Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Từng hét vào mặt con: Định làm khổ mẹ tới bao giờ, mẹ hoàn toàn thất vọng, tôi hối hận khi đọc tâm sự trong vở của con

Tôi là một người mẹ tồi, chỉ biết so sánh mà không thấu hiểu điều gì là tốt nhất dành cho con.

Tôi là mẹ của hai em bé, bé gái đầu 9 tuổi, bé út 7 tuổi. Tuy cùng là những đứa con mang nặng, đẻ đau nhưng hai đứa lại sở hữu tính cách vô cùng khác biệt. Trong khi con gái đầu rất ngoan, hiểu chuyện, tự giác học tập, đạt thành tích tốt và chưa từng để mẹ buồn lòng thì bé em nghịch ngợm, phá phách, vô tâm kinh khủng.

Mỗi lần ở bên con gái út, tôi cảm giác bất lực vô cùng, khó chịu và mất kiểm soát. Tôi la mắng, bực tức, quát con những câu như"Nhìn chị Linh kia kìa, sao con là em chị, cùng một mẹ đẻ ra mà không bằng nổi 1 phần 10 của chị thế", "Con định làm khổ mẹ tới bao giờ, học hành thế này thì ra đường cho sướng, đi học làm gì", "Không biết con có phải con mẹ không Trang ạ, mẹ thất vọng hoàn toàn vì con"...

Mỗi đêm nằm ngủ tôi đều suy nghĩ không biết bản thân đã sai ở đâu? Tại sao trong khi một đứa giỏi giang, ngoan ngoãn đến vậy thì đứa kia lại làm tôi buồn lòng đến thế. Và chắc nếu không đọc được những dòng tâm sự của con trong tập vở, tôi sẽ không bao giờ biết được bản thân lại là một người mẹ tồi tệ như vậy.

"Mẹ toàn so mình với chị Linh, mình ghét. Mình không thích học Toán, Tiếng Anh gì hết, chỉ muốn học đánh đàn và nhảy thôi. Mình cũng ghét mẹ luôn vì cứ so sánh mình hoài, nếu có cơ hội mình cũng chẳng muốn làm con của mẹ nữa, thà chẳng có mẹ còn thoải mái hơn"...

Những dòng chữ của con nhòe đi trước mắt tôi. Và cũng từ đây tôi nhận ra mình đã sai lầm trong cách ứng xử với con. Kì vọng là có, ước mong là có nhưng cách mà tôi dồn ép điều mà con chưa từng thích làm quả thực rất cực đoan. Tôi cứ nghĩ rằng nói con không bằng chị thì bé sẽ tự biết phải ganh đua mà cố gắng, nhưng thì ra tôi đang đẩy bé đến việc ghét chị và mẹ của mình.

Từng hét vào mặt con

Ảnh minh họa.

Mục đích của tôi chỉ là để con nhìn gương chị mà cố gắng, phấn đấu nhưng thực tế kết quả lại trái ngược. Khi bị so sánh, con đã rất tổn thương, cảm thấy mặc cảm, tự ti và tỏ ra ghét chị. Từ sau lần đó, tôi cố gắng bình tĩnh, tuyệt đối không đem 2 con ra so sánh. Tôi ủng hộ chuyện con muốn học đàn và nhảy, tất nhiên bé tỏ ra khá bất ngờ.

Chỉ vài tháng sau Trang dường như đã khác, vui vẻ và yêu mẹ hơn. Con bỗng nhiên hỏi "Sao mẹ lại thay đổi thế", tôi nói "vì mẹ đã sai, mẹ mong con khỏe mạnh, hạnh phúc và được làm điều mà con yêu thích, và mẹ rất vui vì con vẫn tin và yêu mẹ, mẹ đã sai khi trút hết mọi phản ứng tiêu cực lên con".

Con gái tôi im lặng nhưng đôi mắt ánh lên niềm hạnh phúc. Và con thay đổi, học hành tốt lên, vui vẻ, tích cực hơn. Hai mẹ con không còn những trận cãi vã, khó chịu như trước và tôi cũng cảm thấy thoải mái hơn khi trút được gánh nặng trong lòng. Phải chăng khi bớt kì vọng, biết yêu thương nhiều hơn chính là chìa khóa để cuộc sống thêm hạnh phúc.

Trẻ con mỗi đứa một tính cách. Có bạn học siêu nhanh, có bạn tiếp thu chậm hơn nhưng là do đó chưa phải là thế mạnh của bé. Chỉ cần con vẫn cố gắng, vẫn tiến bộ từng chút một, thì nhất định con sẽ về tới đích trên con đường của chính mình! Thế giới của các con nhỏ bé lắm. Tâm hồn của con trẻ có lẽ cũng non nớt và mong manh hơn tưởng tượng của người lớn chúng ta nhiều.

Vậy nên nếu có thể thì bố mẹ hãy kiên nhẫn với các con thêm một chút, dành nhiều hơn những lời khen ngợi khi con làm tốt, hạn chế bớt việc so sánh và trách móc nặng nề, thay vào đó, dùng những lời động viên, khích lệ và chỉ ra lỗi sai nhẹ nhàng để con cố gắng hơn trong những lần kế tiếp. Chỉ đơn giản vậy thôi, nhưng biết đâu, kết quả lại ngọt ngào ngoài mong đợi của chúng ta...

1

Theo San San/Nhịp sống Việt

Link bài gốc Lấy link

https://nhipsongviet.toquoc.vn/tung-het-vao-mat-con-dinh-lam-kho-me-toi-bao-gio-me-hoan-toan-that-vong-toi-hoi-han-khi-doc-tam-su-trong-vo-cua-con-2220222321277148.htm

Theo San San/Nhịp sống Việt

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/tung-het-vao-mat-con-dinh-lam-kho-me-toi-bao-gio-me-hoan-toan-that-vong-toi-hoi-han-khi-doc-tam-su-trong-vo-cua-con/20240403102500480)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Trị liệu và tư vấn tâm lý là phương pháp chữa bệnh nhằm mục đích cải thiện sức khoẻ tâm thần cho những bênh nhân bị rối loạn tâm thần hay những người đang gặp vấn đề về tâm lý hoặc hành vi. Với bệnh nhân tâm thần đang được chữa trị bằng Thu*c, trị liệu tâm lý giúp hỗ trợ kết quả điều trị.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY