Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Hội chứng Mommy wrist sau sinh nguy hiểm thế nào mà khiến Primmy Trương bất lực đến mức không thể bế con?

Chứng bệnh này khiến bà xã Phan Thành cảm thấy đau đớn suốt một thời gian dài, đặc biệt là thời điểm sau khi sinh con.

Sau khi sinh, phụ nữ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề thay đổi từ sức khỏe cho đến vóc dáng cơ thể. Primmy Trương cũng không ngoại lệ, từ khi bé Kyle chào đời, bà mẹ 1 con đã nhiều lần phải cầu cứu hội mẹ bỉm vì những vấn đề mới mẻ trong chuyện bỉm sữa.

Mới đây, bà xã Phan Thành lại than thở và nhờ hội chị em giúp đỡ vì thường xuyên bị đau tay, không bế được con để vỗ ợ. "Lại nhờ sự trợ giúp của các mẹ bỉm đây ạ. Có ai lúc mang bầu bị triệu chứng "mommy wrist" (viêm gân cổ tay) không? Primmy từng bị ở những tháng cuối, sáng ngủ dậy các ngón tay của mình bị đơ không nắm lại được.

Đặc biệt là ngón cái bị đau và rất hay căng làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Lúc mới sinh Kyle, mình không thể bế con vỗ ợ hơi được vì các ngón tay đau và yếu. Bây giờ có đỡ hơn nhưng chưa hết hoàn toàn.

Nói về cá nhân mình thì mình bị đau ở cổ tay tầm 2-3 tháng trước sinh, đau rất nhiều, mình không cử động ngón tay được, bây giờ bé cũng sắp 4 tháng, cơn đau có giảm nhưng không hết. Mỗi sáng ngủ dậy cả 2 tay mình đều đơ cứng, không có cảm giác, mình không nắm chặt tay lại được, ngay cả cột tóc, bế em, kéo zip váy đầm phía sau mình cũng bị đau nên cảm thấy rất bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.

Hồi đầu khi mới sinh em bé, mình cảm thấy rất buồn, và đôi lúc bất lực về bản thân vì những sinh hoạt cơ bản mà còn cảm thấy bất tiện và đau đớn lắm nên mình rất cảm thông với các mẹ bị như mình", Primmy Trương chia sẻ.

Primmy Trương và ông xã.

Ngay lập tức, rất nhiều phản hồi cùng lời khuyên đã được gửi tới bà xã phan thành. hóa ra có không ít mẹ bỉm cũng gặp phải hội chứng này.

Cụ thể, đây là hội chứng cổ tay bị viêm gân. nó thường xảy ra khi các chuyển động của cổ tay và bàn tay được lặp đi lặp lại nhiều lần khiến những đường gân bên trong cổ tay bị viêm và kích ứng. đặc biệt, hiện tượng này thường xuyên xảy ra ở các bà mẹ mới sinh, nguyên nhân là do phải bế con liên tục, bế cho con bú, bế vỗ ợ, ru con ngủ...

Những chia sẻ rất chân thành từ Primmy Trương.

Để chữa trị hội chứng này có 2 cách:

1. Cách không dùng Thu*c

- Ngâm tay nước muối ấm 15 phút mỗi sáng sau khi dậy để giảm đau (ngày 2 lần nếu có thời gian).

- Chườm đá lạnh ngay chỗ bị đau.

- Tập các động tác nhẹ ở phần ngón tay để ngón tay linh hoạt (có thể mua bóng hoặc các vật tròn tập nắm mở tay).

- Mát xa hoặc đi vật lý trị liệu.

- uống bổ sung canxi cho cơ thể.

- mua nẹp ngón tay cái và nẹp từ từ sẽ hết (cách này được cho là khá hiệu quả).

2. Cách dùng Thu*c

- Uống Thu*c (cần đi khám và được bác sĩ kê).

- Tiêm vào tay (cần phải đi khám và bác sĩ chỉ định).

- Nặng nhất phải đi tiểu phẫu để chỉnh gân/ dây chằng lại.

Ngoài ra cũng có một số mẹ bỉm tự nhiên hết không cần làm gì, thời gian phục hồi tùy cơ địa từng người, có bạn lâu nhất bị 1 năm, còn cơ địa tốt thì sau 2 tuần sinh đã hết. tuy nhiên, khi bị hội chứng này, các mẹ hạn chế làm gì nặng ảnh hưởng trực tiếp đến tay hoặc bế, bắt tay, chịu lực nặng thì sẽ rất lâu khỏi.

https://afamily.vn/hoi-chung-mommy-wrist-sau-sinh-nguy-hiem-the-nao-ma-khien-primmy-truong-bat-luc-den-muc-khong-the-be-con-20220121201533253.chn
Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/hoi-chung-mommy-wrist-sau-sinh-nguy-hiem-the-nao-ma-khien-primmy-truong-bat-luc-den-muc-khong-the-be-con-20220121201533253.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Hội chứng ruột kích thích là một loại bệnh lý đặc trưng bởi các rối loạn chức năng của ống tiêu hóa với biểu hiện chủ yếu ở đại tràng.
  • Nhiều người đau dạ dày khi thức dậy sau bữa nhậu tối hôm trước. Bệnh gõ cửa vì dạ dày không chống đỡ nổi với cáci hóa chất, độc tố... xâm nhập qua đường tiêu hóa.
  • Hội chứng ruột kích thích biểu hiện: đau bụng, rối loạn đại tiện, đầy bụng, sôi bụng,... tái phát nhiều đợt và kéo dài
  • Để giảm các triệu chứng, bệnh nhân cần chú ý các thức ăn làm bệnh tăng như: cà phê, bia, chất xơ, các chế phẩm từ sữa, nhiều chất béo…
  • Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy bệnh nhân bị HCRKT dễ tăng nhu động ruột so với người bình thường, các triệu chứng thường tái đi tái lại
  • Kính chào Mangyte, Cháu nhà tôi đã gần 2 tuổi mà rất ít nói. Người quen khuyên tôi nên đưa cháu đi tập ngôn ngữ trị liệu tại BV Nhi đồng TPHCM, mà nhà tôi khá gần BV Nhi đồng 1. Xin hỏi Mangyte ở BV Nhi đồng 1 có dịch vụ tập vật lý trị liệu và thực hiện những phương pháp chữa trị trên không? Mong nhận được sự giúp đỡ. Xin chân thành cảm ơn. (Lê Thị Hiền - Quận 5, TPHCM)
  • Mangyte.vn cho hỏi ở quận 6 có chỗ nào vật lý trị liệu tốt không ạ.? Mẹ tôi bị cứng cả cổ không nhúc nhích được. Cử động thì đau. (Huynh Trong Anh Quan, Q6 - TPHCM)
  • Chào mangyte, Tôi vừa bị đột quỵ tháng trước, đã được điều trị tạm ổn tại bệnh viện rồi. Bác sĩ dặn về nhà cần tập vật lý trị liệu tiếp. Nhưng tôi làm công việc kinh doanh, rất bận rộn nên không thể tập VLTL trong giờ hành chính được. Nhờ mangyte giới thiệu giúp tôi có thể tập VLTL ngoài giờ ở đâu uy tín, giá cả thế nào? Nếu mời kỹ thuật viên đến tập tại nhà có được không? Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Đức Cường – Q. Tân Phú, TPHCM)
  • Hội chứng cơ hình lê hay hội chứng cơ tháp (Piriformis syndrome) là một rối loạn thần kinh cơ hiếm gặp do cơ hình lê chèn ép dây thần kinh tọa (sciatic nerve). Đa số các trường hợp đau thần kinh tọa không phải do hội chứng cơ hình lê.
  • Hội chứng ống cổ tay là do một dây thần kinh ở vùng cổ tay bị chèn ép, có thể gây đau và một số triệu chứng khác ở bàn tay. Hội chứng này có thể được điều trị hiệu quả.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY