Tiêu hóa hôm nay

Thuốc trị bệnh loét dạ dày - tá tràng

Loét dạ dày - tá tràng là bệnh phổ biến, thường gặp ở nước ta cũng như trên thế giới, bệnh do sự phá huỷ làm mất lớp niêm mạc dạ dày hành tá tràng.
loét dạ dày - tá tràng là bệnh phổ biến, thường gặp ở nước ta cũng như trên thế giới, bệnh do sự phá huỷ làm mất lớp niêm mạc dạ dày hành tá tràng, có thể lan xuống lớp dưới niêm mạc, lớp cơ thậm chí đến lớp thanh mạc và có thể gây thủng… Vậy việc dùng Thuốc trong điều trị bệnh này như thế nào?

Ngày nay nhờ có nhiều nhóm Thuốc mới ra đời có hiệu quả cao nên việc điều trị bệnh loét dạ dày tá tràng có nhiều tiến bộ. Người bệnh cần uống Thuốc, tuân thủ đúng phác đồ điều trị là những yếu tố quan trọng góp phần làm tăng tỷ lệ điều trị thành công. Các Thuốc điều trị hiện nay bao gồm:

Thuốc chống axit (còn gọi là các antacid)

Nằm trong nhóm này gồm các Thuốc như alusi, maalox, gastropulgit…Các Thuốc này thường chứa các muối nhôm (hydroxyd, carbonat, phosphat), các muối magnesi (hydroxyd, carbonat, trisilicat), có tác dụng trung hòa axit dịch vị của dạ dày.

Ưu điểm là tác dụng nhanh nên thường dùng để cắt các cơn đau và giảm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu nhưng Thuốc lại có tác dụng ngắn (thường chỉ kéo dài khoảng 3 giờ), gây nên nhiều tương tác đối với các Thuốc điều trị phối hợp nên không thuận tiện cho điều trị.

Ví dụ: Các hợp chất chứa nhôm thường gây táo bón, còn loại chứa ma giê gây tiêu chảy (vì thế trong điều trị người ta thường dùng chế phẩm phối hợp cả hai loại này), hợp chất chứa nhôm dùng kéo dài gây xốp xương (do làm giảm hàm lượng phosphat). Những hợp chất chứa nhôm, canxi, magiê dễ tạo phức với một số Thuốc, điển hình là kháng sinh nhóm cyclin, quinolon, gây cản trở hấp thu kháng sinh...

Khi dùng các loại Thuốc này, nên uống sau bữa ăn 1 - 3 giờ và trước lúc đi ngủ để trung hòa axit thừa. Để giảm triệu chứng đau vùng thượng vị, đầy bụng, dùng lúc có triệu chứng. Nhai kỹ viên Thuốc và nuốt với một ít nước (20 - 50 ml), dạng gel uống không cần pha loãng. Không nên dùng các Thuốc trung hòa quá mạnh và kéo dài vì dễ gây viêm dạ dày do kiềm hóa.

Thuốc bảo vệ niêm mạc, băng bó ổ loét

- Thuốc băng ổ loét như alumini sacharose sulffat (sucralfat), khi chất này gặp axit của dạ dày sẽ tạo thành một lớp dính quánh gắn lên ổ loét, chống lại tác động của axit, pepsin và mật; kích thích tiết chất nhày và bicarbonat, kích thích tổng hợp prostaglandin. Cần uống Thuốc vào lúc trước khi ăn 1 giờ (để Thuốc kịp bao vết loét trước khi thức ăn vào) và lúc đi ngủ. Tuy nhiên Thuốc làm giảm hấp thu một số Thuốc khác nếu dùng cùng như tetracyclin, quinolon, phenytoin, theophylin, digoxin. Vì vậy nếu cần dùng phối hợp nên uống sucralfat sau các Thuốc này 2 giờ.

- Thuốc kích thích tiết chất nhày và bicarbonat như cam thảo (có trong thành phần của kavet), dimixen, teprenon (selbex), protaglandin E1(misoprostol, cytotex).... Ngoài tác dụng kích thích tiêu chất này, bicarbonat còn tăng cường tuần hoàn máu cục bộ, không ảnh hưởng đến sự tiết dịch vị, không ảnh hưởng đến dược động học và tác dụng điều trị của các Thuốc chống viêm không steroid (NSAID), nên nó còn có tác dụng dự phòng loét đường tiêu hoá do sử dụng NSAID. Thời điểm uống Thuốc nên uống vào bữa ăn và trước lúc đi ngủ.

Các Thuốc giảm tiết

- Các Thuốc kháng thụ thể H2-Histamin: Bao gồm cimetidin, ranitidin, famotidin và nizatidin... Chúng ức chế cạnh tranh với histamin tại thụ thể H2 ở tế bào thành dạ dày, nên ức chế bài tiết cả dịch axit cơ bản (khi đói) và dịch axit do kích thích (bởi thức ăn, histamin, cafein, insulin…). Các Thuốc nhóm này có tác dụng làm liền các vết loét dạ dày và tá tràng, làm giảm bệnh trào ngược dạ dày - thực quản.

Dùng Thuốc kháng thụ thể H2 phối hợp với kháng sinh để điều trị loét dạ dày - tá tràng có H. pylori dương tính, làm vết loét liền nhanh và ngăn chặn tái phát. Những trường hợp rối loạn tiêu hóa (đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng, ợ chua…) chưa chẩn đoán được nguyên nhân, có thể điều trị bằng kháng thụ thể H2 ở người trẻ, nhưng phải thận trọng ở người già vì có thể do ung thư dạ dày.

Khi dùng các Thuốc này, người bệnh có thể gặp các triệu chứng: đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, tiêu chảy hoặc táo bón... Cimetidin có thể gây vú to, chảy sữa, liệt dương ở nam giới. Ranitidin, famotidin, nizatidin có thời gian ức chế tiết khoảng nửa ngày. Nếu sử dụng điều trị duy trì nên dùng vào ban đêm (vì thời gian ban ngày đã có thức ăn đệm đỡ còn ban đêm dạ dày rỗng nên dễ gây đau hơn).

- Thuốc ức chế bơm proton: Gồm các Thuốc như omeprazol, lanzoprazol, pantoprazol... Các Thuốc này có tác dụng chống tiết mạnh và kéo dài, ức chế bài tiết dịch vị tự nhiên và dịch vị tạo ra do các nguồn kích thích (bữa ăn, stress).

Do hoạt chất của Thuốc kém bền vững trong môi trường axit nên các Thuốc ức chế bơm proton thường được sản xuất dưới dạng viên bao tan trong ruột. Vì vậy, khi uống không được nhai hoặc làm vỡ viên Thuốc, phải nuốt nguyên viên Thuốc, uống với một cốc nước to (khoảng 200ml). Thời gian uống thích hợp là cách xa bữa ăn (trước khi ăn sáng và trước giờ ngủ buổi tối).

Thuốc diệt vi khuẩn Helicobacter pylory (HP)

Để diệt vi khuẩn HP người ta thường phải dùng phối hợp nhiều loại Thuốc, bao gồm các loại: kháng sinh (amoxycilin, tetracyclin, clarythromycin), nhóm imidazol (metronidazol, tinidazol) và các hợp chất bismuth hữu cơ. Để diệt HP người ta sử dụng phác đồ điều trị bộ 3 hay bộ 4.

Phác đồ bộ 3: Phối hợp một chất giảm tiết (kháng H2 hoặc ức chế bơm proton) với 2 chất diệt khuẩn (trong số các kháng sinh và dẫn chất imidazol).

Phác đồ bộ 4: Phối hợp một chất giảm tiết (kháng H2 hoặc ức chế bơm proton) với 2 chất diệt khuẩn (trong số các kháng sinh imidazol) và bismuth.

Một đợt điều trị thường kéo dài từ 7 - 14 ngày tùy tình trạng của bệnh. Sau đó để củng cố liền sẹo sử dụng các chất kháng H2 hoặc ức chế bơm proton kéo dài thêm khoảng 2 - 3 tuần nữa (với loét tá tràng), và 4 - 6 tuần (với loét dạ dày).

Theo DS. Hoàng Thu Thủy - Sức khỏe và Đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-thuoc-tri-benh-loet-da-day-ta-trang-1676.html)

Tin cùng nội dung

  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Cúm là bệnh viêm cấp tính đường hô hấp do virut. Bệnh mang tính lây truyền, rất dễ phát thành dịch, ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
  • Những tổn thương ở miệng như loét, thường đau khi ăn và nói. Hai trong số những tổn thương miệng tái phát phổ biến nhất, là mụn nước do virus herpes simplex và viêm loét aphthe.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Củ ấu là loại thực vật thủy sinh sống dưới nước, mọc trong ao đầm, thân ngắn có lông, củ có hai sừng. Trong củ chứa một hạt ăn được, có vị ngọt mát, bùi, giàu dinh dưỡng. Củ ấu có 4 loại là ấu đỏ, ấu 2 sừng, ấu 3 sừng và ấu 4 sừng.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY