Chẩn đoán và điều trị bệnh đường tiêu hóa hôm nay

Bệnh trĩ: chẩn đoán và điều trị

Trĩ nội là các tĩnh mạch bị giãn ở phần đám rối tĩnh mạch trực tràng nằm dưới niêm mạc ngay ở phía gần bờ răng cưa, Trĩ ngoại cũng phát sinh từ đám rối này

Các yếu tố thiết yếu trong chẩn đoán

Xuất huyết trực tràng, thò ra ngoài hậu môn và khó chịu mơ hồ.

Tiết ra chất nhầy từ trực tràng

Các phát hiện đặc biệt khi xem xét hậu môn ngoài hoặc thăm khám soi hậu môn.

Các nhận định chung

Trĩ nội là các tĩnh mạch bị giãn ở phần đám rối tĩnh mạch trực tràng nằm dưới niêm mạc ngay ở phía gần bờ răng cưa. Trĩ ngoại cũng phát sinh từ đám rối này, nhưng ở vị trí dưới da, trực tiếp ở phía xa bờ răng cưa. Có ba khối trĩ nội chủ yếu: phải trước, phải sau và trái bên. Ba đến năm trĩ phụ có thể có mặt giữa ba khối trĩ chủ yếu. Căng rặn khi đại tiện táo bón, ngồi lâu và nhiễm khuẩn là những nhân tố góp phần và có thể thúc đẩy các biến chứng. Chẩn đoán được nghi ngờ khi có tiền sử bị một búi trĩ thò ra ngoài hậu môn, đau hậu môn, hoặc xuất huyết và được xác nhận bằng khám trực tràng.

Ung thư biểu mô ruột kết và trực tràng thường làm cho trĩ nặng thêm và gây ra những điều than phiền tương tự. Các polip có thể xuất hiện như là nguyên nhân của xuất huyết và được quy sai cho bệnh trĩ. Vì các lý do này, nội soi đại tràng sigma và thụt barit luôn luôn đi trước việc điều trị bệnh trĩ. Khi có nghi ngờ tăng áp lực tĩnh mạch cửa là nhân tố nguyên nhân, các điều tra về bệnh gan phải được thực hiện. Trĩ phát triển trong khi có thai hoặc thời kỳ sinh đẻ có khuynh hướng rút đi sau đó và phải được điều trị bảo tồn trừ phi tiếp tục dai dẳng.

Phát hiện lâm sàng

Các triệu chứng của trĩ thường nhẹ và từng đợt nhưng một số biến chứng gây phiền phức có thể phát triển và buộc tìm đến điều trị tích cực nội khoa hoặc ngoại khoa, Các biến chứng bao gồm ngứa, không nín được đại tiện, thò búi trĩ ra tái phát bệnh nhân cần phải lấy tay đẩy vào; nứt, nhiễm khuẩn hoặc loét hậu môn, sa và thắt nghẹt trực tràng và thiếu máu do mất máu mạn tính. Ung thư biểu mô đã được báo cáo là rất hiếm xẩy ra trong bệnh trĩ.

Điều trị

Điều trị bảo tồn là đủ trong phần lớn các trường hợp trĩ nhẹ, trĩ này có thể tự nhiên đỡ đi hoặc đáp ứng với chế độ ăn có nhiều xơ, viên trĩ Trixbye, chất pha chế hạt mã đề bọ chét hoặc các Thu*c nhuận tràng không kích thích để làm cho phân mềm. Đau và nhiễm khuẩn tại chỗ được xử lý bằng ngâm ngồi trong nước ấm và đặt Thu*c đạn hậu môn làm giảm đau hai hoặc ba lần mỗi ngày. Trĩ sa hoặc thắt nghẹt có thể được điều trị bảo tồn bằng cách đẩy nhẹ lên bằng ngón tay đeo găng có bôi dầu trơn; bằng thắt dải cao su, kỹ thuật xử lý nhiệt (tia hồng ngoại) hoặc phẫu thuật lạnh hoặc phẫu thuật cắt bỏ.

Đối với các triệu chứng nặng và biến chứng việc cắt bỏ hoàn toàn trĩ nội hoặc ngoại là nên làm và là thủ tục đem lại kết quả lớn nhất khi được thực hiện thích đáng. Cắt bỏ một trĩ ngoại đơn độc, làm thông một dom trĩ tắc mạch và điều trị bằng Thu*c tiêm vào trĩ nội nằm trong phạm vi thực hành ở phòng khám của bác sĩ. Liệu pháp tiêm Thu*c có hiệu quả nhưng tỷ lệ tái phát là trên 50%.

Giải quyết tắc do huyết khối trĩ ngoại

Bệnh trạng này gây ra do vỡ một tĩnh mạch vào bờ hậu môn tạo nên cục đông máu trong mô dưới da. Bệnh nhân phàn nàn về một chỗ sưng to đau và thăm khám thấy một khối xanh nhạt, nắn đau, căng, có da bao phủ. Nếu gặp bệnh nhân này sau 24 - 48 giờ khi đau đã giảm - hoặc nếu các triệu chứng là tối thiểu - phải chỉ định cho ngâm ngồi vào chậu tắm nóng. Nếu khó chịu là rõ rệt, có chỉ định lấy cục máu đông. Để bệnh nhân nằm nghiêng, vùng mổ được sát khuẩn, và tiêm lidocain 1% vào trong da xung quanh và phía trên chỗ sưng. Cắt rạch da hình elip và lấy cục máu đông ra. Băng khô bằng gạc để tại chỗ trong 12 - 24 giờ bằng cách dán nối hai mông lại với nhau, sau đó bắt đầu hàng ngày ngồi ngâm.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/chandoantieuhoa/benh-tri-chan-doan-va-dieu-tri/)

Tin cùng nội dung

  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Nếu bạn hoặc một thành viên gia đình đã được chẩn đoán bệnh sa sút trí tuệ, điều quan trọng là bắt đầu lập kế hoạch cho tương lai. Hãy bàn bạc các vấn đề dưới đây với gia đình.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Chẩn đoán tiền sản là một số xét nghiệm giúp cho bác sĩ biết trước khi sinh thai của bạn có bị một số bệnh lý hay không (thường gặp là hội chứng Down). Chẩn đoán tiền sản gồm chọc ối và sinh thiết gai nhau giúp phát hiện ra những rối loạn di truyền trước sinh.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY