Tai mũi họng hôm nay

Chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,... Với các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,...

Bệnh Loét hay lở miệng

Những tổn thương ở miệng như loét, thường đau khi ăn và nói. Hai trong số những tổn thương miệng tái phát phổ biến nhất, là mụn nước do virus herpes simplex và viêm loét aphthe.
1. Tổng Quan.

Những tổn thương ở miệng như loét miệng, thường đau khi ăn và nói. Hai trong số những tổn thương miệng tái phát phổ biến nhất là, mụn nước do virus herpes simplex gây ra, (còn gọi là bệnh herpes ở môi), và viêm loét miệng aphthe (áp-tơ).

Mặc dù có nhiều điểm tương đồng, bệnh herpes ở môi và loét miệng aphthe, có một số khác biệt quan trọng.

Bệnh herpes ở môi là gì?

Bệnh herpes ở môi có biểu hiện thường gặp là, những mụn nước chứa dịch lỏng ở khóe môi. Sang thương cũng có thể xảy ra trên lợi (nướu), vòm miệng (khẩu cái), nhưng rất hiếm.

Vị trí có mụn nước thường đau. Trước khi xuất hiện mụn nước khoảng 6 đến 24 giờ, người bệnh có thể có cảm giác đau, bỏng rát, châm chít tại vị trí sẽ xuất hiện tổn thương. Mụn nước vỡ trong vòng vài giờ, sau đó đóng vảy. Triệu chứng này thường kéo dài khoảng bảy đến mười ngày.

Tại sao bệnh herpes ở môi hay tái phát?

Ở Việt Nam, khoảng 80% dân số có mang virus herpes trong người, nhưng chỉ khoảng 25% số người này, có triệu chứng lâm sàng và bị các đợt tái phát. Nguyên nhân tái phát là do những vi rút tiềm ẩn, (không hoạt động), ở những người phơi nhiễm được kích hoạt bởi một số tác nhân như: căng thẳng, sốt, chấn thương, thay đổi nội tiết tố, và tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Khi xuất hiện trở lại, tổn thương có xu hướng ở cùng vị trí so với những lần trước đây .

Bệnh herpes ở môi có lây nhiễm không?

Thời gian từ lúc mụn nước vỡ, cho đến khi vết loét lành hoàn toàn, là thời điểm có nguy cơ lây nhiễm cao nhất. Virus có thể lây từ môi sang mắt, và cơ quan Sinh d*c của người đang nhiễm virus, hay lây qua người khác, thông qua sự tiếp xúc trực tiếp với tổn thương, hoặc dịch tiết của người bệnh như nước bọt, nước mắt.

Bệnh herpes ở môi được điều trị như thế nào?

Có thể bôi một lớp Thu*c mỡ có chứa chất kháng virus, ví dụ acyclovir 5%, 3 đến 4 lần trên ngày, ngay khi có cảm giác lạ (đau, châm chít) ở khóe môi, để ngăn ngừa sự xuất hiện mụn nước, hoặc làm giảm triệu chứng đau rát.

Mặc dù cho đến nay, vẫn chưa có loại Thu*c nào có thể chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu. Tuy nhiên, đây là một bệnh lý khá phổ biến, thường tự khỏi sau 7 đến 10 ngày, ít để lại hậu quả nghiêm trọng, nếu người bệnh tuân thủ các lưu ý sau:

    Tránh tiếp xúc với vùng niêm mạc có tổn thương.
Lưu ý : mặc dù rất thận trọng, sự lây truyền virus, thậm chí vẫn có thể xảy ra khi chưa xuất hiện mụn nước.

2. Viêm loét miệng aphthe (áp-tơ) là gì?

Loét miệng, (còn gọi là viêm loét miệng aphthe), có một số khác biệt so với bệnh herpes ở môi.

Sang thương là những vết loét nhỏ, nông, đáy trắng, đường viền đỏ, thường gặp ở bề mặt không sừng hóa như bờ lưỡi, vòm miệng mềm hay mặt trong môi và má, hiếm gặp ở những vị trí sừng hóa như vòm miệng cứng, lưng lưỡi hoặc lợi. Tổn thương rất đau và thường kéo dài 5 đến 10 ngày.

Người nào có khả năng bị loét aphthe, và nguyên nhân gây ra loét aphthe là gì?

Ở Mỹ, 80% dân số Hoa Kỳ trong độ tuổi từ 10 đến 20 tuổi, hầu hết là phụ nữ, có loét aphthe. Những bằng chứng tốt nhất cho thấy, loét aphthe là do phản ứng miễn dịch tại chỗ, liên quan đến stress, chấn thương hoặc bị kích thích. Các loại thực phẩm có tính acid, (ví dụ: cà chua, cam, quýt và một số loại hạt), được biết là gây kích thích ở một số bệnh nhân.

Loét aphthe có lây nhiễm không và điều trị như thế nào?

Nguyên nhân của bệnh lý này, (đã trình bày ở trên), không phải do virus hay vi khuẩn. Vì vậy, chúng không lây lan tại chỗ hay lây sang người khác. Hướng điều trị là giảm khó chịu và chống nhiễm trùng. Thu*c kháng viêm corticoid tại chỗ, như Thu*c bôi triamcinolone dental paste, (Kenalog 0,1%), được ghi nhận có hiệu quả trong điều trị.

3. Khi nào nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn?

Nếu vết loét ở miệng không lành sau hai tuần, bạn nên đến gặp nha sĩ để được tư vấn.

Loét miệng là con đường dễ dàng, để vi khuẩn và virus xâm nhập vào cơ thể, tạo thuận lợi cho nhiễm trùng phát triển. Những người uống rượu, hút Thu*c, hút Thu*c là thụ động, bệnh nhân đang xạ trị hoặc hóa trị, ghép tủy hay tế bào gốc, hoặc bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, cũng nên xem xét việc kiểm tra miệng thường xuyên bởi bác sĩ. Một trong những dấu hiệu đầu tiên, của tiền ung thư khoang miệng là loét miệng không thể chữa lành.

4. Những biện pháp tầm soát nào được thực hiện?

Các bác sĩ có thể kiểm tra đầu, mặt, cổ, môi, lợi và những vùng trong miệng, có nguy cơ ung thư cao như sàn miệng, lưỡi, (đáy lưỡi, lưng lưỡi, bụng lưỡi và bờ lưỡi), vòm miệng cứng hay mềm.

Nếu có tổn thương nghi ngờ được tìm thấy, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên kiểm tra mô mềm trong khoang miệng.

5. Những tổn thương ở miệng cần được lưu ý là gì?

Bạch sản: Một mảng màu trắng hình thành ở mặt trong của má, lợi, hoặc lưỡi, không có đặc điểm lâm sàng và bệnh lý của bất kỳ bệnh lý nào khác. Những mảng này là do sự tăng trưởng tế bào sừng, (một vài trường hợp xảy ra ở tế bào gai), quá mức và thường gặp ở những người hút Thu*c lá. Sang thương là kết quả của sự kích thích bởi hàm giả, thói quen cắn mặt trong má, (morsicatio buccarum). Bạch sản có thể tiến triển thành ung thư.

Nhiễm nấm Candida ở miệng: nấm Candida, (thường là Candida albicans), tồn tại trong miệng ở dạng không gây bệnh, ở khoảng 50 đến 60% người trong dân số chung. Nhiễm nấm xảy ra, khi bào tử nấm sinh sản với số lượng lớn, do những điều kiện thuận lợi. Thường gặp nấm miệng ở những người đeo hàm giả, vệ sinh răng miệng kém, trẻ nhỏ, (đẹn sữa), người già, suy nhược do bệnh, suy giảm miễn dịch, (HIV/AIDS). Những người bị hội chứng khô miệng, (dry-mouth syndrome), rất dễ bị nấm miệng.

Nấm Candia có thể phát triển mạnh sau khi điều trị kháng sinh kéo dài, và có thể làm giảm số lượng vi khuẩn thường trú trong miệng.

Lưỡi lông: bệnh tương đối hiếm, do sự kéo dài của các nụ vị giác. Nguyên nhân có thể do vệ sinh răng miệng kém, miệng bị kích thích mạn tính hoặc hút Thu*c.

Lồi xương (torus), vòm miệng (lồi xương khẩu cái ): Sự tăng trưởng xương ở trung tâm của vòm miệng. Tình trạng này thường xảy ra ở phụ nữ trên 30 tuổi, và hiếm khi cần phải điều trị. Lồi xương vòm miệng thường gặp ở những người có thói quen nghiến răng. Đôi khi cần được loại bỏ bằng phẫu thuật, để đảm bảo sự khít sát của hàm giả.

Ung thư khoang miệng, (hốc miệng, xoang miệng): biểu hiện là mảng trắng hay đỏ trong miệng, hoặc vết loét nhỏ như loét aphthe. Vị trí phổ biến nhất của ung thư miệng là lưỡi và sàn miệng. Những triệu chứng khác có thể liên quan đến ung thư khoang miệng, bao gồm: khối u có thể cảm thấy trong miệng hay cổ, đau hoặc gặp khó khăn khi nuốt, khi nói hay nhai, khối dạng mụn cóc, khàn tiếng kéo dài hơn hai tuần, hay tình trạng tê ở miệng hoặc mặt.

6. Ngăn ngừa loét/ ở miệng">lở miệng bằng những cách nào?

    Bỏ hút Thu*c.
Nguồn: Internet.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-benh-loet-hay-lo-mieng-514.html)

Chủ đề liên quan:

bệnh loét lở miệng

Tin cùng nội dung

  • Ba nguyên nhân chủ yếu của bệnh loét tiêu hóa ngày nay được công nhận: các Thu*c kháng viêm không steroid, nhiễm khuẩn H. pylori mạn tính, và các trạng thái tăng tiết acid như là hội chứng Zollinger - Ellison.
  • Vị ngọt, đắng, tính mát, có tác dụng giảm đau, làm liền sẹo, diệt khuẩn Helicobacter pylori, giảm viêm dạ dày
  • Nhiệt miệng thường xảy ra khi cơ thể nóng bên trong. Vậy có cách trị nhiệt miệng nhanh và hiệu quả không? Hãy thử áp dụng các giải pháp thiên nhiên nhé!
  • Lở miệng có khuynh hướng phát triển tại những vị trí giữa lợi răng và môi, ngay phần đầu hoặc vành lưỡi, lợi răng, vòm miệng, cuống họng… Vết lở miệng có đường kính dưới khoảng 1cm, có trường hợp từ 1 - 3cm. Vết thương có màu vàng tươi được bao quanh vùng viêm tấy có màu đỏ. Bệnh thường gặp ở trẻ năm tuổi hoặc nhỏ hơn.
  • Theo YHCT, cây mảnh cộng có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh can (mát gan), lợi đảm (tăng tiết mật), khử ứ, tiêu thũng, chỉ thống (chống đau).
  • Theo y học cổ truyền, cây mảnh cộng có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh can (mát gan), lợi đảm (tăng tiết mật), khử ứ, tiêu thũng, chỉ thống (chống đau).
  • Bệnh loét da ở người cao tuổi (NCT) rất dễ gặp bởi đối tượng này có sức đề kháng giảm sút. Thêm vào đó, NCT thường mắc các bệnh có liên quan đến dinh dưỡng của da, khiến da dễ bị loét.
  • Loét dạ dày - tá tràng (DDTT) là bệnh tương đối không thường gặp nhưng có nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng trong các bệnh đường tiêu hóa của trẻ em.
  • Loét dạ dày - tá tràng là bệnh phổ biến, thường gặp ở nước ta cũng như trên thế giới, bệnh do sự phá huỷ làm mất lớp niêm mạc dạ dày hành tá tràng.
  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY