Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

5 chứng rối loạn tâm lý thường gặp với chị em công sở, không nhận biết sớm sẽ gây ra hậu quả nặng nề

Đừng bỏ qua vì rất có thể chính bạn cũng đang mắc phải một trong năm hội chứng này!

Ngày nay, có rất nhiều người là nạn nhân của chứng bệnh rối loạn tâm lý. Mỗi khi nhắc đến các bệnh tâm lý, hầu hết mọi người đều nghĩ là các vấn đề trầm trọng về thần kinh mà không hề biết rằng nó luôn tiềm ẩn trong nét tính cách phổ biến như cẩu thả, đa nghi, nhạy cảm... Trường hợp người hay mắc phải các bệnh tâm lý nhất chính là dân công sở, đặc biệt người trẻ mới vào nghề. Chị em văn phòng sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi nhận ra chính mình trong 5 chứng bệnh tâm lý dưới đây!

1. Social Anxiety Disorder (SAD) - Rối loạn ám ảnh xã hội

Nghe tên thì lạ nhưng đây lại là chứng bệnh không hề khó hiểu. Có bao giờ trong mỗi cuộc họp, bạn luôn là người im lặng, không bao giờ dám đứng lên phát biểu ý kiến của mình mặc dù đã cất công nghiên cứu? Đã bao giờ bạn thấy những ngày dài đến công ty chỉ đơn giản là những chuỗi ngày chấm công, không bao giờ giao du với đồng nghiệp? Bạn lo lắng mỗi khi có người nào đó bắt chuyện với mình, mỗi lần nhắc đến hội họp hay tiệc tùng ở công ty là lại sợ xanh mặt?

Ảnh minh họa.

Trên đây là những biểu hiện tâm lý của bệnh rối loạn ám ảnh xã hội. SAD được mô tả là sự sợ hãi quá mức với xã hội. Chứng bệnh này rất phổ biến tuy nhiên mọi người lại không nghĩ đây là một căn bệnh mà chỉ cho rằng do tính cách hình thành nên. Vì vậy, ít ai có thể nhận thức được để đi tìm sự giúp đỡ mà luôn âm thầm chịu đựng. Chị em lưu ý nhé, những biểu hiện như hay ngại ngùng, lo sợ, nhút nhát... cũng có thể là những dấu hiệu cho việc chị em đang mắc SAD.

2. Generalized Anxiety Disorder (GAD) - Rối loạn lo âu toàn thể

Lo lắng, phiền muộn, bồn chồn... là những cảm giác thường trực của con người, đặc biệt là với dân công sở. Khi môi trường làm việc ngày càng khắc nghiệt và áp lực gia tăng, chị em luôn trong trạng thái phòng bị, sợ hãi mỗi khi phải đối mặt với sếp hay đồng nghiệp.

Những cảm giác lo âu bình thường đóng vai trò như một hệ thống báo động để cảnh báo bạn đang đối mặt với những nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu cứ để tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng tới năng suất làm việc, luôn cảm thấy không thể thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn của sự chán chường, trở nên tự ti và mất niềm tin vào cuộc sống.

3. Major Depressive Disorder (MDD) - Hội chứng trầm cảm

Một thực tế đến khó tin là có tới 80% số chúng ta mắc bệnh trầm cảm vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Cũng phải thôi khi cuộc sống chưa bao giờ là màu hồng, ai mà chẳng có lúc vướng phải những muộn phiền. Những biểu hiện dễ thấy của bệnh trầm cảm là mất hứng thú trong mọi việc.

Tưởng tượng một buổi sớm thức dậy bạn không còn động lực để đi làm nữa, sau mỗi ca làm chỉ lặng lẽ ăn cơm trưa chứ không còn thích thú với những câu chuyện bát quái của đồng nghiệp... rõ ràng luôn ở giữa đám đông nhưng lúc nào cũng thấy mình thật lạc lõng. Nghe thì giống một trạng thái tụt mood bình thường thôi, nhưng đừng coi thường nhé chị em.

Nếu triệu chứng này kéo dài ngày qua ngày, các cảm xúc tiêu cực ngày càng gia tăng với mức độ nghiêm trọng hơn, hậu quả thật không lường tới. Thậm chí có những trường hợp vì mắc phải bệnh trầm cảm mà nghĩ đến việc kết thúc sinh mệnh của mình.

4. Obsessive - Compulsive Disorder (OCD) - Rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Như cái tên của hội chứng, người mắc phải luôn lo lắng, rối loạn về một vấn đề nhất định và họ cưỡng chế bản thân mình ở trong vòng lặp đi lặp lại. Ví dụ như khi đi làm, bạn tự tạo cho mình những quy định bắt buộc chính mình phải tuân theo như trước mỗi cuộc họp chốt đề án không được cắt tóc, cắt móng tay để tránh xui xẻo, chỗ làm việc thì luôn ngồi ở góc hướng ra ngoài ban công... Dù cho biết rằng những việc mình làm là không cần thiết nhưng bạn vẫn cố chấp làm theo với suy nghĩ chỉ như thế bạn mới làm việc năng suất nhất.

5. Asperger’s Syndrome - Hội chứng Asperger

Asperger là chứng rối loạn tâm lý thường gặp, mô tả tình trạng của chứng tự kỷ nhẹ. đừng vội kỳ thị những người bị chẩn đoán mắc bệnh tự kỷ. vì họ có khả năng và trí tuệ hết sức bình thường, thậm chí còn có những người vô cùng giỏi song lại có khuynh hướng thích sự yên tĩnh, một mình và khả năng xã hội kém. chính vì vậy sẽ là thiệt thòi cho dân văn phòng khi mắc phải chứng bệnh này vì môi trường công sở luôn yêu cầu bạn phải nhanh nhạy, tinh tế và tháo vát.

Trên đây là 5 chứng bệnh tâm lý thường gặp ở chốn văn phòng. Chính áp lực công việc, deadline chồng chất khiến tâm lý chị em luôn căng như dây đàn, thần kinh căng thẳng. Đừng chủ quan với những dấu hiệu kể trên, nếu cứ xuề xòa cho qua sẽ dẫn đến những hậu quả không lường.

Điều cần làm ngay lúc này là chị em nên tìm sự giúp đỡ từ người thân hay bác sĩ tâm lý, gác lại công việc trước mắt, tự thưởng cho mình một lần xả hơi đúng nghĩa bằng những chuyến đi chơi xa hay làm những điều mà mình chưa được làm. Đời là mấy khi phải không chị em!

Theo Nhịp sống Việt

Link bài gốc Lấy link

https://nhipsongviet.toquoc.vn/5-chung-roi-loan-tam-ly-thuong-gap-voi-chi-em-cong-so-khong-nhan-biet-som-se-gay-ra-hau-qua-nang-ne-20191116150105286.htm

Theo Nhịp sống Việt

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/5-chung-roi-loan-tam-ly-thuong-gap-voi-chi-em-cong-so-khong-nhan-biet-som-se-gay-ra-hau-qua-nang-ne/20231219084350104)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c, và bệnh lý của bó vỏ gai.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Tại sao phụ nữ luôn lép vế hơn ở chốn công sở dù đã nỗ lực rất nhiều. Có thể bởi phái đẹp vẫn mắc phải những sai lầm phổ biến sau đây.
  • Bốc hỏa là một trong những triệu chứng phổ biến và ảnh hưởng thường xuyên nhất đến người phụ nữ khi trải qua thời kỳ mãn kinh.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Trị liệu và tư vấn tâm lý là phương pháp chữa bệnh nhằm mục đích cải thiện sức khoẻ tâm thần cho những bênh nhân bị rối loạn tâm thần hay những người đang gặp vấn đề về tâm lý hoặc hành vi. Với bệnh nhân tâm thần đang được chữa trị bằng Thu*c, trị liệu tâm lý giúp hỗ trợ kết quả điều trị.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY