Nhi khoa hôm nay

Là một trong bốn phân ngành y khoa quan trọng thuộc khối lâm sàng, chuyên sâu về chăm sóc sức khoẻ trẻ sơ sinh, trẻ em và trẻ nhỏ dưới 16 tuổi, bao gồm: nhi khoa tổng quát, nhi chuyên sâu (nội tiết, thận, thần kinh, phổi, tiêu hoá) , phẫu thuật nhi (giải phẫu, chỉnh hình, phẫu thuật, tiết niệu), nhi khoa sơ sinh, các bệnh truyền nhiễm và tiêm chủng

Ung thư tuyến giáp ở trẻ em

Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.

Tổng quan tuyến giáp

Tuyến giáp là một tuyến hình dạng giống bươm bướm nằm ở cổ. Nó có 2 thùy nối ở giữa là một mảnh mô gọi là eo tuyến giáp.

Tuyến giáp tiết ra ba hormone (nội tiết tố) chính:

    Thyroxine (T4), chứa iodine (i-ốt), cần cho sự phát triển và chuyển hóa.
Cả 3 hormone này có vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ em.

Định nghĩa ung thư tuyến giáp

ung thư tuyến giáp là loại ung thư nội tiết thường gặp nhất và cũng là loại ung thư dạng đặc thường gặp thứ 3 ở trẻ em. Nó xảy ra ở trẻ nữ nhiều hơn ở trẻ nam, với tỉ lệ 4:1, và có đặc điểm tương tự như ung thư tuyến giáp ở người lớn. Phẫu thuật là điều trị thích hợp đối với dạng ung thư này.

Mặc dù thủ thuật thường không gây biến chứng, nguy cơ của phẫu thuật tuyến giáp bao gồm liệt dây thanh âm và giảm canxi máu.

Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến của một bác sĩ tai mũi họng hoặc bác sĩ phẫu thuật đầu cổ, hay một chuyên gia về những vấn đề ở đầu và cổ.

Phân loại ung thư biểu mô tuyến giáp theo nguồn gốc tế bào

Ung thư biểu mô dạng nhú:

Thể ung thư này xảy ra ở những tế bào sản xuất hormone tuyến giáp có chứa iodine. Đây là dạng thường gặp nhất của ung thư tuyến giáp ở trẻ em và phát triển rất chậm. Thể ung thư này lan đến các hạch bạch huyết thông qua mạch bạch huyết ở cổ và đôi khi di căn xa hơn.

Ung thư biểu mô dạng nang:

Thể này cũng phát triển ở những tế bào sản xuất hormone giáp có chứa iodine. Bệnh ảnh hưởng đến nhóm tuổi lớn hơn một tí và ít gặp ở trẻ em. Thể ung thư này thường lan ra cổ qua đường mạch máu, di căn đến những bộ phận khác của cơ thể, làm cho căn bệnh khó kiểm soát hơn.

Ung thư biểu mô dạng tủy:

Đây là thể hiếm của ung thư tuyến giáp, phát triển ở những tế bào sản xuất calcitonnin, một hormone không chứa iodine. Dạng này có khuynh hướng di căn đến các bộ phận khác của cơ thể và chiếm khoảng 5-10% tổng số ung thư tuyến giáp. Ung thư dạng tủy ở trẻ em thường liên quan đến những bệnh di truyền đặc biệt như là hội chứng tân sinh đa tuyến nội tiết loại 2 (MEN2).

Ung thư biểu mô không biệt hóa:

Đây là thể phát triển nhanh nhất với những tế bào bất thường tăng trưởng và lan đi rất nhanh, đặc biệt là ở vùng cổ. Thể ung thư này không được ghi nhận ở trẻ em.

Triệu chứng

Triệu chứng của ung thư tuyến giáp rất đa dạng. Con của bạn có thể có một cái bướu ở cổ, một hạch bạch huyết sưng dai dẳng, cảm giác căng tức ở vùng cổ, khó thở, khó nuốt, hay khàn tiếng.

Nếu có bất kì triệu chứng nào nói trên, hãy trao đổi với bác sĩ để được sự đánh giá thích hợp. Việc đánh giá nên bao gồm thăm khám đầu và cổ để xem xem có khối u (bướu) hay không. Một số xét nghiệm, có thể được đề nghị để hỗ trợ chẩn đoán như bên dưới.

Chẩn đoán ung thư tuyến giáp ở trẻ em

Triệu chứng

Siêu âm tuyến giáp là kỹ thuật sử dụng sóng siêu âm và máy tính để tạo ra hình ảnh của tuyến giáp và những thành phần khác ở cổ như là hạch cổ trên màn hình.

Xạ hình tuyến giáp cung cấp thông tin về hình dạng và chức năng của tuyến giáp cũng như giúp xác định những khu vực tuyến giáp không hấp thụ iodine theo cách bình thường.

Sinh thiết bằng kim nhỏ đối với khối u bất thường ở tuyến giáp hay cổ.

Trong một vài trường hợp, việc cắt bỏ một phần khối u hoặc một thùy của tuyến giáp là cần thiết để phân tích giúp thiết lập chẩn đoán và lên kế hoạch điều trị.

Xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán

Hình ảnh học siêu âm là sử dụng sóng siêu âm giúp tạo hình của tuyến giáp và những thành phần khác của cổ như là hạch cổ.

Những test khác có thể nên được làm bao gồm:

Xạ hình tuyến giáp cung cấp thông tin về hình và chức năng của tuyến giáp,xác định được những khu vực tuyến giáp không hấp thụ được i-ốt theo cách bình thường.

Sinh thiết bằng kim nhỏ đối với bất kì bướu bất thường ở tuyến giáp hay cổ.

Trong một vài trường hợp,cần thiết phải cắt bỏ một phần bướu hoặc một thùy của tuyến giáp,kết quả phân tích giúp thiết lập chẩn đoán và kế hoạch điều trị.

Điều trị ung thu tuyến giáp ở trẻ em

Nếu khối u được xác định là ác tính, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật. Phẫu thuật có thể bao gồm cắt bỏ thùy tuyến giáp, cắt bỏ gần hoàn toàn tuyến giáp hoặc cắt bỏ hoàn toàn tuyến giáp.

Ở trẻ em bị ung thư tuyến giáp dạng nhú hoặc dạng nang, phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn tuyến giáp được xem như là điều trị tiêu chuẩn, vì bệnh thường đã tiến triển khi phát hiện với tỉ lệ di căn cao, và phẫu thuật sẽ giảm nguy cơ tái phát.

Ở trẻ em, việc mổ lại nhiều lần có thể cần thiết khi không phẩu thuật loại bỏ toàn bộ tuyến giáp. Hạch bạch huyết ở cổ có lẽ cần được loại bỏ vì đó là một phần của điều trị đối với ung thư tuyến giáp nếu có nghi ngờ có sự di căn đến hạch bạch huyết.

Theo sau điều trị phẫu thuật là xạ trị, giúp hủy những tế bào ung thư sót lại không được loại bỏ. Điều trị hormone giáp có thể phải thực hiện trong suốt toàn bộ cuộc đời của đứa trẻ để thay thế cho những hormone giáp bình thường và làm chậm sự phát triển của những tế bào ung thư còn sót lại.

Nếu ung thư tuyến giáp di căn đến các bộ phận khác của cơ thể, hóa trị (điều trị bằng hợp chất hóa học hoặc Thu*c) có thể áp dụng. Liệu pháp này tác động tới khả năng phát triển hay tái sản xuất của tế bào ung thư. Những nhóm Thu*c riêng biệt hoạt động theo những cách riêng biệt trong việc chống lại tế bào ung thư và làm giảm kích thước của bướu. Xạ trị cũng có thể được áp dụng trong việc điều trị một vài thể khác của ung thư tuyến giáp.

Nhìn chung, kết quả điều trị những thể ung thư ở trẻ nhỏ có khuynh hướng tốt hơn. Kết quả tốt nhất được ghi nhận ở những trẻ nữ tuổi niên thiếu, thể ung thư dạng nhú và bướu tại chỗ của tuyến giáp.

Tài liệu tham khảo

http://www.entnet.org/node/1469

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-ung-thu-tuyen-giap-o-tre-em-6.html)

Tin cùng nội dung

  • Khói Thuốc lá gây hại cho cả người hút lẫn không hút Thuốc.
  • Niềm vui và nụ cười nở nhiều hơn trên môi những bệnh nhi ung thư của viện Nhi Trung ương khi được nhận quà Tết từ tay Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chiều ngày 6/2.
  • 2 công ty dược phẩm phải trả tới 6 tỉ USD do những cáo buộc che giấu nguy cơ gây ung thư bàng quang của Thuốc Actos
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY