Khoa học hôm nay

Bộ tộc chọc thủng màng nhĩ từ bé để có thể bơi lặn như cá, một bộ phận trên cơ thể lớn bất thường

Người dân của bộ tộc này sở hữu bộ phận cơ thể đặc biệt cùng sở trường bơi lặn như cá và lối sống kỳ lạ không giống ai.

Ở trên vùng biển ở Philippines, Malaysia và Indonesia có một bộ tộc kỳ lạ tên là Bajau sinh sống. Hầu hết sinh hoạt của người Bajau đều là lênh đênh trên mặt nước nên ai cũng có khả năng bơi lội như "người cá". Do đó, họ thường được gọi là "những thợ lặn tự do tài hoa", sở hữu năng lực dưới nước vô cùng vượt trội.

Ảnh minh hoạ.

Cụ thể, người Bajau có thể lặn 8 tiếng mỗi ngày dưới biển, có người thậm chí còn dành 60% cuộc đời của mình ở dưới nước. Người ta ghi nhận khả năng nín thở của người Bajau lên tới 13 phút và có thể sinh tồn ở độ sâu lên tới 60 mét. Tại bộ tộc này, từ già đến trẻ, nam đến nữ đều rất mê lặn.

Để có thể bơi lặn giỏi như vậy, người bajau ngay từ nhỏ để học bơi đã phải đã chọc thủng màng nhĩ của mình. nguyên nhân là bởi càng xuống sâu áp lực nước càng lớn, nếu không làm vậy thì khi họ bơi dưới nước sẽ bị nổ màng nhĩ bất cứ lúc nào. thường thì sẽ mất một tuần để tai của đứa trẻ hồi phục, dù đau đớn nhưng trải qua quá trình này khi bơi lội người ta sẽ không còn thấy đau đớn nữa. tất nhiên, đi kèm với lợi ích luôn là rủi ro, người bajau hầu hết đều nặng tai, thậm chí là điếc. bù lại mắt của họ tinh gấp 2 người thường, có thể quan sát rõ ràng mọi thứ dưới nước.

Trẻ em Bajau được học bơi từ nhỏ

Đặc biệt, theo nghiên cứu của Melissa Llardo đến từ Trung tâm Geogenetics của Đại học Copenhagen, Đan Mạch, thì lá lách của người Bajau lớn hơn tới 50% so với người Saluan sống trên đất liền ở Indonesia. Từ đó cho thấy tộc người này đã tiến hóa để thích nghi được với môi trường sống của mình. Lá lách lớn hơn đồng nghĩa với việc lượng tế bào hồng cầu dự trữ trong cơ thể sẽ lớn hơn, cung cấp nhiều oxy hơn cho con người khi ở dưới nước.

Vì sống nhờ nước nên người Bajau đã tự hình thành một cộng đồng bán du mục trên vùng biển. Họ chủ yếu ăn cá và chuối, chống nắng bằng cách trộn tinh bột sắn với nước, lá khô rồi bôi lên mặt. Trải qua khoảng thời gian dài gắn bó với đại dương nên người Bajau không thuộc bất cứ quốc gia nào, nói cách khác họ không có quốc tịch, không có quyền công dân, cũng không có các phúc lợi xã hội như những người bình thường.

- Video: Khám phá sự hùng vĩ của kim tự tháp Giza. Nguồn: Drone Snap.


Theo SHTT&ST

Link bài gốc Lấy link

https://sohuutritue.net.vn/bo-toc-choc-thung-mang-nhi-tu-be-de-co-the-boi-lan-nhu-ca-mot-bo-phan-tren-co-the-lon-bat-thuong-d202069.html

Theo SHTT&ST

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/bo-toc-choc-thung-mang-nhi-tu-be-de-co-the-boi-lan-nhu-ca-mot-bo-phan-tren-co-the-lon-bat-thuong/20240101095507109)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY