chất sắt, con bạn sẽ được kê Thu*c có chứa chất sắt. Thu*c có thể ở dạng nước nhỏ giọt dành cho trẻ nhỏ, và dạng lỏng hoặc dạng viên cho trẻ lớn hơn. Bác sĩ nhi khoa sẽ quyết định liệu bé nên dùng Thu*c bổ sung chất sắt trong bao lâu bằng cách kiểm tra máu thường xuyên. Không được ngừng cho bé uống Thu*c cho đến khi bác sĩ chỉ định không cần thiết uống Thu*c nữa.

Thu*c bổ sung chất sắc cực kỳ độc hại nếu dùng quá nhiều. Ngộ độc sắt là một trong những loại ngộ độc phổ biến nhất ở trẻ dưới 5 tuổi. Giữ tất cả các loại Thu*c xa tầm với của trẻ nhỏ.

Sau đây là một số lời khuyên về Thu*c có chứa chất sắt:

    Không cho uống Thu*c kèm với sữa. Sữa sẽ ngăn cản sự hấp thụ chất sắt.

Phòng ngừa bệnh thiếu máu

Bệnh thiếu máu do thiếu hụt chất sắt và các chất dinh dưỡng khác có thể dễ dàng phòng ngừa. Bảo đảm con bạn có chế độ ăn uống cân đối bằng cách thực hiện các chỉ dẫn sau:

    Không cho bé uống sữa bò cho đến khi bé hơn 12 tháng tuổi.
Với phương pháp điều trị đúng cách, tình trạng thiếu máu của bé sẽ được cải thiện nhanh chóng. Hãy liên lạc với bác sĩ nhi khoa nếu bạn nghĩ con bạn có thể bị thiếu máu.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-thieu-mau-o-tre-em-10.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong quá trình điều trị, trẻ em mắc bệnh ung thư thường phải dùng steroid như: prednisone hoặc dexamethasone. Trẻ em dùng steroid thường cảm thấy đói vào mọi lúc và có thể tăng cân.
  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY