Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Dịch đau mắt đỏ diễn biến căng thẳng: Bác sĩ khuyến cáo 6 Không

Dịch đau mắt đỏ đang diễn biến phức tạp trên phạm vi nhiều tỉnh thành trong cả nước. Các bác sĩ khuyến cáo, người dân cần thực hiện tốt 6 Không để bảo vệ bản thân và gia đình.

Theo cục y tế dự phòng (bộ y tế), đau mắt đỏ là tình trạng nhiễm trùng mắt, thường do vi khuẩn hoặc vi rút gây ra hoặc do phản ứng dị ứng, với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt. bệnh thường khởi phát đột ngột, lúc đầu ở một mắt sau lan sang mắt bên kia.

Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan trong cộng đồng và gây thành dịch. cho đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và những người bị đau mắt đỏ rồi vẫn có thể bị nhiễm lại chỉ sau vài tháng khỏi bệnh.

Đau mắt đỏ tuy là một bệnh cấp tính, triệu chứng rầm rộ, dễ lây nhưng thường lành tính, ít để lại di chứng, tuy nhiên bệnh thường gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và lao động và có không ít trường hợp bệnh kéo dài, gây biến chứng ảnh hưởng đến thị lực sau này nên mọi người cần có ý thức phòng bệnh tốt và cần được xử trí kịp thời khi mắc bệnh.

Ảnh minh hoạ.

Mới đây, các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đã đưa ra 6 khuyến cáo khi mắc đau mắt đỏ:

Không tự điều trị

Thói quen tự ra hiệu thuốc mua và điều trị rất nguy hiểm. thực tế đã có nhiều người bệnh đau mắt đỏ sau khi tự điều trị bệnh không khỏi mà còn bị tiến triển thành viêm giác mạc khiến thị lực giảm nghiêm trọng và phải điều trị viêm giác mạc tích cực để hồi phục tổn thương, lấy lại thị lực.

Người bệnh không nên tự ý dừng điều trị khi chưa có ý kiến của bác sĩ. Người bệnh cần tái khám định kỳ sau 5 – 7 ngày, 14 ngày và sau 1 tháng; hoặc lâu hơn nếu bị biến chứng viêm giác mạc.

Không sử dụng lại đơn thuốc của người khác

Nhiều phụ huynh khi bị lây bệnh đau mắt đỏ đã sử dụng lại đơn thuốc của con nhưng không thấy đỡ, thậm chí còn nặng hơn. người lớn có sức đề kháng tốt hơn nhưng nếu bị lây thì nghĩa là độc tính của virus lớn hơn khả năng phòng bệnh, dùng lại thuốc của con sẽ không đạt được hiệu quả điều trị.

Ngoài ra, bác sĩ kê đơn thuốc theo tình trạng thực tế của người bệnh nên mỗi đơn thuốc sẽ đáp ứng điều trị với từng người bệnh khác nhau. Dó đó, người bệnh cần đi khám để được kê đúng thuốc điều trị, trong quá trình điều trị cần được theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa mắt.

Không uống thuốc kháng sinh bừa bãi

Đối với các bệnh về mắt, các loại thuốc kháng sinh dạng uống thường ít đáp ứng vì thuốc khó thấm qua "hàng rào" từ máu đến mắt, chưa kể là phải lên đến tận bề mặt nhãn cầu.

Việc chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh mà tự ý mua thuốc kháng sinh về tự điều trị là rất nguy hiểm.

Một số loại thuốc kháng sinh nhỏ mắt có chứa nhóm corticosteroid rất nguy hiểm, vừa không có tác dụng mà còn gây tổn thương nặng hơn, kéo dài thời gian bệnh, tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Vì vậy, người dân không được tự ý sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt kháng sinh có chứa kháng viêm corticosteriod khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Không nên để bệnh tiến triển nặng

Trong giai đoạn dịch đau mắt đỏ căng thẳng, nhiều người vẫn phải đi làm, đi học nên cần chú ý vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên, đeo kính chắn gió, đeo khẩu trang khi ra đường… đây là những biện pháp cơ học giúp ngăn bệnh tiến triển nặng.

Không chủ quan trong mùa dịch đau mắt đỏ

Triệu chứng thuyên giảm, hết viêm đỏ nhưng không đồng nghĩa là kết mạc, giác mạc đã lành. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa mắt, không nên chủ quan thấy mắt hết đỏ, hết khó chịu là tự ý dừng thuốc.

Không mua thuốc tại hiệu thuốc theo kinh nghiệm của dược sĩ

Độc tính của virus mỗi năm là khác nhau. Theo đánh giá của các chuyên gia, độc tính của virus năm nay cao hơn so với các năm trước, nếu không được điều trị tích cực bởi các bác sĩ chuyên khoa mắt sẽ có nguy cơ biến chứng cao.

Vì vậy, người bệnh đau mắt đỏ nên đi khám bác sĩ chuyên khoa, tuân thủ điều trị, sử dụng thuốc theo đơn và tái khám sau 5-7 ngày, 14 ngày và 1 tháng để việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/dich-dau-mat-do-dien-bien-cang-thang-bac-si-khuyen-cao-6-khong-5740272.html)

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY