Tâm thần hôm nay

Khoa tâm thần hoạt động theo quy chế nội khoa, chữa trị bằng cách sử dụng thuốc thần kinh, tâm lý trị liệu và nhiều kỹ thuật khác. Nhiệm vụ của khoa còn bao gồm các công tác nghiên cứu, thăm khám, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa các rối loạn tâm thần - là những bất thường mang tính cảm xúc, hành vi, nhận thức và tri giác. Các bệnh lý thường gặp của khoa tâm thần như: rối loạn tâm thần, Alzheimer, Pick, tâm thần phân liệt, động kinh, rối loạn cảm xúc, stress, rối loạn tâm thần liên quan đến các chất gây nghiện, rối loạn nhân cách, rối loạn lưỡng cực, loạn tâm thần thực thể, trầm cảm,...

Rối loạn ám ảnh cưỡng bức là gì

Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
TỔNG QUAN

Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại. Những suy nghĩ và nghi thức do OCD gây ra có thể gây khó chịu và trở ngại cho cuộc sống thường nhật.

Những ý nghĩ khó chịu thường xuyên đó được gọi là ám ảnh. Để kiểm soát chúng, người bệnh thường cảm thấy có sự thôi thúc mạnh mẽ phải lặp lại những nghi thức hoặc hành vi nào đó gọi là xung động. Người bị OCD không thể kiểm soát những ám ảnh và hành vi xung động này. Phần lớn thời gian bệnh nhân bị những nghi thức này chi phối.

Ví dụ, nếu có người bị ám ảnh với chất bẩn và vi trùng, họ có thể hình thành xung động rửa tay nhiều lần. Nếu họ có ám ảnh sợ có người đột nhập, họ có thể thể khóa cửa đi rồi khoá lại nhiều lần trước khi đi ngủ. Việc sợ bị xấu hổ nơi công cộng có thể khiến bệnh nhân OCD bị xung động chải tóc nhiều lần trước gương- thỉnh thoảng họ bị “kẹt” trước gương và không thể rời ra được. Việc lặp đi lặp lại những nghi thức này rất không thoải mái. Có chăng, nó chỉ làm khuây khỏa tạm thời khỏi bị lo âu do ý nghĩ ám ảnh gây ra.

Những nghi thức thường gặp khác có thể là cần phải kiểm tra đi kiểm tra lại mọi việc, chạm vào đồ vật ( đặc biệt là theo một trình tự nhất định), hay đếm đồ vật. Một vài ám ảnh phổ biến như thường xuyên có ý tưởng bạo lực và làm hại những người thân, suy nghĩ dai dẳng về những hành vi T*nh d*c mà mình không thích, hay có những ý nghĩ không được phép theo niềm tin tôn giáo của mình. Người bị OCD cũng có thể bận tâm nhiều về trình tự và sự đối xứng, khó mà vứt bỏ đi bất cứ thứ gì (nên họ góp nhặt lại), hoặc tích trữ những vật dụng không cần thiết.

Những người bình thường cũng có nghi thức, chẳng hạn như kiểm tra bếp điện vài lần trước khi ra khỏi nhà. Khác biệt ở đây là người bị OCD thực hiện nghi thức này ngay cả khi nó gây trở ngại cuộc sống thường nhật và họ thấy khó chịu về những hành động lặp lại này. Mặc dù hầu hết người trưởng thành bị OCD nhận thức được việc họ đang làm là vô lý, những người khác và trẻ em có thể không nhận thức được hành vi của mình là không bình thường.

NGUYÊN NHÂN

Nguyên nhân rối loạn ám ảnh cưỡng bức

OCD có thể do di truyền, nhưng không ai biết chắc chắn tại sao có người bị rối loạn này còn những người khác thì không. Những nhà nghiên cứu đã phát hiện một vài khu vực trong não có liên quan đến sợ hãi và lo âu. Qua nghiên cứu về sợ hãi và lo âu trong não bộ, các nhà khoa học có thể tìm ra những phương pháp chữa trị tốt hơn. Các nhà nghiên cứu cũng đang tìm kiếm những mối liên hệ giữa căng thẳng và các yếu tố môi trường có thể có vai trò trong OCD

DẤU HIỆU & TRIỆU CHỨNG

Dấu hiệu & Triệu chứng rối loạn ám ảnh cưỡng bức

Người bị OCD thường

    Có những ý nghĩ, hình dung lặp đi lặp lại về nhiều thứ khác nhau, chẳng hạn như sợ vi trùng[TM1] , sợ bẩn, hay bị đột nhập; những hành động bạo lực; làm hại người thân, những hành vi T*nh d*c; những mâu thuẫn với niềm tin tôn giáo; hoặc quá ngăn nắp gọn gàng

Những ai có nguy cơ bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức cao?

Với nhiều người, OCD thường khởi phát từ thời thơ ấu hay thiếu niên. Phần lớn người rối loạn được chẩn đoán trước tuổi 19. Những triệu chứng của OCD thường đến rồi đi, khi thì nặng khi thì nhẹ khác nhau.

OCD ảnh hưởng đến khoảng 2.2 triệu người Mỹ trưởng thành. Rối loạn ảnh hưởng đến nam giới và nữ giới gần như tương đương về số lượng. Rối loạn thường bắt đầu từ thời thơ ấu, hay tuổi thanh thiếu niên. Một phần ba người mắc OCD trưởng thành có triệu chứng tiến triển từ khi còn là trẻ em. Nghiên cứu cũng chỉ ra OCD có thể di truyền trong gia đình.

CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán rối loạn ám ảnh cưỡng bức

Tiến triển của bệnh rất thay đổi. Triệu chứng có thể đến rồi đi, nhẹ đi qua thời gian, hoặc nặng lên. Nếu OCD trở nên trầm trọng, có thể khiến bệnh nhân không thể đi làm hay không hoàn thành các nghĩa vụ thường ngày trong gia đình. Người bị OCD có thể tự đối phó bằng[TM2] cách tránh những tình huống có thể kích hoạt ám ảnh, có khi họ có thể lạm dụng rượu hay ma tuý để tự trấn an.

OCD có thể đi kèm với các rối loạn ăn uống, các rối loạn lo âu khác, hoặc trầm cảm

Đầu tiên, bạn cần nói chuyện với bác sĩ về các triệu chứng của bạn. Bác sĩ của bạn cần khám để chắc là các triệu chứng này không do các vấn đề thực thể khác gây ra. Bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến gặp bác sĩ chuyên khoa tâm thần.

ĐIỀU TRỊ

Điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng bức

OCD thường được điều trị bằng trị liệu tâm lý, Thu*c, hoặc cả hai.

    Trị liệu tâm lý . Một dạng trị liệu tâm lý gọi là liệu pháp nhận thức hành vi đặc biệt hữu dụng trong điều trị OCD. Nó dạy bệnh nhân những cách suy nghĩ, hành động và phản ứng khác đi đối với những tình huống, để giúp họ bớt lo âu và sợ hãi mà không có những ý nghĩ ám ảnh hay hành động xung động. Một dạng trị liệu khác gọi là “tập nhiễm và ngăn ngừa đáp trả” rất hiệu quả để làm giảm các hành vi xung động trong OCD>
    Thu*c . Bác sĩ cũng có thể kê đơn Thu*c để điều trị OCD. Các loại Thu*c thường được kê đơn cho OCD là Thu*c giải lo âu và chống trầm cảm. Các loại Thu*c giải lo âu rất mạnh và có nhiều loại khác nhau. Có Thu*c có hiệu quả ngay từ đầu, nhưng nói chung là không nên sử dụng kéo dài.
Thu*c chống trầm cảm thường dùng đề điều trị trầm cảm, tuy nhiên chúng cũng đặc biệt hữu ích với OCD, có thể hơn cả các loại Thu*c giải lo âu. Thông thường mất khoảng 10 đến 12 tuần thì Thu*c bắt đầu có hiệu quả. Một vài Thu*c có thể gây ra các tác dụng phụ như nhức đầu, buồn nôn, hay khó ngủ. Những tác dụng phụ này thường không gây trở ngại lớn cho hầu hết mọi người, đặc biệt nếu bắt đầu với liều thấp và tăng chậm theo thời gian. Hãy trao đổi với bác sĩ của bạn về những tác dụng phụ mà bạn có thể gặp phải.

Điểm quan trọng cần biết là dù Thu*c chống trầm cảm có thể an toàn và hiệu quả cho nhiều người, chúng vẫn có thể gây rủi ro cho người khác, đặc biệt là trẻ em, trẻ vị thành niên và thanh niên. Một “danh sách đen” – những cảnh báo nghiêm trọng nhất mà Thu*c kê đơn có thể có – được dán lên nhãn các Thu*c chống trầm cảm. Những nhãn Thu*c này cảnh báo cho mọi người là Thu*c chống trầm cảm có thể làm người sử dụng có thể có ý tưởng tự sát hoặc có hành vi tự sát. Người sử dụng Thu*c chống trầm cảm cần được theo dõi chặt chẽ, đặc biệt là khi họ mới sử dụng Thu*c.

Có người mắc OCD đáp ứng tốt với liệu pháp nhận thức hành vi, đặc biệt là liệu pháp “tập nhiễm và ngăn ngừa đáp trả”. Những người khác lại đáp ứng tốt với Thu*c. Vẫn có người đáp ứng tốt nhất với phối hợp cả hai. Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn để biết điều trị nào là tốt nhất cho bạn.

OCD thường đáp ứng tốt với việc điều trị bằng một số loại Thu*c và/hoặc trị liệu tâm lý dựa trên tiếp xúc/phơi nhiễm, trong đó bệnh nhân đối diện với những tình huống gây sợ hãi hay lo lắng và trở nên ít mẫn cảm với chúng hơn (giải mẫn cảm). Viện Sức Khỏe Tâm Thần Quốc Gia Hoa Kỳ (NIMH) đang hỗ trợ những nghiên cứu về các phương pháp điều trị mới cho những bệnh nhân OCD không đáp ứng tốt với các trị liệu thông thường. Những phương pháp này bao gồm những dạng điều trị kết hợp và bổ sung, cũng như những kĩ thuật hiện đại như kích thích não sâu.

Sống chung với OCD rối loạn ám ảnh cưỡng bức

“Tôi không thể làm gì được mà không làm các động tác nghi thức đó . Nó xâm phạm vào mọi mặt cuộc sống của tôi. Tật đếm thật sự làm tôi bị mắc kẹt quá. Tôi gội đầu ba lần thay vì một lần chỉ vì số ba là may mắn mà số một thì không. Tôi mất nhiều thời gian khi đọc bởi vì tôi đếm số dòng trong một đoạn. Khi đặt đồng hồ báo thức mỗi tối, tôi phải chỉnh đến thời gian mà tổng số giờ và phút không phải là số ‘xấu’.”

“Việc mặc quần áo vào mỗi buổi sáng thật khó khăn, vì tôi có một quy trình, và nếu tôi không theo đúng quy trình đó, tôi sẽ thấy lo âu và sẽ phải thay quần áo lại. Tôi luôn lo lắng nếu tôi không làm một việc gì đó, ba mẹ của tôi sẽ ch*t. Tôi có những ý nghĩ kinh khủng về việc làm hại cha mẹ mình. Tôi biết là rất phi lý, nhưng ý nghĩ đó gây thêm lo lắng và có những hành vi vô nghĩa. Tôi không thể làm nhiều việc quan trọng của mình chỉ vì mất quá nhiều thời gian vào những nghi thức như vậy.”

“Tôi biết là những nghi thức này rất vô lý, và tôi xấu hổ tột cùng vì nó, nhưng tôi không thể vượt qua được cho đến khi được điều trị.” ( trích từ rối loạn ám ảnh cưỡng bức: khi những ý nghĩ không mong muốn xâm chiếm: Bị OCD là như thế nào?)

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-roi-loan-am-anh-cuong-buc-la-gi-508.html)

Tin cùng nội dung

  • Em xin chào BS, ở phụ nữ thường mắc phải những rối loạn đi tiểu nào và có cách nào điều trị bệnh này không?
  • Cháu không ăn được cơm nữa toàn ăn cháo, khi ăn thấy đầy chướng bụng, bị đưa hơi lên cổ rất khó chịu, nếu ợ hơi được thì đỡ hơn.
  • Theo Đông y, ngải cau có vị cay, tính ấm, vào kinh thận, tác dụng ôn bổ thận khí, tráng dương, ôn trung, táo thấp, tán ứ, trừ hàn thấp, mạnh gân cốt.Cây ngải cau còn có tên là tiên mao, cồ nốc lan, sâm cau, tại một số địa phương vùng cao bà con gọi là soọng ca, thài léng,… thuộc họ tỏi voi lùn. Là loại cây thảo, sống lâu năm, cao 20 - 30cm hay hơn.
  • Rối loạn tăng động là bệnh lý thường gặp, chiếm tỉ lệ từ 3 - 6% ở trẻ em. Bệnh khởi phát sớm và thường gặp nhiều hơn ở các bé trai.
  • Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c, và bệnh lý của bó vỏ gai.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY