Ung bướu hôm nay

Khoa ung bướu là một trong những chuyên khoa quan trọng của phân ngành ngoại khoa, có chức năng chẩn đoán, điều trị, tầm soát ung thư và cung cấp đầy đủ các dịch vụ chăm sóc y tế cần thiết cho bệnh nhân ung thư bao gồm: hoá trị, xạ trị, điều trị ngoại khoa, điều trị nội khoa, ghép tế bào gốc...; đồng thời giúp kiểm soát các cơn đau bằng cách vật lý trị liệu, phong bế thần kinh ngoại biên, phong bế giao cảm,... Các bệnh thường gặp của khoa ung bướu có thể kể đến như: ung thư gan, ung thư phổi, ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến giáp, ung thư da, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày,...

Nguy cơ ung thư đầu cổ khi tiêu thụ Thuốc lá và lợi ích của việc bỏ Thuốc

Khói Thuốc lá gây hại cho cả người hút lẫn không hút Thuốc.

NHỮNG ĐIỂM CHÍNH:

    Khói Thuốc lá gây hại cho cả người hút lẫn không hút Thuốc.

CÁC DẠNG Thuốc LÁ VÀ nguy cơ ung thư ĐẦU-CỔ

Thuốc lá và các sản phẩm khác có nguồn gốc từ Thuốc lá cũng như những hình thức tiêu thụ Thuốc lá khác nhau đều nguy hại với sức khỏe nói chung, và là nguyên nhân của nhiều bệnh lý ung thư, trong đó có ung thư đầu-cổ. Lý do là vì tất cả các sản phẩm này đều chứa nicotine và các chất gây ung thư, dù có khói hay không khói. Bên cạnh những sản phẩm hay gặp như Thuốc điếu hay xì gà còn có các dạng khác là:

• Thuốc lá không khói hay còn gọi là Thuốc lá nhai, hít và ngậm.

• Thuốc tẩu: gây ung thư phổi và tăng nguy cơ ung thư khoang miệng, họng, thanh quản và thực quản.

• Thuốc hút bằng ống điếu (có các tên như hookah, waterpipe, argileh, ghelyoon, hubble bubble, shisha, boory, goza và narghile): Ống điếu là dụng cụ để hút Thuốc. Khói Thuốc sẽ đi qua những chén chứa nước trước khi được hít vào. Một số người nghĩ rằng dùng ống điếu sẽ ít nguy hại và ít gây nghiện hơn cách hút thông thường, nhưng cần nhớ rằng khói Thuốc dù đã sục qua nước, đều chứa các chất hóa học như carbon monoxide và các chất gây ung thư.

• Thuốc bidi (một dạng Thuốc lá trộn thảo dược): là Thuốc có vị được tạo ra khi cuộn lá Thuốc với lá khô từ cây tendu, một loại cây từ Ấn Độ. Dùng Thuốc bidi có liên quan đến đau tim và ung thư ở khoang miệng, họng, thanh quản, thực quản và phổi.

• Thuốc kretek (một dạng Thuốc trộn thảo dược khác): là dạng Thuốc điếu được trộn từ lá Thuốc và cây đinh hương. Hút kretek có liên quan đến ung thư phổi và các loại ung thư khác.

Phần sau đây, xin trình bày tác hại của Thuốc lá hút và những dạng tiêu thụ đặc biệt cũng có tác hại nghiêm trọng nhưng chưa được biết đến.

Thuốc lá hút

Khói Thuốc lá chứa các chất hóa học gây hại cho cả người hút Thuốc và người không hút. Hít phải khói Thuốc dù chỉ là lượng nhỏ cũng có thể gây hại. Trong khói Thuốc chứa hơn 7000 chất hóa học, trong số đó, ít nhất có 250 chất được biết là có hại, bao gồm hydrogen cyanide (HCN), carbon monoxide (CO), và ammonia (NH3) và ít nhất 69 chất có khả năng gây ung thư. Chúng bao gồm những chất sau đây: asen, benzene, Beryllium (một kim loại độc hại); 1,3- butadien (một loại khí độc hại), cadmium, Chromium (một nguyên tố kim loại), ethylene oxide, Niken (một nguyên tố kim loại), Polonium-210 (một nguyên tố hóa học phóng xạ), vinyl clorua…Hút Thuốc lá và phơi nhiễm với khói Thuốc gây ra hơn 440.000 trường hợp ch*t sớm mỗi năm ở Hoa Kỳ. Trong số những trường hợp Tu vong này, khoảng 40% là do ung thư.

Thuốc lá không khói

Thuốc lá không khói dùng để chỉ các dạng Thuốc lá không đốt khi sử dụng như Thuốc lá nhai, ngậm, hít, có cả dạng nuốt và không nuốt được. Nicotine trong Thuốc lá được hấp thu qua niêm mạc miệng. Loại Thuốc lá này phổ biến ở nhiều châu lục trên thế giới với nhiều dạng và phương thức tiêu thụ khác nhau, và dù sử dụng bằng cách nào thì Thuốc lá không khói cũng được ghi nhận có chứa ít nhất 28 chất hóa học khác nhau có khả năng gây ung thư, trong đó độc hại nhất là hợp chất nitrosamine. Thuốc lá không khói có thể gây ung thư khoang miệng, thực quản và tụy tạng. Không có bằng chứng cho thấy Thuốc lá không khói ít nguy hại hơn các dạng Thuốc lá khác đối với sức khỏe cũng như không có khuyến cáo dùng Thuốc lá không khói để hỗ trợ cai nghiện Thuốc lá.

Hút Thuốc lá thụ động

Hút Thuốc lá thụ động (hay còn gọi là hút Thuốc thứ cấp, bị động, gián tiếp) là sự kết hợp của luồng khói Thuốc phụ (sidestream smoke – luồng khói gây ra từ sản phẩm Thuốc lá bị đốt) và luồng khói Thuốc chính (mainstream smoke – luồng khói do người hút thở ra).

Mọi người có thể hút Thuốc lá thụ động ở bất kỳ nơi nào có người hút Thuốc lá, kể cả chính người đang hút Thuốc. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thành phần các hóa chất được tìm thấy trong khói Thuốc lá thụ động, như loại Thuốc lá, hóa chất được thêm vào, cách hút, và loại vật liệu bao bọc điếu Thuốc lá.

Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ, Chương trình chất độc quốc gia Mỹ, Bộ y tế Mỹ, và Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư đã phân loại khói Thuốc lá thụ động là một tác nhân gây ung thư cho con người. Hít phải khói Thuốc lá thụ động gây ung thư phổi ở người không hút Thuốc. Một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng khói Thuốc lá thụ động có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư khoang mũi xoang, và ung thư mũi họng ở người lớn và tăng nguy cơ ung thư máu, ung thư hạch, và các khối u não ở trẻ em.

Không có một mức độ an toàn nào cho việc tiếp xúc với khói Thuốc lá thụ động. Thậm chí ngay ở mức độ thấp, khói Thuốc lá thụ động cũng đã có thể gây hại. Cách duy nhất để bảo vệ người không hút Thuốc khỏi phải tiếp xúc với khói Thuốc lá thụ động là loại bỏ hoàn toàn việc hút Thuốc trong môi trường sống và làm việc. Các phương pháp như: cách ly người hút Thuốc lá khỏi người không hút Thuốc, làm sạch không khí, hay thông gió các tòa nhà đều không thể loại bỏ hoàn toàn việc tiếp xúc với khói Thuốc lá thụ động.

Thuốc lá “nhẹ”

Một số loại Thuốc lá được thiết kế với các tính năng sau đây và được bán trên thị trường với tên gọi Thuốc lá “nhẹ”:

    Bộ lọc cellulose acetate (để giữ lại hắc ín).
Khi phân tích bằng máy hút Thuốc, khói từ Thuốc lá “nhẹ” có nồng độ hắc ín thấp hơn khói từ Thuốc lá thông thường. Đây thật sự là một điều nguy hiểm đối với những ai lựa chọn loại Thuốc lá này vì nghĩ rằng sẽ giảm được tác hại do Thuốc lá gây ra. Đặc điểm của Thuốc lá làm giảm lượng hắc ín là cũng làm giảm lượng nicotine. Người hút Thuốc thường thèm nicotine, nên họ có thể hít sâu hơn, nhanh hơn, hoặc thường xuyên hơn; hoặc hút thêm Thuốc lá mỗi ngày để cung cấp đủ lượng nicotine thỏa mãn cơn thèm. Điều này có nghĩa là bạn có thể hít phải một lượng hắc ín từ một điếu Thuốc lá “nhẹ” bằng với lượng hắc ín từ một điếu Thuốc lá thông thường, tất cả phụ thuộc vào cách bạn hút Thuốc. Hít sâu hơn, dài hơn, và thường xuyên hơn sẽ dẫn đến việc tiếp xúc với hắc ín lớn hơn. Ngoài ra, môi hoặc ngón tay của người hút Thuốc có thể làm bít các lỗ thông gió trong bộ lọc, dẫn đến tiếp xúc với hắc ín nhiều hơn.

Vì lý do đó, ngày 22 tháng sáu năm 2009, Hoa Kỳ đã ban hành luật phòng chống gia đình hút Thuốc và Đạo luật kiểm soát Thuốc lá. Một quy định của điều luật mới, cấm nhà sản xuất Thuốc lá sử dụng các thuật ngữ “thấp” và “nhẹ” trên nhãn sản phẩm và quảng cáo. Tuy nhiên, một số hãng Thuốc lá chuyển sang sử dụng phương pháp đóng gói mã hóa bằng màu (những công ty khác nhau sẽ có những qui ước về màu sắc khác nhau cho các loại sản phẩm “thấp” và “nhẹ” của mình) để bán trên thị trường.

LỢI ÍCH CỦA VIỆC TỪ BỎ Thuốc LÁ

Những lợi ích bạn nhận được ngay khi bỏ Thuốc lá

Lợi ích tức thời cho sức khỏe khi bỏ Thuốc rất đáng kể:

    Nhịp tim và huyết áp, thường cao bất thường khi hút Thuốc lá, trở lại bình thường.

Lợi ích lâu dài của từ bỏ Thuốc lá

Bỏ Thuốc giúp giảm nguy cơ ung thư và những bệnh khác như tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Người bỏ Thuốc, bất kể ở lứa tuổi nào, thì ít khả năng bị Tu vong do các bệnh lý liên quan đền hút Thuốc lá:

    Bỏ Thuốc khi 30 tuổi: các nghiên cứu đã cho thấy rằng người bỏ Thuốc khi 30 tuổi giảm nguy cơ ch*t sớm do các bệnh liên quan đến Thuốc lá lên hơn 90%.

Việc bỏ Thuốc có giảm nguy cơ bị ung thư không?

Bỏ hút Thuốc giảm nguy cơ phát triển và Tu vong vì ung thư. Tuy nhiên, mất khá nhiều năm sau khi bỏ Thuốc thì nguy cơ ung thư mới bắt đầu giảm. Lợi ích này tăng lên tỉ lệ thuận với thời gian không tiếp xúc với khói Thuốc.

Nguy cơ Tu vong sớm và khả năng phát triển ung thư từ hút Thuốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm số năm một người hút Thuốc, số lượng Thuốc hút mỗi ngày, độ tuổi bắt đầu hút Thuốc, và lúc bỏ Thuốc, người đó đã bị bệnh hay chưa. Với người đã mắc phải ung thư, bỏ Thuốc giúp làm giảm nguy cơ bị ung thư thứ phát.

Vậy người đã bị chẩn đoán ung thư có nên bỏ Thuốc không?

Có nhiều nguyên nhân để người dù đã có chẩn đoán ung thư nên bỏ hút Thuốc. Với những ai phải phẫu thuật, hóa trị hoặc các điều trị khác, bỏ Thuốc giúp tăng khả năng lành thương và đáp ứng với liệu pháp điều trị. Nó còn giảm nguy cơ viêm phổi và suy hô hấp. Hơn nữa, bỏ Thuốc giảm nguy cơ ung thư tái phát hoặc phát triển một ung thư thứ phát.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nguy-co-ung-thu-dau-co-khi-tieu-thu-thuoc-la-va-loi-ich-cua-viec-bo-thuoc-331.html)

Tin cùng nội dung

  • Gần đây, kết quả tổng hợp từ các nghiên cứu trong thời gian dài chứng minh rằng thức uống có cồn cũng góp phần làm tăng nguy cơ của nhóm ung thư vùng đầu cổ.
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Bất chấp những tranh cãi về khả năng gây ung thư hoặc tác dụng phòng ngừa ung thư từ nhiều nghiên cứu, trà yerba mate vẫn tiếp tục được cho là thức uống sức khỏe và được bày bán trên thị trường Việt Nam với nhiều mẫu mã, hình thức và công dụng giúp giảm cân, phòng ngừa lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Những phát hiện trái ngược này dẫn tới những nghi vấn rằng mate là thức uống bổ dưỡng hay nguy cơ đối với sức khỏe, nhất là ung thư đầu – cổ.
  • Ung thư vùng đầu – cổ thường bắt nguồn từ lớp tế bào gai nằm lót trong bề mặt ẩm ướt ở vùng đầu cổ (ví dụ như trong miệng, mũi, họng), và thường phát triển thành ung thư biểu mô tế bào gai. Ung thư vùng đầu – cổ cũng có thể bắt nguồn từ các tuyến nước bọt, nhưng tương đối ít gặp. Các tuyến nước bọt chứa nhiều loại tế bào có thể ung thư hóa, vì vậy có nhiều dạng ung thư tuyến nước bọt khác nhau.
  • Cai nghiện Thuốc lá là một quá trình đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, ý chí và quyết tâm của bản thân người nghiện cũng như sự ủng hộ của những người xung quanh. Mặc dù không dễ dàng, nhưng nhiều người đã thành công. Bên cạnh những biện pháp giúp khắc phục các triệu chứng khi cai nghiện Thuốc lá, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện những dòng sản phẩm hỗ trợ giúp quá trình cai nghiện trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Niềm vui và nụ cười nở nhiều hơn trên môi những bệnh nhi ung thư của viện Nhi Trung ương khi được nhận quà Tết từ tay Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chiều ngày 6/2.
  • 2 công ty dược phẩm phải trả tới 6 tỉ USD do những cáo buộc che giấu nguy cơ gây ung thư bàng quang của Thuốc Actos
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY