Nhi khoa hôm nay

Là một trong bốn phân ngành y khoa quan trọng thuộc khối lâm sàng, chuyên sâu về chăm sóc sức khoẻ trẻ sơ sinh, trẻ em và trẻ nhỏ dưới 16 tuổi, bao gồm: nhi khoa tổng quát, nhi chuyên sâu (nội tiết, thận, thần kinh, phổi, tiêu hoá) , phẫu thuật nhi (giải phẫu, chỉnh hình, phẫu thuật, tiết niệu), nhi khoa sơ sinh, các bệnh truyền nhiễm và tiêm chủng

Suyễn ở trẻ em

Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.

suyễn ở trẻ em là gì?

Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí. Trong những trường hợp khác, suyễn trẻ em dễ bùng phát khi trẻ bị cảm lạnh hoặc các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp khác. Tình trạng này gây trở ngại cho các hoạt động của trẻ như chơi đùa, thể thao, học tập và giấc ngủ. Ở một số trẻ, suyễn không được quản lý có thể gây ra cơn suyễn nguy kịch.

Suyễn trẻ em là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ phải nhập vào khoa cấp cứu và nghỉ học. Thật không may, hen suyễn ở trẻ không thể chữa khỏi, và các triệu chứng có thể tiếp tục vào tuổi trưởng thành. Nhưng với điều trị đúng cách, bạn và con của bạn có thể giữ cho các triệu chứng dưới sự kiểm soát và ngăn ngừa thiệt hại tối thiểu cho phổi.

Triệu chứng của bệnh suyễn ở trẻ em thường gặp nhất

    Ho liên tục, thường xuyên

Triệu chứng khác của bệnh suyễn ở trẻ em

    Khó ngủ, ho hoặc thở khò khè sau một đợt nhiễm trùng đường hô hấp, cảm lạnh hoặc cúm
Khi nào cần đưa trẻ đ ến khám bác sĩ

Hãy đưa trẻ đến bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bạn nghi ngờ trẻ bị suyễn . Điều trị sớm sẽ không chỉ giúp kiểm soát triệu chứng của bệnh mà còn có thể giúp ngăn ngừa cơn suyễn.

Hãy đưa trẻ đến bác sĩ nhi nếu bạn nhận thấy:

    Trẻ ho liên tục, hoặc ho có liên quan đến vận động
Suyễn thường lên cơn vào ban đêm, ho trong khi ngủ hoặc ho làm bé thức giấc. Khóc, cười, la hét, hoặc phản ứng cảm xúc mạnh mẽ và căng thẳng cũng có thể khiến trẻ ho và thở khò khè.

Khi nào cần đưa trẻ đi cấp cứu

Trong những trường hợp bệnh nặng, bạn có thể nhìn thấy ngực của trẻ co kéo liên tục. Bé đổ mồ hôi, không nói được và đau ngực tăng lên. Hãy cho trẻ đến đơn vị cấp cứu gần nhất ngay nếu trẻ:

    Thở gắng sức
Ngay cả khi trẻ chưa được chẩn đoán suyễn trước đó , bạn vẫn nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay lập tức nếu trẻ có biểu hiện khó thở. Mặc dù mức độ nặng của những đợt suyễn khá thay đổi, một cơn suyễn thường bắt đầu với triệu chứng ho, sau đó tiến triển đến thở khò khè và khó thở .

Nguyên nhân gây bệnh suyễn ở trẻ em

Các nguyên nhân của bệnh suyễn ở trẻ em hiện vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Có thể do hệ thống miễn dịch quá nhạy cảm. Một số yếu tố được cho là có liên quan bao gồm:

    Di truyền

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh suyễn ở trẻ em

Yếu tố có thể làm tăng khả năng mắc bệnh của trẻ bao gồm:

    Tiếp xúc với khói Thu*c lá

Biến chứng của bệnh suyễn ở trẻ em

Hen suyễn có thể gây ra một số biến chứng, bao gồm:

    Cơn suyễn nặng cần điều trị khẩn cấp hoặc phải nhập khoa hồi sức cấp cứu
Chuẩn bị cho cuộc hẹn

Bạn nên chuẩn bị những điều sau đây trước khi đưa trẻ đến khám theo hẹn:

    Viết ra các triệu chứng bất thường xuất hiện ở trẻ
Viết ra các câu hỏi để hỏi bác sĩ , chẳng hạn như :

    Nguyên nhân gây ra suyễn ở con tôi?
Bác sĩ có thể sẽ hỏi một số câu hỏi, bao gồm:

    Triệu chứng của con bạn là gì?

Chẩn đoán bệnh suyễn ở trẻ em

Hen suyễn có thể khó chẩn đoán. Bác sĩ sẽ xem xét bản chất và tần số của các triệu chứng và có thể kết hợp với các xét nghiệm để xác định nguyên nhân có khả năng nhất.
Bé cũng có thể cần xét ​​nghiệm.

Ở trẻ trên 6 tuổi: Xét nghiệm chức năng phổi ( phế dung ký ) đo thể tích khí con bạn có thể thở ra, sau khi tập thể dục và sau khi phun Thu*c hen suyễn . Trẻ cũng có thể được làm xét nghiệm phát hiện các yếu tố gây dị ứng da (test lẩy da).

Ở trẻ dưới 6 tuổi: chẩn đoán khá khó khăn vì xét nghiệm chức năng phổi không cho kết quả chính xác ở độ tuổi này. Bác sĩ sẽ dựa vào các thông tin chi tiết mà bạn cung cấp. Đôi khi chẩn đoán không được xác lập trong một khoảng thời gian, sau nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm quan sát các triệu chứng .
Nếu bạn nghi ngờ con bạn bị suyễn, điều quan trọng là gặp bác sĩ càng sớm càng tốt . Chẩn đoán sớm và điều trị thích hợp có thể ngăn ngừa những ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày như ngủ, chơi , thể thao và đi học, nhất là ngăn ngừa cơn suyễn nặng hoặc đe dọa tính mạng .

Nếu cơn suyễn bị kích hoạt bởi dị ứng, bác sĩ có thể làm xét nghiệm tìm dị ứng trên da . Trong xét nghiệm này, chiết xuất của các chất thường gây dị ứng sẽ được tiêm với lượng rất nhỏ trên da và sau đó quan sát các dấu hiệu của phản ứng dị ứng. Xét nghiệm này có thể giúp xác định xem trẻ có bị dị ứng với lông động vật, nấm mốc, ve bụi hoặc chất gây dị ứng khác hay không. Thông tin này có thể hữu ích trong quá trình điều trị cho trẻ.

Phương pháp điều trị và Thu*c đối với bệnh suyễn ở trẻ em

Mục tiêu điều trị suyễn là giữ cho bé không lên cơn suyễn. Bệnh được kiểm soát tốt nghĩa là con của bạn có:

    Triệu chứng rất ít hoặc không
Thu*c kiểm soát dài hạn

Trong hầu hết các trường hợp, các loại Thu*c này cần phải được sử dụng mỗi ngày. Các loại Thu*c kiểm soát dài hạn bao gồm:

    Corticosteroid dạng hít: Các loại Thu*c này bao gồm fluticasone , budesonide (Pulmicort ® ), Corticosteroid dạng hít là loại phổ biến nhất được kê trong quá trình điều trị. Con bạn có thể cần phải sử dụng các loại Thu*c này trong vài ngày đến vài tuần trước khi đạt được hiệu quả tối đa. Sử dụng lâu dài các loại Thu*c này có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng ở trẻ, nhưng rất ít. Trong hầu hết các trường hợp, lợi ích đạt được từ việc kiểm soát hen suyễn có ý nghĩa lớn hơn rất nhiều so với bất kỳ tác dụng phụ nào của Thu*c.
  • Thu*c điều biến leukotriene (leukotriene modifier): ví dụ như montelukast (Singulair ® ), giúp ngăn ngừa các triệu chứng suyễn do siêu vi. Trong một số ít các trường hợp, các loại Thu*c này có liên quan đến các phản ứng tâm lý, chẳng hạn như kích động, gây hấn, ảo giác, trầm cảm và suy nghĩ Tu tu . Hãy cho trẻ đến các cơ sở tư vấn y tế ngay nếu con bạn có bất kỳ phản ứng bất thường nào .
  • Theophylline. Theophylline làm giãn các cơ phế quản . Loại này không được sử dụng thường xuyên trong những năm qua vì có nhiều tác dụng phụ.
Thu*c cắt cơn nhanh

Còn được gọi là Thu*c cấp cứu, sử dụng để cắt cơn suyễn nhanh chóng khi suyễn lên cơn- hoặc trước khi tập thể dục nếu bác sĩ đề nghị. Loại Thu*c này bao gồm:

    Các Thu*c giãn phế quản dạng hít: Thu*c có thể nhanh chóng giảm các triệu chứng cơn suyễn. Chúng bao gồm salbuterol, levalbuterol và pirbuterol. Các loại Thu*c này bắt đầu tác dụng sau vài phút , và thời gian tác động nhiều giờ.
Không chỉ dựa vào Thu*c cắt cơn

Thu*c kiểm soát hen suyễn dài hạn như corticosteroid dạng hít là nền tảng của điều trị hen suyễn. Các loại Thu*c này được sử dụng để kiểm soát ngăn ngừa bệnh suyễn và làm giảm tối đa nguy cơ lên cơn suyễn.


Thiết bị dành cho các Thu*c dạng hít

    Trẻ lớn có thể sử dụng thiết bị nhỏ, cầm tay như đồng hồ đo áp lực hít liều hoặc ống hít.
Kế hoạch theo dõi hen suyễn

Trao đổi với bác sĩ lên kế hoạch theo dõi suyễn bằng lịch theo dõi. Việc này đóng một phần quan trọng trong điều trị, đặc biệt nếu trẻ bị suyễn nặng.

    Ghi nhận khi bạn cần điều chỉnh Thu*c kiểm soát dài hạn
Nếu các triệu chứng bệnh của trẻ được kiểm soát tốt trong một khoảng thời gian, bác sĩ có thể đề nghị giảm liều Thu*c. Nếu bệnh suyễn của con bạn không được kiểm soát tốt, bác sĩ có thể đề nghị tăng , thay đổi hoặc thêm loại Thu*c ( đẩy mạnh điều trị ).

Những thay đổi trong cách sống đối với bệnh suyễn ở trẻ em

Giảm tối đa các yếu tố kích thích lên cơn suyễn.
Dưới đây là một số điều có thể giúp bạn trong điều chỉnh cách sống phù hợp cho trẻ:

    Duy trì độ ẩm trong nhà: nếu bạn đang sống ở nơi có độ ẩm cao, hãy trao đổi với bác sĩ của trẻ về việc sử dụng máy hút ẩm.
Giúp con bạn khỏe mạnh

    Hãy cho trẻ tập thể dục. Tập thể dục thường xuyên làm giảm các triệu chứng và quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của trẻ. Khi bệnh hen suyễn được kiểm soát, không có giới hạn mức độ hoạt động thể chất của trẻ .
Phương pháp thay thế Thu*c đối với bệnh suyễn ở trẻ em

    Thở kỹ thuật: các bài tập thở yoga.
  • Châm cứu: kỹ thuật này có nguồn gốc từ y học cổ truyền Trung Quốc. Nó bao gồm việc đặt kim rất mỏng tại một số điểm trên cơ thể của trẻ. Tuy nhiên kỹ thuật này khó áp dụng ở trẻ nhỏ.
  • Kỹ thuật thư giãn: Các kỹ thuật như thiền định, thôi miên và thư giãn cơ bắp có thể giúp giảm căng thẳng và stress, từ đó gián tiếp có tác động tốt đến bệnh suyễn.
  • Thảo dược bổ trợ: một số thảo dược đã được thử nghiệm cho bệnh hen suyễn , chẳng hạn như bạch quả và khô thường xuân. Mặt khác, vẫn chưa có kết quả rõ ràng về lợi ích của các loại thảo dược khác đối với suyễn. Thảo dược bổ sung có thể có tác dụng phụ và ngoài ra còn có thể tương tác với các loại Thu*c đang sử dụng điều trị cho trẻ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thử bất kỳ thảo dược bổ sung nào.

Phòng chống bệnh suyễn ở trẻ em

    Hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây suyễn: chủ động trong việc giúp bé tránh các chất gây dị ứng và các chất kích thích gây nên các triệu chứng hen suyễn.
  • suyễn ở trẻ em, cũng như kích hoạt cơn suyễn.
Tài liệu tham khảo

http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/childhood-asthma/basics/definition/CON-20028628

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-suyen-o-tre-em-26.html)

Chủ đề liên quan:

ở trẻ em suyễn ở trẻ em trẻ em

Tin cùng nội dung

  • Trong quá trình điều trị, trẻ em mắc bệnh ung thư thường phải dùng steroid như: prednisone hoặc dexamethasone. Trẻ em dùng steroid thường cảm thấy đói vào mọi lúc và có thể tăng cân.
  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY