Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

6 điều cha mẹ quen nói với con, tưởng tốt nhưng lại gây hại đến tâm lý trẻ

Đôi khi, nhưng câu nói tưởng bình thường của cha mẹ lại vô tình đặt áp lực lên trẻ.

Cha mẹ lúc nào cũng yêu thương con cái vô điều kiện. Tuy nhiên, chính vì thế mà họ lại dành cho con rất nhiều kì vọng, mong con luôn giỏi giang, trở thành người nọ, người kia trong tương lai. Có điều cha mẹ không biết rằng tình yêu đúng nghĩa chính là khi để con được trưởng thành một cách tự lập, được lớn lên trong hạnh phúc mà không phải những áp lực vô hình.

Dưới đây là những điều nhiều đứa trẻ vẫn được nghe hàng ngày từ bố mẹ. Nghe qua tưởng bình thường nhưng vô tình lại tạo cho con rất nhiều áp lực. Điều này có thể ảnh hưởng tới nhận thức, tính cách và tâm lý của trẻ trong tương lai.

1. "Con là giỏi nhất. Không ai có thể so sánh với con"

Câu nói này quá quen thuộc với nhiều ông bố, bà mẹ. Thực lòng mà nói trong mắt bố mẹ, con luôn là duy nhất và có thể là giỏi nhất. Khi nói điều này, cha mẹ chỉ muốn thể hiện bản thân rất yêu thương con chứ không hàm ý muốn so sánh con với ai cả. Tuy nhiên, điều này đôi khi khiến trẻ bị hiểu lầm về bản thân mình.

Nó sẽ dẫn đến hậu quả là những đứa trẻ không dám thử thách bản thân trước một điều gì đó mới mẻ, vì chúng e sợ sẽ thất bại và không đáp lại được sự mong đợi của cha mẹ mình. Thay vì nói như thế, cha mẹ có thể nói theo cách khác như "Con đã nỗ lực rất nhiều và mẹ thấy rằng con đã tốt hơn bản thân con của ngày hôm qua".

2. "Cấm được đánh em, các con là anh chị em cơ mà"

Đây là câu được nhiều bà mẹ sử dụng trong gia đình có nhiều con. Việc xảy ra mâu thuẫn với các bé là điều không thể tránh khỏi. Cha mẹ nhiều khi hay có thói quen ép con lớn phải nhường con bé. Khi các con xảy ra chuyện, câu đầu tiên ba mẹ thường hay nói là "Lại đánh em, cấm đánh em" mà không tìm hiểu lý do thực sự của vấn đề.

Với trẻ nhỏ, công bằng là điều rất quan trọng. Khi giải quyết vấn đề giữa anh chị em, cha mẹ tuyệt đối không thiên vị, con nào sai đều phải nói lời xin lỗi. Bởi vậy khi nói "cấm đánh em" hay "đừng có làm đau em" chắc chắn sẽ không hiệu quả so với việc giải thích cặn kẽ vì sao con không nên làm như vậy.

Hãy khuyến khích con bạn giải tỏa những cảm xúc tiêu cực của chúng lên gối hoặc đồ chơi bằng bông, hay vẽ một bức tranh phản ánh lại cảm xúc, hoặc đơn giản là diễn tả lại cảm xúc bằng lời nói.

3. "Chuyện nhỏ ấy mà, con quan tâm làm gì"

Với cha mẹ, bạn đôi khi sẽ cảm thấy vấn đề của con thật nhỏ nhặt. Thế nhưng, với những đứa trẻ, chuyện đó lại cực kỳ lớn lao. Đơn giản là chuyện người bạn không chơi với con, con làm đổ nước ra bàn hay đơn giản là một món đồ chơi nào bị mất. Việc cha mẹ cho rằng đó là "chuyện nhỏ" hay chuyện vô nghĩa đều làm con cảm thấy rất buồn.

Đôi khi, có những ông bố, bà mẹ thất hứa nhưng cũng nói với con rằng thôi bỏ qua đi. Tuy nhiên, điều này sẽ gây ảnh hưởng tâm lý nặng nề cho trẻ. Con có thể cho rằng người lớn chỉ hứa suông, mình không nên tin vào điều đó. Sau này con cũng có thể trở thành đứa trẻ không coi trọng lời hứa.

Ảnh minh hoạ.

4. "Con lo học đi, việc khác cứ để bố mẹ lo"

Một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà trẻ cần phải có được khi còn nhỏ chính là khả năng xác định khi nào chúng thực sự cần đến sự giúp đỡ và khi nào chúng có thể tự mình giải quyết.

Rất nhiều bậc cha mẹ đã đi trước nhu cầu của con cái, ví dụ, họ giúp chúng làm bài tập về nhà, điều mà một đứa trẻ có thể tự làm. Sau này khi trưởng thành, chúng sẽ cảm thấy thực sự khó khăn với việc bắt đầu một cái gì đó mới, bởi vì chúng sợ thất bại.

5. "Thôi để đấy, làm lại hỏng việc, bố mẹ làm tí là xong"

Nếu bạn cứ lặp đi lặp lại câu nói này, nó sẽ dẫn đến việc khiến con bạn cảm thấy bị ức chế tâm lý. Sau khi nghe những lời này, đứa trẻ có khả năng sẽ đánh rơi và phá vỡ những thứ đó bởi vì bạn đã định hình cho chúng kết quả này.

Nếu như bạn sợ rằng con bạn có thể phá vỡ hoặc làm hỏng một số thứ có giá trị, bạn có thể nói "Hãy cẩn thận, cha/mẹ sợ rằng nó có thể bị vỡ".

6. "Con trai không được khóc, có tí chuyện mà khóc lóc là sao"

Cha mẹ nên cho con được bộc lộ cảm xúc của bản thân, đồng thời dạy con cách thừa nhận cảm xúc của chính mình. Dù là con trai hay con gái, còn đều có quyền được thể hiện cảm xúc, khi vui thì cười, khi buồn thì khóc, khi giận dữ cần tìm cách giải tỏa. Việc che giấu cảm xúc khiến con ngày càng trở nên tự ti, lầm lì, sợ hãi.

Bài viết mang tính tham khảo.

Theo Báo Tổ quốc

Link bài gốc Lấy link

https://ttvn.toquoc.vn/6-dieu-cha-me-quen-noi-voi-con-tuong-tot-nhung-lai-gay-hai-den-tam-ly-tre-20231130082404417.htm

Theo Báo Tổ quốc

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/6-dieu-cha-me-quen-noi-voi-con-tuong-tot-nhung-lai-gay-hai-den-tam-ly-tre/20240103042357031)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Nhà mỗi cậu quý tử độc đinh, từ nhỏ tới lớn cậu muốn gì cha mẹ chiều nấy, còn mỗi vớt trăng dưới nước, hái sao trên trời là cậu chưa được toại nguyện.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY