Ngày 21/9, bác sĩ nguyễn thị thanh mai, trưởng khoa hồi sức tích cực - chống độc, bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ, cho biết đây là trường hợp uốn ván toàn phát với thời gian ủ bệnh ngắn (từ lúc giẫm phải đinh đến khi có triệu chứng chỉ 5-6 ngày), tiên lượng nặng. bệnh nhân phải đặt nội khí quản, dùng các thuốc an thần, giãn cơ, trung hòa độc tố uốn ván, điều chỉnh rối loạn thần kinh thực vật, kháng sinh phòng bội nhiễm kết hợp dinh dưỡng.
Sau một tháng điều trị, tình trạng co cứng của người bệnh được cải thiện, rút ống nội khí quản, sức khỏe ổn định.
Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính, bệnh nhân tỷ lệ tử vong cao do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván (clostridium tetani) gây ra ngay cả khi vết thương đã lành. triệu chứng của bệnh ban đầu thường là mỏi hàm, cứng hàm, nuốt khó, sau đó co cứng cơ toàn thân lan xuống tay, bụng, ngực, cổ, giống như chuột rút toàn thân, khó thở..., co giật toàn thân, co thắt cơ thể.
Khi nhiễm uốn ván, cơ thể trải qua 4 giai đoạn: ủ bệnh, khởi phát, toàn phát và lui bệnh. Trong đó, thời gian ủ bệnh thường từ ba đến 21 ngày hoặc vài tháng, tùy thuộc vào đặc điểm, độ lớn và vị trí vết thương.
Uốn ván là bệnh nguy hiểm do thời gian điều trị kéo dài (có thể vài tuần đến vài tháng) và chi phí điều trị rất tốn kém. nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh nhân nguy cơ cao tử vong do suy hô hấp, ngừng tim đột ngột, nhiễm trùng toàn thân, xuất huyết... nguy hiểm nhất là uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh, tỷ lệ tử vong trên 95%.
Bác sĩ khuyến cáo để phòng chống uốn ván, mọi người cần trang bị bảo hộ lao động, hạn chế tiếp xúc với phân, bụi đất và các loại sắt rỉ sét... Khi có vết thương ngoài da hoặc dẫm phải vật sắc nhọn, cần vệ sinh sạch vết thương và đến cơ sở y tế tiêm huyết thanh phòng uốn ván.
Hiện, tiêm huyết thanh phòng uốn ván (sat) là biện pháp đơn giản và hiệu quả phòng ngừa bệnh khi có vết thương ngoài da.