Vận động trị liệu hôm nay

Khoa có nhiệm vụ nghiên cứu và áp dụng mọi biện pháp y học, tâm lý học, kỹ thuật phục hồi kết hợp với giáo dục, xã hội,... nhằm làm cho người tàn tật có thể thực hiện được tối đa những chức năng đã bị giảm hoặc mất đi do khiếm khuyết và suy giảm khả năng, do hậu chứng sau những bệnh lý như tai biến mạch máu não, tổn thương tủy sống, bệnh lý về cơ, viêm dây thần kinh tọa… Các bệnh trạng thường gặp tại khoa Vận động trị liệu như: tai biến mạch máu não, tổn thương tủy sống, bệnh lý về cơ, viêm dây thần kinh tọa…

Rối loạn vận động trong bệnh teo đa hệ thống

Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c, và bệnh lý của bó vỏ gai.
Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c , và bệnh lý của bó vỏ gai.

Ghi chú: MSA còn gọi là hội chứng Parkinson không điển hình ( atypical Parkinsonian syndromes) hay hội chứng Parkinson-Plus (Parkinsonism-Plus syndrome).

Phân loại bệnh teo đa hệ thống

Dựa vào triệu chứng thần kinh ưu thế, bao gồm thất điều, hội chứng parkinson và triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật, teo đa hệ thống được chia thành 3 nhóm:

MSA-A: Trước đây còn gọi là hội chứng Shy – Drager. “A= autonomic” trong autonomic nervous system có nghĩa là thần kinh thực vật. MSA-A là bệnh thoái hóa thần tăng tiến dần ưu thế rối loạn chức năng thần kinh thực vật .

MSA-P: Teo đa hệ thống thể Parkinson hay còn gọi là thoái hóa thể vân chất đen (striatonigral degeneration - SND).

MSA-C : Teo đa hệ thống thể tiểu não hay còn gọi là teo trám cầu tiểu não (olivopontocerebellar atrophy - OCPA).

Triệu chứng bệnh teo đa hệ thống bao gồm

    Đơ cứng, đóng băng hoặc chậm cử động.
  • Mất thăng bằng, mất phối hợp động tác.
  • Tụt huyết áp tư thế với giảm đáng kể huyết áp khi đứng, gây chóng mặt, choáng, ngất xỉu hoặc mờ mắt.
  • Bất lực ở nam, rối loạn đi tiểu, táo bón.

Chẩn đoán hình ảnh bệnh teo đa hệ thống

Chẩn đoán hình ảnh có thể là một công cụ hữu ích trong việc chẩn đoán MSA. MRI giúp phân biệt hai dạng MSA-C và MSA-P.

MSA-C: Teo đa hệ thống thể tiểu não hay còn gọi là teo trám cầu tiểu não (olivopontocerebellar atrophy - OCPA).

Hình MRI điển hình của bệnh nhân bị MSA-C hay OCPA: Teo cầu não chọn lọc với dẹt mặt dưới và dấu hiệu hình chữ thập hay bánh ngọt (Hot cross bun sign) ở cầu não (mũi tên vàng), tăng tín hiệu cuống tiểu não giữa hai bên (middle cerebellar peduncle - MCP sign) (mũi tên đen). Hình tăng tín hiệu được giải thích là do tăng lượng nước khi mất neuron ở cầu não và do tăng sinh thần kinh đệm (gliosis). Hình điển hình MSA –C là teo cuống tiểu não giữa, thùy giun, cầu não và trám hành dưới, bảo tồn màng mái, bó tháp và cuống tiểu não trên.

MSA-P: Teo đa hệ thống thể Parkinson hay còn gọi là thoái hóa thể vân chất đen (striatonigral degeneration - SND).

Hình MRI gợi ý MSA – P hay SND, với teo nhân bèo sẩm (putamen), tăng tín hiệu trên T2W bờ ngoài bèo sẩm tạo dấu hiệu khuyết giống khe nứt nhân bèo sẩm (slit-like void sign). Hình tăng tín hiệu được giải thích là do tăng lượng nước khi mất neuron ở bèo sẩm và do tăng sinh thần kinh đệm (gliosis).

Giải phẫu bệnh bệnh teo đa hệ thống

Giải phẫu bệnh của MSA bao gồm có thoái hóa thể vân chất đen và trám cầu tiểu não, có hiện tượng dư thừa số lớn các thể vùi trong bào tương của các tế bào thần kinh đệm. Các thể vùi (inclusion) là do các protein a-synuclein xoắn lại thành sợi tạo ra. Về mặt giải phẫu bệnh , bệnh MSA cùng với bệnh Parkinson và bệnh sa sút trí tuệ do thể Lewy được coi như có chung bản chất là rối loạn của a-synuclein, và được gọi là bệnh a-synuclein (alpha-synucleinopathy).

Điều trị bệnh teo đa hệ thống

Thu*c có thể được kê toa để điều trị một số triệu chứng liên quan đến bệnh. Levodopa và chất chủ vận dopamine được sử dụng để điều trị bệnh Parkinson có thể có hiệu quả trong điều trị triệu chứng chậm và cứng ở một số bệnh nhân. Hạ huyết áp tư thế có thể được cải thiện bằng các loại Thu*c làm tăng huyết áp. Khi MSA tiến triển, Thu*c ít có tác dụng. Trong trường hợp đã tiến triển và nặng hơn, nuôi ăn qua ống có thể cần thiết khi bệnh nhân không thể tự nuốt được.

Tiên lượng bệnh teo đa hệ thống

Hầu hết bệnh nhân có tiên lượng xấu với tỷ lệ sống trung bình 9 năm sau khởi phát bệnh, mặc dù có thể có sự thay đổi đáng kể. Yếu tố tiên lượng kém bao gồm:

    Cao tuổi lúc khởi bệnh.
Tài liệu tham khảo

http://www.aans.org/en/Patient
http://www.patient.co.uk/doctor/multiple-system-atrophy
http://en.wikipedia.org/wiki/Multiple_system_atrophy
http://radiocr.vn/Files_upload/ThoaiHoaThanNao.pdf
http://rad.desk.nl/en/43dbf6d16f98d
http://www.medscape.com/viewarticle/405229_2
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2771992/

Gilman S., Wenning G. K., Low P. A., Brooks D. J., Mathias C. J., et al. (2008), "Second consensus statement on the diagnosis of multiple system atrophy". Neurology, 71 (9), pp. 670-6
Gilman S., Wenning G. K., Low P. A., Brooks D. J., Mathias C. J., et al. (2008), "Second consensus statement on the diagnosis of multiple system atrophy". Neurology, 71 (9), pp. 670-6.
Tada M., Onodera O., Ozawa T., Piao Y. S., Kakita A., et al. (2007), "Early development of autonomic dysfunction may predict poor prognosis in patients with multiple system atrophy". Arch Neurol, 64 (2), pp. 256-60

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-roi-loan-van-dong-trong-benh-teo-da-he-thong-582.html)

Tin cùng nội dung

  • Em xin chào BS, ở phụ nữ thường mắc phải những rối loạn đi tiểu nào và có cách nào điều trị bệnh này không?
  • Cháu không ăn được cơm nữa toàn ăn cháo, khi ăn thấy đầy chướng bụng, bị đưa hơi lên cổ rất khó chịu, nếu ợ hơi được thì đỡ hơn.
  • Theo Đông y, ngải cau có vị cay, tính ấm, vào kinh thận, tác dụng ôn bổ thận khí, tráng dương, ôn trung, táo thấp, tán ứ, trừ hàn thấp, mạnh gân cốt.Cây ngải cau còn có tên là tiên mao, cồ nốc lan, sâm cau, tại một số địa phương vùng cao bà con gọi là soọng ca, thài léng,… thuộc họ tỏi voi lùn. Là loại cây thảo, sống lâu năm, cao 20 - 30cm hay hơn.
  • Rối loạn tăng động là bệnh lý thường gặp, chiếm tỉ lệ từ 3 - 6% ở trẻ em. Bệnh khởi phát sớm và thường gặp nhiều hơn ở các bé trai.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY