Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Trà xanh cực tốt nhưng 10 nhóm người dưới đây cần phải tránh xa

Trà xanh là loại đồ uống tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể uống được, vậy ai không nên uống trà.

Trà xanh là loại đồ uống được nhiều người yêu thích. Tuy mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể uống được. Vậy, ai không nên uống trà?

Ai không nên uống trà xanh?

Trà xanh rất nhiều công dụng, bởi vậy nó là thức uống ưa thích và thường xuyên của nhiều người. Tuy nhiên, có những người tuyệt đối không nên uống trà. Dưới đây là những người được khuyến cáo không nên uống trà xanh.

Người bị thiếu máu, sốt

Chất tannin trong trà cản trở sự hấp thu sắt từ thực phẩm, khiến cơ thể không nhận được đủ sắt. vì thế, người thiếu máu không nên uống trà. ngoài ra, chất caffeine của trà làm tăng nhiệt độ cơ thể và giảm hiệu quả của thuốc do vậy, người bị sốt cũng nên tránh xa trà.

Ai không nên uống trà xanh là băn khoăn của nhiều người.

Phụ nữ có thai và cho con bú

Trà chứa caffeine, tannin, những chất này ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi do vậy, bà bầu không nên dùng trà. các chuyên gia khuyên phụ nữ đang cho con bú không nên uống trà đặc vì chất caffeine sẽ đi vào sữa mẹ, khiến trẻ ngủ ít và quấy khóc nhiều.

Bệnh nhân có vấn đề dạ dày

Tannin trong trà xanh làm tăng axit trong dạ dày, dễ gây đau bụng, buồn nôn hoặc táo bón. vì vậy, bạn không được uống trà xanh khi đói. những người bị loét dạ dày hoặc trào ngược axit cũng không nên uống quá nhiều. một nghiên cứu kết luận trà là chất kích thích mạnh axit dạ dày, có thể giảm bớt bằng cách thêm sữa và đường.

Người nhạy cảm với caffeine

Trà xanh chứa caffeine. hấp thụ quá nhiều chất này có thể dẫn đến hồi hộp, lo lắng, nhịp tim bất thường và run. một số người không có khả năng dung nạp caffeine sẽ bị các triệu chứng đó ngay cả khi uống ít trà.

Dùng đồ uống nhiều caffeine cũng có thể cản trở hấp thụ canxi, ảnh hưởng đến sức khỏe của xương và tăng nguy cơ loãng xương.

Người bị suy nhược thần kinh hoặc mất ngủ

Trà xanh chứa caffein tác dụng kích thích thần kinh. Vì vậy, uống trà có thể làm cho não trở nên hưng phấn quá mức khiến mất ngủ, đặc biệt nếu uống trước khi ngủ.

Người bị táo bón

Trà xanh chứa catechin polyphenol tác dụng làm se niêm mạc đường tiêu hóa, khiến phân bị khô, gây táo bón hoặc nặng hơn.

Trẻ em dưới 3 tuổi

Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi sẽ bị thiếu máu nếu sử dụng trà xanh. điều này là vô cùng có hại. vì trong trà xanh chứa axit tannic khi kết hợp với chất sắt sẽ tạo nên phản ứng có hại cho cơ thể khiến lượng sắt yếu đi.

Trong khi sắt là “nguyên liệu” chính để tạo thành máu. Vì vậy, không nên cho trẻ nhỏ dưới 3 tuổi uống nước trà xanh.

Bệnh nhân tim mạch, cao huyết áp

Đối với những người bị bệnh động mạch vành có nhịp tim nhanh, chất caffeine và theophylline trong trà gây kích thích làm tăng nhịp đập của tim khiến cho bệnh tình trở nên trầm trọng hơn. ngoài ra, nếu bệnh nhân cao huyết áp uống nhiều trà đậm đặc, chất caffeine trong trà sẽ khiến huyết áp tăng cao, gây hại cho sức khỏe.

Người bị thiếu canxi hoặc gãy xương

Các alkaloit trong trà có thể ức chế sự hấp thụ canxi, đồng thời thúc đẩy bài tiết canxi trong nước tiểu, do đó canxi trong cơ thể ngày càng ít, dẫn đến thiếu canxi và loãng xương, gãy xương khó hồi phục.

Phụ nữ trong kỳ kinh và cả phụ nữ mãn kinh

Phụ nữ giai đoạn này sẽ bị thiếu máu, không nên uống trà xanh. ngoài ra, trà xanh có tính lạnh, nếu uống trong kỳ kinh có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm hội chứng tiền kinh nguyệt.

Phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh đôi khi bị tim đập nhanh và ngủ kém. Uống quá nhiều trà sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng này, vì vậy nên uống ít và tránh uống trà đặc.

Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có giải đáp cho câu hỏi "Ai không nên uống trà xanh?" rồi phải không.

Theo VTC News

Link bài gốc Lấy link

https://vtc.vn/tra-xanh-cuc-tot-nhung-10-nhom-nguoi-duoi-day-can-phai-tranh-xa-ar766962.html

Theo VTC News

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/tra-xanh-cuc-tot-nhung-10-nhom-nguoi-duoi-day-can-phai-tranh-xa/20230504033231352)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Tài liệu này sẽ cung cấp cho các bạn thông tin cần thiết, những bài tập vận động và những điều cần lưu ý sau phẫu thuật.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Cài đai an toàn bảo vệ bạn và em bé khỏi thương tích hoặc Tu vong trong trường hợp bị T*i n*n xe hơi. Bạn nên cài đai an toàn dù ngồi ở bất cứ vị trí nào trong xe.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY