Tiêu hóa hôm nay

Tìm hiểu bệnh Loét dạ dày

Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori. Việc điều trị diệt trừ H.pylori là cần thiết để ngăn ngừa loét dạ dày tái phát. Các Thu*c kháng viêm được dùng trong điều trị một số bệnh như viêm khớp đôi khi cũng gây ra loét dạ dày. Do đó, nếu phải tiếp tục dùng Thu*c kháng viêm thì bạn cần dùng Thu*c kháng acid lâu dài.

Kiến thức về đường ruột và quá trình tiêu hóa

Thức ăn đi qua thực quản để xuống dạ dày. Dạ dày tiết ra acid, là chất dù không thiết yếu cho cơ thể nhưng nó có tác dụng giúp tiêu hóa thức ăn. Sau khi được nhào trộn trong dạ dày, thức ăn đi vào tá tràng (phần đầu tiên của ruột non). Tại tá tràng và phần còn lại của ruột non, thức ăn được trộn với các enzyme (hóa chất) do tụy và các tế bào ở niêm mạc ruột tiết ra. Các enzyme này phân cắt thức ăn để sau đó được hấp thu vào cơ thể.

Giải thích một số thuật ngữ

Viêm đường tiêu hoá là tình trạng viêm do acid dạ dày gây ra. Viêm có thể xảy ra ở dạ dày, tá tràng (do acid đi xuống tá tràng cùng thức ăn) hoặc phần thấp thực quản (do acid trào ngược lên thực quản gây ra viêm thực quản trào ngược).

Loét đường tiêu hoá là ổ loét gây ra bởi acid dạ dày. Tại đây, lớp niêm mạc phủ của đường ruột bị tổn thương làm lộ ra lớp mô bên dưới. Nếu có thể nhìn từ lòng ruột, ổ loét trông giống như một hố nhỏ màu đỏ ở niêm mạc. Loét tá tràng là loại thường hay gặp nhất của bệnh loét đường tiêu hóa.

loét dạ dày cũng là một dạng của loét đường tiêu hoá.

Nguyên nhân gây ra loét dạ dày là gì?

Bình thường dạ dày tiết ra acid giúp tiêu hóa thức ăn và tiêu diệt vi khuẩn. Vì acid này có tính ăn mòn nên một số tế bào ở lớp niêm mạc dạ dày và tá tràng sản xuất ra chất nhầy tạo thành một hàng rào tự nhiên có tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc tránh khỏi tác động trực tiếp của acid. Bình thường luôn có sự cân bằng giữa lượng acid được tạo ra và hàng rào bảo vệ chất nhầy. Khi cân bằng này bị phá vỡ, acid có thể phá hủy lớp niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng gây ra loét.

Các nguyên nhân của loét dạ dày bao gồm:

    Nhiễm Helicobacter pylori
Nhiễm Helicobacter pylori (thường được gọi là H.pylori) là nguyên nhân của khoảng 8/10 số trường hợp loét dạ dày. Một khi đã bị nhiễm vi khuẩn này, nó thường tồn tại suốt cuộc đời bạn trừ khi bạn được điều trị. Đối với nhiều người, vi khuẩn này sống ở lớp niêm mạc dạ dày và tá tràng mà không gây hại gì cả. Tuy nhiên, ở một số người, chúng gây viêm niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng. Tình trạng viêm này làm phá vỡ hàng rào chất nhầy bảo vệ (có thể kèm tăng lượng acid trong một số trường hợp) từ đó acid có thể gây viêm và hình thành ổ loét.

    Các Thu*c kháng viêm
Các Thu*c kháng viêm đôi khi còn được gọi là Thu*c kháng viêm không steroid (NSAIDS). Có nhiều loại và nhãn hiệu khác nhau như aspirin, ibuprofen, diclofenac… Những Thu*c này thường được dùng để điều trị các bệnh như viêm khớp, đau cơ... Ngoài ra, aspirin còn được dùng để bảo vệ chống sự hình thành cục máu đông. Tuy nhiên, những Thu*c kháng viêm này có thể gây tổn hại đến hàng rào chất nhầy của dạ dày và cho phép acid gây ra loét. Khoảng 2 trong 10 trường hợp loét dạ dày là do Thu*c kháng viêm.

    Các nguyên nhân và yếu tố khác
Các nguyên nhân khác khá hiếm. Ví dụ, một vài loại virus có thể gây ra loét dạ dày. Bệnh Crohn cũng có thể gây loét dạ dày ngoài những tổn thương khác ở ruột. Ung thư dạ dày ban đầu có thể trông giống như ổ loét dạ dày, tuy nhiên loại thương tổn này cần phải được loại bỏ ngay khi được phát hiện.

Triệu chứng của loét dạ dày là gì?

Đau ở vùng bụng trên, ngay dưới xương ức là triệu chứng phổ biến. Đau bụng thường chỉ thoáng qua hoặc dịu đi khi bạn uống Thu*c kháng acid. Cơn đau đôi khi nặng hơn sau khi ăn hoặc nó thậm chí làm bạn thức giấc lúc nửa đêm.

Các triệu chứng khác có thể gặp như: ợ hơi, nôn, mệt mỏi hoặc có cảm giác đầy hơi sau bữa ăn.

Các biến chứng có thể xảy ra ở một số trường hợp và có khi nghiêm trọng như:

    Chảy máu ổ loét. Mức độ chảy máu có khi chỉ là chảy rỉ rả một ít nhưng cũng có thể chảy máu nhiều dẫn đến Tu vong.

Những xét nghiệm cần được làm là gì?

Nội soi là xét nghiệm có thể xác định loét dạ dày. Để thực hiện xét nghiệm này, bác sĩ sẽ đưa một ống soi nhỏ và mềm qua thực quản vào dạ dày để quan sát bên trong dạ dày của bạn. Qua đó có thể nhìn thấy hiện tượng viêm hoặc các ổ loét.

Xét nghiệm phát hiện vi khuẩn H.pylori thường được thực hiện nếu bạn có ổ loét dạ dày. Nếu H.pylori được phát hiện thì nó được xem là nguyên nhân của loét dạ dày. H.pylori có thể được phát hiện bằng xét nghiệm mẫu phân, máu, hơi thở hoặc mẫu sinh thiết ổ loét được lấy trong quá trình nội soi.

Sinh thiết (lấy mẫu nhỏ bệnh phẫm). Mẫu mô thường được lấy tại ổ loét và xung quanh ổ loét trong quá trình thực hiện nội soi. Những mẫu bệnh phẩm này được gửi đến phòng xét nghiệm và được xem dưới kính hiển vi. Việc khảo sát này giúp kiểm tra liệu nguyên nhân ổ loét có phải là ung thư hay không?

Điều trị loét dạ dày như thế nào?

Nội khoa

Thu*c ức chế acid : Bạn thường được chỉ định điều trị bằng 1 loại Thu*c ức chế acid trong 4-8 tuần để làm giảm đáng kể lượng acid do dạ dày tiết ra. Thu*c được dùng phổ biến nhất là Thu*c ức chế bơm proton (PPI). Thu*c ức chế bơm proton tác động lên các tế bào ở niêm mạc dạ dày làm giảm tiết ra acid. Các Thu*c này bao gồm: esomeprazole, lansoprazole, omeprazole, pantoprazole và rabeprazole. Chúng xuất hiện dưới nhiều tên biệt dược khác nhau. Một nhóm Thu*c khác đôi khi cũng được sử dụng là Thu*c đối kháng thụ thể H2 hay còn gọi là ức chế H2. Thu*c này tác động lên các tế bào niêm mạc dạ dày theo một cách thức khác với Thu*c PPI mà kết quả cũng làm giảm tiết acid. Thu*c này gồm những nhóm như: Cimetidine, Famotindine, Nizatidine và Ranitidine, và cũng xuất hiện với nhiều tên biệt dược khác nhau. Vết loét thường lành sẹo khi lượng acid tiết ra được giảm đáng kể. Tuy nhiên, việc điều trị chưa dừng lại ở đây.

Hầu hết các ổ loét đều do nhiễm H.pylori. Vì thế, việc diệt trừ vi khuẩn này đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị loét dạ dày. Nếu bằng chứng nhiễm H.Pylori không rõ ràng mà ổ loét có khả năng tái phát một khi ngưng uống Thu*c ức chế acid thì bạn cần được điều trị diệt trừ H.pylory bằng 2 loại kháng sinh kết hợp với Thu*c ức chế acid. Việc bổ sung Thu*c ức chế acid trong khi điều trị diệt trừ H.pylori là cần thiết để kháng sinh hoạt động được hiệu quả. Bạn cần dùng liệu pháp điều trị kết hợp này (còn gọi là liệu pháp 3 Thu*c) trong 1 tuần. Một liệu trình điều trị kết hợp như vậy cho hiệu quả diệt trừ H.pylori lên đến 9/10 trường hợp. Nếu H.pylori được diệt sạch, nguy cơ tái phát loét dạ dày sẽ giảm đáng kể. Tuy nhiên, nhiễm H.pylori vẫn có thể tái phát ở một số người vào thời điểm nào đó sau đó.

Bạn nên ngưng uống Thu*c kháng viêm nếu có thể để giúp lành ổ loét. Bạn cũng sẽ được bác sĩ kê Thu*c kháng tiết trong nhiều tuần để dạ dày ngưng tiết acid và làm lành ổ loét. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp Thu*c kháng tiết là cần thiết để làm giảm các triệu chứng của viêm khớp hay các bệnh lý đau nhức khác, hay cần phải dùng aspirin để ngăn ngừa tạo cục máu đông. Trong những tình huống này, điều trị được lựa chọn là dùng Thu*c kháng tiết acid mỗi ngày vô thời hạn để giảm lượng acid tiết ra bởi dạ dày và giảm đáng kể nguy cơ tái hình thành ổ loét.

    Điều trị loét dạ dày do những nguyên nhân không phổ biến.
Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân chính gây bệnh.

Ngoại khoa

Trong quá khứ, để điều trị loét dạ dày người ta thường cần đến phẫu thuật. Phẫu thuật điều trị loét dạ dày được áp dụng trước khi phát hiện ra H.pylori là nguyên nhân chính của hầu hết các trường hợp loét dạ dày và trước khi có sự xuất hiện của các Thu*c ức chế acid hiên đại. Hiện nay, ngoại khoa chỉ cần đến khi có xảy ra biến chứng của loét dạ dày như chảy máu nặng hay thủng dạ dày

Việc cần làm sau điều trị

Một vài tuần sau khi kết thúc điều trị bạn nên được nội soi lại. Việc này chủ yếu để kiểm tra vết loét đã lành hay chưa và cũng để xác định chắc chắn rằng ổ loét không phải là thương tổn ung thư dạ dày. Nếu loét dạ dày do H.pylori thì bạn nên làm xét nghiệm kiểm tra xem H.pylori đã được diệt sạch hay chưa. Xét nghiệm kiểm tra H.pylori cần được thực hiện sau khi kết thúc liệu trình điều trị kết hợp ít nhất là 4 tuần. Trong hầu hết các trường hợp, xét nghiệm âm tính nghĩa là vi khuẩn đã được diệt sạch. Nếu kết quả ngược lại thì bạn cần được điều trị lặp lại với một liệu trình kết hợp bao gồm các loại kháng sinh khác.

Tài liệu tham khảo

http://www.patient.co.uk/health/stomach-gastric-ulcer

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-tim-hieu-benh-loet-da-day-598.html)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte cho em hỏi, chi phí nội soi ở cổ và dạ dày là bao nhiêu tiền ạ? Cảm ơn Mangyte. (Đình Phi - quận 12, TPHCM)
  • Xin chào Mangyte, Tôi đang tìm hiểu về phẫu thuật cắt bỏ dạ dày để giảm béo. Nhưng tôi không biết bệnh viện nào uy tín ở TPHCM có tiến hành loại phẫu thuật này? Tôi mong tìm được bệnh viện và bác sĩ giỏi. Xin bác sĩ vui lòng chỉ giúp dùm tôi. Cám ơn Mangyte! (Tâm - Q. Phú Nhuận)
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Những tổn thương ở miệng như loét, thường đau khi ăn và nói. Hai trong số những tổn thương miệng tái phát phổ biến nhất, là mụn nước do virus herpes simplex và viêm loét aphthe.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Củ ấu là loại thực vật thủy sinh sống dưới nước, mọc trong ao đầm, thân ngắn có lông, củ có hai sừng. Trong củ chứa một hạt ăn được, có vị ngọt mát, bùi, giàu dinh dưỡng. Củ ấu có 4 loại là ấu đỏ, ấu 2 sừng, ấu 3 sừng và ấu 4 sừng.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY