Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Chế biến bắp cải đúng cách để có lợi nhất cho sức khỏe người dùng

Bắp cải là một loại rau rất tốt cho sức khỏe nhưng khó tiêu hóa, nếu nhiễm khuẩn do chưa vệ sinh và chế biến đúng cách có thể gây đau dạ dày.

Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ, bắp cải giàu chất dinh dưỡng như chất xơ, vitamin C, kali, phù hợp với chế độ ăn uống cân bằng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ăn bắp cải có thể dẫn đến đau bụng, đầy hơi, đau dạ dày hoặc các vấn đề tiêu hóa khác.

Bắp cải chứa một loại đường phức tạp là raffinose. Ở một số người, hợp chất này gặp khó khăn trong quá trình phân hủy gây đầy hơi, chướng bụng, đau dạ dày. Các loại thực phẩm giàu raffinose khác có thể gây đầy hơi bao gồm: đậu, bắp cải brussels, bông cải xanh, măng tây, ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt và bánh mì nguyên cám... Ngoài ra, bắp cải có hàm lượng chất xơ cao có thể dẫn đến đau bụng hoặc đầy hơi, chuột rút nếu ăn quá nhiều.

Mọi người có thể tránh đầy hơi khi ăn các thực phẩm giàu chất xơ bằng cách ăn từng ít một, nhai kỹ và cân bằng lượng tiêu thụ trong vài tuần. Nếu gặp vấn đề tiêu hóa với bắp cải sống thì nên nấu chín. Trong trường hợp bắp cải nấu chín cũng khiến dạ dày bị đau nên loại món ăn này ra khỏi thực đơn.

Chế biến bắp cải sai cách có thể gây đau dạ dày. Ảnh minh họa

Một số món bắp cải sống chế biến không hợp vệ sinh như: chưa rửa sạch, đóng gói hoặc nấu chín không đúng cách có thể chứa vi khuẩn có hại như salmonella, staphylococcus hoặc e.coli, dẫn đến bệnh do thực phẩm. người ăn phải bắp cải nhiễm khuẩn thường bị đau bụng đi kèm với các triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa, ngộ độc thực phẩm.

Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ thông tin thêm, các triệu chứng ngộ độc thực phẩm do bắp cải có thể bao gồm: đau rút bụng, đầy hơi, buồn nôn, sốt, ớn lạnh, tay chân mất sức... Người bị buồn nôn và đầy bụng sau khi ăn loại rau này nên sớm đi khám để xác định nguyên nhân, tránh bệnh diễn biến nặng. Mọi người nên rửa sạch bắp cải, rửa tay xà phòng, vệ sinh bề mặt các dụng cụ nấu ăn trong bếp, hạn chế các món từ bắp cải đã để qua đêm hoặc bảo quản trong tủ lạnh.

Lưu ý khi chế biến rau cải bắp

Cải bắp đem lại nhiều lợi ích hơn nếu chúng ta ăn sống. Ăn sống sẽ giữ lại các chất dinh dưỡng trong rau. Hoặc chúng ta nên nấu chín tới rau thay vì nấu chín nhừ để đảm bảo không bị mất các chất dinh dưỡng trong rau cải bắp.

Tuyệt đối không nấu cải bắp trong lò vi sóng. Chỉ cần để cải bắp trong lò vi sóng 2 phút cũng sẽ làm mất đi hết những enzyme cần thiết cho sự chuyển hóa glucosinolate thành các hợp chất có khả năng ngăn chặn ung thư.

Khi luộc hoặc xào cải bắp không nên để lửa quá lâu, điều này sẽ làm phân hủy hết các chất dinh dưỡng trong rau.Ngoài ra có thể uống nước ép rau cải bắp hoặc ăn cải bắp muối. Ăn cải bắp muối rất tốt cho cơ thể, nó cung cấp cho cơ thể nhiều lợi khuẩn.

Những người nên hạn chế tối đa ăn rau bắp cải

Người bị bướu cổ, cường giáp:Bắp cải là một loại rau chứa nhiều dinh dưỡng, trong đó chứa cả goitrin - một chất có tác dụng chống ôxy hóa nhưng lại có thể gây bướu cổ. Chính vì vậy, lời khuyên của các chuyên gia y tế là người bị rối loạn tuyến giáp hoặc bướu cổ không nên ăn bắp cải vì nếu không sẽ làm tuyến giáp hoặc bướu cổ phù to ra.Nếu vẫn muốn ăn, nhóm người này chỉ ăn bắp cải số lượng nhỏ, khoảng 2 bữa mỗi tuần là an toàn. Nên ngâm rửa từng và thái nhỏ, để khoảng 10-15 phút rồi mới chế biến để goitrin bị phân hủy hết.

Người hệ tiêu hóa kém: Ưu điểm của bắp cải là chứa nhiều chất xơ, hỗ trợ nhuận tràng, ngừa táo bón... Tuy nhiên người đang tiêu chảy nếu ăn nhiều loại rau này có thể khiến tình trạng thêm trầm trọng, khó điều trị hơn.Ngoài ra, rau bắp cải dễ sinh khí, có thể gây đầy bụng nếu ăn sống vì vậy những người bị đau dạ dày, hay bị chướng bụng, đầy hơi nên hạn chế ăn bắp cải sống, tốt nhất nên làm chín trước khi ăn.

Người bị rối loạn tiêu hóa tiềm ẩn như hội chứng ruột kích thích hoặc hội chứng loạn khuẩn ở ruột non (SIBO) nên lưu ý khi ăn bắp cải. Ăn thực phẩm khó tiêu này có thể dẫn đến các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn hoặc ợ chua, rối loạn dạ dày... Tổ chức Quốc tế về Rối loạn Tiêu hóa khuyên người bệnh nên đến gặp bác sĩ trong trường hợp này để có hướng dẫn điều trị phù hợp. Bác sĩ tiêu hóa có thể hướng dẫn bạn chọn thực phẩm phù hợp để ngăn ngừa đau dạ dày.

Người bị bệnh thận, phải chạy thận:Theo nghiên cứu, bắp cải là loại rau chứa khá nhiều axit oxalic. Khi được tiêu thụ quá nhiều, lượng axit oxalic này có thể kết hợp với các chất dinh dưỡng cần thiết bên trong cơ thể như canxi, mangiê, sắt, kali... tạo thành các muối oxalat.

Oxalat calci có thể lắng đọng ở thận, có thể làm tăng khả năng hình thành sỏi ở thận, gây ra sỏi thận. Chính vì vậy những người đang bị suy thận nặng, phải chạy thận nhân tạo không nên dùng bắp cải. Người có tiền sử sỏi thận nên hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng ăn bắp cải phù hợp.Với người khỏe mạnh, khi ăn bắp cải nên cắt nhỏ và nấu kỹ để giảm thiểu lượng axit oxalic trong loại rau này.

Người tạng hàn:Theo đông y, bắp cải có tính hàn, do vậy những ai yếu người, lạnh tay chân hay gặp các vấn đề liên quan đến phong hàn không nên ăn bắp cải vì sẽ làm bệnh nặng hơn. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn ăn bắp cải thì có thể cho thêm một nhánh gừng đập dập và luộc cùng bắp cải sẽ khiến trung hòa bớt tính hàn có trong bắp cải.

Người bị táo bón:Đối với người táo bón, tiểu ít thì không nên ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối mà phải nấu chín. Nếu nấu chín bắp cải trước khi ăn, bắp cải lại là một phương thuốc tốt chữa táo bón.

Người bị dị ứng, xuất huyết dưới kết mạc:Trong bắp cải muối chua có chứa histamine, một chất có thể gây ngứa, chảy nước mắt, chảy nước mũi và xung huyết. Vì vậy, những người đang bị dị ứng, xuất huyết dưới kết mạc không nên ăn bắp cải, nhất là bắp cải muối chua, sẽ khiến cho tình trạng bệnh thêm trầm trọng.

Nên quan sát phản ứng của cơ thể sau khi ăn bắp cải hay các loại thực phẩm khác. Ghi lại nhật ký tiêu thụ thực phẩm để đưa ra lựa chọn ăn uống không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

- Video khối mỡ nhỏ trong mạch máu có thể dẫn đến cái chết chớp nhoáng như thế nào? Nguồn: Dân trí


Theo VietQ

Link bài gốc Lấy link

https://vietq.vn/che-bien-bap-cai-chua-dung-cach-co-the-gay-dau-da-day-d209647.html

Theo VietQ

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/che-bien-bap-cai-dung-cach-de-co-loi-nhat-cho-suc-khoe-nguoi-dung/20230907100010175)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Mangyte cho em hỏi, chi phí nội soi ở cổ và dạ dày là bao nhiêu tiền ạ? Cảm ơn Mangyte. (Đình Phi - quận 12, TPHCM)
  • Xin chào Mangyte, Tôi đang tìm hiểu về phẫu thuật cắt bỏ dạ dày để giảm béo. Nhưng tôi không biết bệnh viện nào uy tín ở TPHCM có tiến hành loại phẫu thuật này? Tôi mong tìm được bệnh viện và bác sĩ giỏi. Xin bác sĩ vui lòng chỉ giúp dùm tôi. Cám ơn Mangyte! (Tâm - Q. Phú Nhuận)
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY