viêm họng là một trong số căn bệnh mà bà bầu dễ mắc phải trong khoảng thời gian 9 tháng 10 ngày. biểu hiện điển hình là những cơn đau rát, ngứa cổ họng khó chịu, một số trường hợp có thể đi kèm với những cơn sốt nhẹ. một vấn đề mà nhiều mẹ bầu đang thắc mắc và đi tìm câu trả lời là “bà bầu bị viêm họng có uống Thuốc được không? nên uống loại nào?”. bài viết dưới đây sẽ cho bạn đọc câu trả lời chính xác nhất.
9 tháng 10 ngày là một hành trình vừa đầy sự khó khăn thử thách nhưng cũng chứa đựng nhiều niềm vui của không ít người mẹ. Khi mang thai, sức đề kháng của người mẹ thường trở nên yếu đi và dễ mắc phải một số bệnh lý thường gặp, trong đó có bệnh viêm họng.
Viêm họng là một trong những căn bệnh khá phổ ở mọi đối tượng không riêng gì bà bầu. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là cơn đau rát, ngứa cổ họng, có cảm giác khó nuốt. Một số trường hợp khác có thể xuất hiện cơn sốt nhẹ, ho lụ khụ,… Tuy đây không phải là bệnh lý quá nguy hiểm nhưng rất dễ khiến mẹ bầu có cảm giác mệt mỏi, chán ăn dẫn đến suy nhược cơ thể. Và chắc chắn, điều này không hề tốt cho cả mẹ và con.
Nếu là những cơn viêm họng thông thường, bà bầu có thể giải quyết bằng cách tận dụng một số mẹo vặt trong dân gian để làm dịu cổ họng. đồng thời, kết hợp với chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất và lối sinh hoạt lành mạnh.
Bên cạnh đó, một số trường hợp bị viêm họng do virus hay vi khuẩn, bác sĩ thường chỉ định cho bà bầu sử dụng một số loại Thuốc để điều trị triệt để. và cũng chính vì vấn đề dùng Thuốc trị bệnh mà không ít bà bầu hoang mang và lo sợ Thuốc sẽ làm ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của con trẻ. xét về khía cạnh chủ quan, trường hợp bà bầu bị viêm họng do virus hay vi khuẩn nếu không dùng Thuốc để điều trị thì khả năng loại bỏ bệnh là khá thấp. do đó, người mẹ phải dùng Thuốc để đảm bảo cơ thể hồi phục nhanh chóng.
Tạm kết, khi bị viêm họng trong thai kỳ, bà bầu có thể uống được Thuốc nhưng chỉ dùng Thuốc khi có chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn. tuyệt đối không tự ý dùng Thuốc khi chưa được phép. việc dùng Thuốc không đúng cách có thể gây ra nhiều bất lợi cho cả mẹ và con.
Các chuyên gia cho biết, tương ứng với mỗi nguyên nhân gây bệnh viêm họng cho bà bầu sẽ có những chỉ định sử dụng Thuốc phù hợp. cụ thể hơn:
Theo nhận định của bác sĩ chuyên khoa, nếu nguyên nhân gây bệnh viêm họng cho bà bầu là do virus thì không nhất thiết phải dùng Thuốc kháng sinh mà chỉ cần điều trị triệu chứng đi kèm như: sốt, ho,… bà bầu chỉ nên dùng Thuốc paracetamol.
Đồng thời, bà bầu tuyệt đối không sử dụng Thuốc kháng viêm aspirin, Thuốc giảm đau, Thuốc hạ sốt. bởi những loại Thuốc này dễ gây quái thai trong 3 tháng đầu thai kỳ hoặc gây rối loạn ở phổi, liên quan đến việc đóng ống động mạch của bào thai trong tử cung đối với 3 tháng cuối thai kỳ.
Đối với việc bà bầu bị viêm họng do vi khuẩn, bên cạnh việc sử dụng Thuốc hạ sốt cần dùng thêm Thuốc kháng sinh. hầu như, bác sĩ thường cho bà bầu uống các loại Thuốc thuộc nhóm Thuốc an toàn nhất và ít gây hại cho thai nhi. các nhóm Thuốc thường sử dụng chủ yếu là beta lactam, bao gồm: penicillin, cephalosporin, amoxicillin,.. các loại Thuốc này có tác dụng tốt trong việc ức chế vi khuẩn gây viêm họng cho bà bầu.
Trong trường hợp người bệnh dị ứng với một số thành phần trong Thuốc có thể sử dụng Thuốc thuộc nhóm kháng sinh macrolid để thay thế, bao gồm các loại Thuốc như: erythromycin, azithromycin, spirammycin,…
Ngoài việc sử dụng Thuốc kháng sinh, bà bầu cũng có thể sử dụng Thuốc ngậm trị viêm họng tại chỗ. một số sản phẩm điển hình như: benzoncain, papain, lysopain, mekothrocine,… với loại Thuốc này, bà bầu có thể lựa chọn sản phẩm có chứa thêm thành phần giảm đau hoặc kháng sinh. thành phần kháng sinh có mặt trong trong Thuốc ngậm trị viêm họng cho bà bầu là bacitracine. ngoài ra, có thể sử dụng sản phẩm có chứa tinh dầu bạc hà hay chất lysozyme có tác dụng chống viêm và giảm phù nề.
Trong quá trình mắc bệnh viêm họng, bà bầu thường kèm theo một số triệu chứng khác như: ho, ho có đờm, khàn tiếng, sốt,… những trường hợp này, bác sĩ sẽ kê thêm một số loại Thuốc khác để cải thiện dứt điểm. cụ thể hơn:
Nhóm Thuốc này có tác dụng làm giảm độ nhầy. đồng thời, tống phần nhầy động ở cổ họng một cách dễ dàng. từ đó giúp bà bầu khắc phục được tình trạng khó nuốt, nghẹn cổ họng,… một số loại Thuốc thường được chỉ định như: eprazinon, ambroxol, acetylcystein, bromhexin, carbocystein,…
Lưu ý, các đối tượng bị hen suyễn, suy nhược cơ thể cần thận trọng khi sử dụng. Bên cạnh đó, không nên lạm dụng Thuốc hay sử dụng Thuốc quá liều.
Một số loại Thuốc chống phù nề, dị ứng cho bà bầu điển hình như: Thuốc kháng ige, Thuốc kháng histamin h1, Thuốc kháng histamin, leukotriene,… để phát huy tối đa công dụng, bà bầu cần kết hợp với việc kiểm tra nhiệt độ cơ thể và có biện pháp xử lý phù hợp.
Bà bầu cần lưu ý thêm vấn đề, việc dùng không đúng Thuốc có thể gây ra tình trạng kéo dài thời gian mang thai và chậm chuyển dạ. chính vì vậy, để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và sự hình thành, phát triển của thai nhi, bà bầu nên tuân thủ nghiêm ngặt việc sử dụng Thuốc trị bệnh viêm họng của bác sĩ. đồng thời, không được tự ý sử dụng Thuốc khi chưa có sự đồng ý.
Bên cạnh việc tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định sử dụng Thuốc trị viêm họng của bác sĩ chuyên khoa, bà bầu cần lưu ý thêm một số vấn đề để bệnh tình được đẩy lùi nhanh chóng. dưới đây là một số lời khuyên của chuyên gia:
Tóm lại, bà bầu bị viêm họng không phải là tình trạng nguy hiểm làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi nếu có những phương pháp điều trị hiệu. đối với một số trường hợp bị viêm họng nặng sẽ được bác sĩ chỉ định uống Thuốc. lúc này, mẹ bầu nên kiểm tra kỹ thành phần và dùng đúng cách để không gây nguy hiểm cho thai nhi. bên cạnh đó, cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để bệnh tình được đẩy lùi nhanh chóng.
Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
Thông tin hữu ích cho mẹ bầu:
Bà bầu bị viêm họng có ảnh hưởng gì tới thai nhi không?