Ung bướu hôm nay

Khoa ung bướu là một trong những chuyên khoa quan trọng của phân ngành ngoại khoa, có chức năng chẩn đoán, điều trị, tầm soát ung thư và cung cấp đầy đủ các dịch vụ chăm sóc y tế cần thiết cho bệnh nhân ung thư bao gồm: hoá trị, xạ trị, điều trị ngoại khoa, điều trị nội khoa, ghép tế bào gốc...; đồng thời giúp kiểm soát các cơn đau bằng cách vật lý trị liệu, phong bế thần kinh ngoại biên, phong bế giao cảm,... Các bệnh thường gặp của khoa ung bướu có thể kể đến như: ung thư gan, ung thư phổi, ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến giáp, ung thư da, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày,...

Tìm hiểu bệnh Khó nuốt ở trẻ em

Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ

Lời khuyên của Bác sĩ giúp trẻ dễ dàng hơn cho việc ăn uống

Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt">bệnh khó nuốt. Nếu con của bạn mắc phải vấn đề này, hãy cho con của bạn ăn các loại thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt. Đôi khi trẻ em có thể nuốt các loại chất lỏng đặc tốt hơn so với các chất lỏng thông thường. Các loại đồ uống nhiều năng lượng và đạm có thể giúp tăng lượng chất dinh dưỡng của con bạn trong những lúc con bạn không thể ăn đủ các loại thức ăn thông thường.

Hãy nói chuyện với nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn nếu bạn đang lo lắng rằng con bạn không ăn đủ thức ăn. Bác sĩ có thể giới thiệu con bạn đến một chuyên gia trị liệu về giọng nói / phát âm. Chuyên gia y tế chuyên nghiệp này có thể dạy cho con của bạn cách để nuốt dễ dàng hơn và làm thế nào để giảm ho và nghẹt thở trong khi ăn uống. Người này cũng có thể giúp bạn tìm ra liệu và khi nào thì sự hỗ trợ dinh dưỡng (như cho ăn ống thông qua ống dẫn) là cần thiết. Đây là một số lời khuyên khác mà có thể giúp bạn:

    Cố gắng để con của bạn nạp lượng chất lỏng được khuyến khích mỗi ngày và làm đặc dần đến khi nó trở nên dễ dàng để nuốt. Hãy nói chuyện với nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn về lượng chất lỏng mà con bạn nên cố gắng để nạp vào cơ thể trong mỗi ngày.

Các loại sản phẩm làm đặc thức ăn

Hãy nói chuyện với nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn về việc sử dụng các sản phẩm đặc để giúp con của bạn có thể nuốt được thức ăn. Dưới đây là một số cách mà bạn có thể áp dụng để làm chất lỏng đặc hơn và dễ dàng nuốt hơn.

    Gelatin : Sử dụng hỗn hợp này để nhúng bánh ngọt, bánh quy, bánh quy giòn, bánh mì, trái cây xay nhuyễn, và thức ăn lạnh khác: trộn 1 muỗng canh gelatin không mùi vào một lượng nước tương đương với 2 tách trà cho đến khi hòa tan; rưới trên thức ăn. Đợi cho đến khi thức ăn được thấm đều.
  • Khoai mì, bột mì và bột bắp : Sử dụng để làm chất lỏng trở nên đặc. Cần lưu ý phải nấu chín chúng trước khi sử dụng.
  • Những chất làm đặc được bán sẵn : Làm theo hướng dẫn sử dụng, và dùng để điều chỉnh độ đặc của chất lỏng.
  • Rau xay nhuyễn và khoai tây ăn liền : Sử dụng cùng với món súp. Bạn nên lưu ý rằng chúng sẽ làm thay đổi mùi vị của món ăn.
  • Ngũ cốc từ gạo dành cho trẻ nhỏ hoặc pudding ăn liền : Dùng để tạo ra các sản phẩm đặc. Chúng cũng sẽ làm thay đổi hương vị món ăn.
Nếu chất lỏng đặc thật sự cần thiết cho trẻ, bạn cũng có thể con ăn buttermilk (sữa có vị chua), thức uống như eggnog (hỗn hợp từ kem, sữa, đường, lòng đỏ trứng, bột quế/hoặc nhục đậu khấu), sữa trứng, sữa chua, và kem.

Tài liệu tham khảo

http://www.cancer.org/treatment/childrenandcancer/whenyourchildhascancer/nutritionforchildrenwithcancer/nutrition-for-children-with-cancer-treatment-side-effects-trouble-swallowing

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-tim-hieu-benh-kho-nuot-o-tre-em-383.html)

Tin cùng nội dung

  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Khó nuốt là tình trạng có thể xảy ra đối với bệnh nhân bị ung thư hoặc đang dùng các phương pháp điều trị liên quan. Nếu bạn gặp vấn về này, hãy ăn thực phẩm lỏng và mềm.
  • Khó nuốt có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Nếu khó nuốt, bạn hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt, vì nguyên nhân gây ra khó nuốt có thể là do một bệnh lý nặng như ung thư thực quản.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY