Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Dùng chung ống hút có nguy cơ lây nhiễm HIV không?

Em và bạn gái em được mời cùng uống chung ly có ống hút với người bị HIV, liệu chúng em có bị HIV không?
Trong tiệc tết có một người bạn mời em dùng chung ly bia. Người bạn này đã bị nhiễm HIV, uống xong em mới nhớ là bên trong môi em có một vết loét. Sau đó bạn gái em dùng chung ống hút với em. Bên trong môi bạn gái em cũng có vết loét. Chúng em rất lo lắng. Xin được bác sĩ tư vấn.

(Tran Thanh Phuong - thanhphuong…@gmail.com)


Hình minh họa. Nguồn Internet

Chào em,

HIV là một bệnh do virus gây nên, con đường lây truyền chủ yếu là qua con đường máu, nghĩa là có sự tiếp xúc của virus tới vết thương hở của người lành. HIV có thể tồn tại trong máu, dịch tiết Sinh d*c, nước bọt,...

Khả năng lây HIV trong trường hợp dùng chung ống hút là có nhưng khá thấp, vì nồng độ virus HIV trong nước bọt khá thấp, nguy cơ này sẽ tăng lên nếu người bạn nhiễm HIV cũng có loét miệng. Nếu lo lắng em nên đi xét nghiệm để kiểm tra em nhé.

Nếu sợ lây HIV, cả 2 em nên tới các trung tâm HIV - AIDS để được điều trị dự phòng bằng Thu*c chống phơi nhiễm HIV.

Việc điều trị dự phòng khi gặp tình huống rủi ro có sự tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các dịch tiết từ cơ thể người có HIV là rất quan trọng, giúp người bị phơi nhiễm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV.

3 - 6 tháng sau, hai em có thể đi làm xét nghiệm HIV, nếu kết quả là âm tính thì các em hoàn toàn yên tâm. Đây là thời điểm cho kết quả chính xác nhất. 

Thân ái chào,

BS Trần Thị Thu Cúc - AloBacsi.com

Lưu ý khi dùng Thu*c chống phơi nhiễm HIV

Chỉ hiệu quả khi dùng sớm: Những người có nguy cơ lây nhiễm cao, cần phải dùng Thu*c càng sớm càng tốt. Tốt nhất là điều trị sớm từ 2-6h sau khi bị phơi nhiễm và không điều trị muộn quá 72h (3 ngày) kể từ khi có hành vi nguy cơ.  

Thời gian điều trị kéo dài liên tục trong 28 ngày. Sau 10 tuần kể từ thời điểm bị phơi nhiễm hoặc có hành vi nguy cơ, bạn cần tái xét nghiệm HIV. Nếu kết quả âm tính, bạn có thể yên tâm không bị nhiễm.

Địa chỉ mua Thu*c: Các loại Thu*c chống phơi nhiễm HIV này không bán lẻ ở bên ngoài. Có thể điều trị tại phòng cấp cứu các bệnh viện, phòng khám ngoại trú Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS địa phương. Ví dụ, tại Hà Nội Bệnh viện Đống Đa, Nhiệt đới... đang có loại Thu*c này.

Chi phí điều trị: Thu*c chống phơi nhiễm do nước ta sản xuất khoảng 1,2 triệu đồng, nếu Thu*c ngoại khoảng 4,5 triệu đồng.

Khuyến cáo: Điều trị bằng Thu*c chống phơi nhiễm HIV không phải là lựa chọn cho những người thường xuyên phơi nhiễm. Cách chống phơi nhiễm tốt nhất là quan hệ T*nh d*c lành mạnh và dùng bao cao su thường xuyên, đúng cách.


Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/dung-chung-ong-hut-co-nguy-co-lay-nhiem-hiv-khong-n246429.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY