Thận , Tiết niệu hôm nay

Cách khắc phục chứng rối loạn đi tiểu ở phụ nữ

Em xin chào BS, ở phụ nữ thường mắc phải những rối loạn đi tiểu nào và có cách nào điều trị bệnh này không?
Em xin chào BS, ở phụ nữ thường mắc phải những rối loạn đi tiểu nào và có cách nào điều trị bệnh này không?
(Mỹ Thanh, Đồng Nai)

Chào em, xin chia sẻ một số thông tin mà em thắc mắc như sau: Đặc tính đi tiểu bình thường Thoải mái

• Tiểu dễ dàng không rặn
• Thời gian giữa 2 lần đi tiểu: 2 giờ
• Thời gian của 1 lần đi tiểu: 20 giây
• Tính chất của lần đi tiểu: không đau, không gắt buốt
• Cảm giác sau khi đi tiểu: dễ chịu
Tự chủ
• Tiểu được ngay
• Có thể tiểu được mọi lúc
• Có thể nín được
• Có thể ngưng được Hiệu quả
• Bàng quang rỗng sau khi đi tiểu
• Thể tích nước tiểu tồn lưu (RUV <20 Tuy nhiên, hiện nay cũng có nhiều trường hợp chị em bị rối loạn đi tiểu, với những biểu hiện như sau: Tiểu gấp : là cảm giác mắc tiểu mà khó chịu đựng được Tiểu nhiều lần với lượng nước tiểu ít, >8 lần/ngày Tiểu đêm: tiểu nhiều hơn 1 lần/đêm Tiểu gấp không kiểm soát: són tiểu khi đang vào nhà vệ sinh Tiểu không kiểm soát khi gắng sức: són tiểu khi hắt hơi, cười, gắng sức Việc điều trị có nhiều cách, trước tiên bạn áp dụng 3 cách dưới đây nhé:

• Trà, cà phê, rượu, sô cô la, nước ngọt có gas, nước trái cây có vị chua
• Cà chua, thức ăn có vị cay, thức ăn có chứa đường hóa học
• Tránh táo bón: táo bón có thể tạo áp lực lên bàng quang, ảnh hưởng đến chức năng bàng quang
• Ăn nhiều chất xơ như đậu, mì sợi, yến mạch, ngũ cốc, bánh mì, trái cây và rau xanh
• Tập thể dục
• Duy trì cân nặng
• Không hút Thu*c: Thu*c lá gây kích thích cơ bàng quang; ho nhiều do hút Thu*c cũng dễ bị són tiểu
• Uống nhiều nước:
• Bệnh nhân thường không dám uống nước vì sợ đi tiểu nhiều à nước tiểu cô đặc gây kích thích bàng quang, tiểu lắt nhắt
• Nên uống 2-3 lít nước / ngày
• Tránh uống nước 2-3 giờ trước khi đi ngủ

• Mục tiêu: tập cách ức chế cảm giác tiểu gấp, trì hoãn việc đi tiểu, đi tiểu theo thời gian biểu
• Khoảng cách giữa 2 lần đi tiểu lý tưởng: 2-4 giờ
• Ức chế cảm giác tiểu gấp: ngồi xuống, hít thở sâu bằng miệng, tưởng tượng đến những hình ảnh thư giãn để cảm giác tiểu gấp trôi qua. Đi tiểu vào thời gian đã định
• Thời gian giữa 2 lần đi tiểu: 2 giờ
• Nếu không bị són tiểu: tăng thời gian đi tiểu dần
• Nếu bị són tiểu: giảm xuống 1 giờ và tăng dần
• Nếu thời gian giữa 2 lần đi tiểu bình thường là 1 giờ, tăng thời gian lên 1 giờ 15 phút
• Tăng dần mỗi 15 phút sau 1-2 tuần

• Ngưng ngay công việc đang làm, ngồi xuống hoặc đứng yên
• Nhíu chặt các cơ vùng chậu nhiều lần (không giãn cơ quá mức giữa các lần co cơ)
• Thư giãn phần cơ thể còn lại. Hít thở sâu để giảm áp lực
• Tập trung ức chế cảm giác tiểu gấp
• Chờ đến khi cảm giác mắc tiểu đi qua
• Đi vào phòng vệ sinh với tốc độ chậm.
• Tiếp tục nhíu chặt cơ vùng chậu khi đang đi
• Hiệu quả sau 6-8 tuần
Mangyte.vn
Theo PGS TS Trần Lê Linh Phương - BV Nhân Dân Gia Định
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cach-khac-phuc-chung-roi-loan-di-tieu-o-phu-nu-1893.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c, và bệnh lý của bó vỏ gai.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Tại sao phụ nữ luôn lép vế hơn ở chốn công sở dù đã nỗ lực rất nhiều. Có thể bởi phái đẹp vẫn mắc phải những sai lầm phổ biến sau đây.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Cài đai an toàn bảo vệ bạn và em bé khỏi thương tích hoặc Tu vong trong trường hợp bị T*i n*n xe hơi. Bạn nên cài đai an toàn dù ngồi ở bất cứ vị trí nào trong xe.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY