Chẩn đoán và điều trị bệnh đường tiêu hóa hôm nay

Tắc đường ra của dạ dày: biến chứng của bệnh loét tiêu hóa

Các bệnh nhân có thể bị mất nước, nhiễm kiềm chuyển hóa và giảm kali huyết. Khi thăm khám lậm sàng, tiếng óc ách khi lắc bụng có thể nghe thấy ở vùng thượng vị.

Tắc đường ra của dạ dày xẩy ra ở 2% số bệnh nhân với bệnh loét và do phù nề hoặc sẹo làm hẹp môn vị hoặc hành tá tràng. Phần lớn các bệnh nhân có tiền sử bị loét tiêu hóa. Tắc ít gặp hơn do các u ác tính dạ dày hoặc tắc tá tràng từ bên ngoài do các u ác tính trong ổ bụng; Các triệu chứng thường gặp - nhất là chóng no, nôn và sụt cân, Các triệu chứng sớm là đầy hoặc nặng vùng thượng vị sau các bữa ăn, về sau có thể sinh nôn điển hình xẩy ra một đến vài giờ sau ăn và bao gồm dung lượng thức ăn được tiêu hóa một phần. Tắc mạn tính có thể dẫn tới dạ dày mất trương lực, giãn to, sụt cân nhiều và suy dinh dưỡng. Các bệnh nhân có thể bị mất nước, nhiễm kiềm chuyển hóa và giảm kali huyết. Khi thăm khám lậm sàng, tiếng óc ách khi lắc bụng có thể nghe thấy ở vùng thượng vị. Trong phần lớn các trường hợp, hút dạ dày qua mũi sẽ lấy ra được một khối lượng lớn (> 200 mL) chất lỏng mùi hôi, để xác nhận chẩn đoán. Tắc tinh vi hơn được chẩn đoán bằng test tải nước muối hoặc nghiên cứu thoát dịch dạ dày hạt nhân. Các bệnh nhân được điều trị ban đầu bằng truyền tĩnh mạch dung dịch muối đẳng trương và KCl để hiệu chỉnh các rối loạn nước và điện giải, các Thu*c đối kháng H2 tĩnh mạch (các liều đã cho ở trên) và làm giảm sức ép dạ dày qua ống mũi - dạ dày. Các bệnh nhân thiếu dinh dưỡng nặng phải được nuôi dưỡng hoàn toàn ngoài đường ruột. Nội soi phần trên được thực hiện sau 24 - 72 giờ để xác định bản chất của tắc và loại trừ u ác tính dạ dày. Khi đủ 72 giờ, tất cả các bệnh nhân phải được đánh giá bàng test tải nước muốị. Test dương tính là trên 400 mL khối lượng còn sót lại 30 phút sau khi nhỏ giọt 750mL nước muối đẳng trương vào dạ dày qua ống mũi - dạ dày. Các bệnh nhân có test tải âm tính có thể được bắt đầu cho các chất lỏng trong và chế độ ăn củạ họ tăng dần lên theo mức độ chịu được. Số dịch còn lại phải duy trì hút mũi - dạ dày trong 5 - 7 ngày. Theo thông lệ, các bệnh nhân không đỡ hơn sau thời gian này đã được khuyến nghị điều trị ngoại khoa với thủ thuật cắt dây phế vị và hoặc là tạo hình môn vị hoặc là mở hang vị. Mới đây, nội soi phần trên và nong chỗ tắc dạ dày bằng ống thông đầu có bóng thủy tĩnh đã đạt kết quả ở 2/3 số bệnh nhân, Có thể hợp lý là tiến hành nong trước hết cho các bệnh nhân với các triệu chứng nhẹ, dành phẫu thuật cho những người không có đáp ứng.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/chandoantieuhoa/tac-duong-ra-cua-da-day-bien-chung-cua-benh-loet-tieu-hoa/)

Tin cùng nội dung

  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
  • Những tổn thương ở miệng như loét, thường đau khi ăn và nói. Hai trong số những tổn thương miệng tái phát phổ biến nhất, là mụn nước do virus herpes simplex và viêm loét aphthe.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Bụng đầy hơi, khó tiêu, hoặc đau bụng, lạnh bụng, đi tiêu nhiều là những tình trạng thường gặp khi dạ dày chứa quá nhiều món ăn - từ mặn, ngọt, chua, cay, béo...
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY