Bài thuốc dân gian hôm nay

Giảm đau do viêm họng với cây hồng bì

Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
Hồng bì còn có tên khác là hoàng bì, quất hồng bì, nhâm, thuộc loại cây nhỡ. Lá kép mọc so le, hình trái xoan. Hoa trắng mọc thành chuỳ thưa ở ngọn. Quả hình cầu, khi chín có màu vàng, nâu, có 1 - 2 ngăn, chứa một hạt to; thịt quả ngọt thơm.

Theo y học cổ truyền, lá hồng bì có vị đắng và cay, tính bình; có tác dụng hạ nhiệt, làm long đờm; thường dùng trị cảm mạo, nhiễm lạnh, hạ sốt. Nhân dân còn dùng lá nấu nước gội đầu cho sạch gàu, trơn tóc và nấu nước xông chữa thấp khớp. Rễ và hạt có vị đắng và cay tính hơi ấm; có tác dụng giảm đau, lợi tiêu hóa, tiêu phù; thường dùng trị đau dạ dày, đau thượng vị, đau bụng kinh, tiêu hóa kém; quả có vị ngọt và chua, tính hơi ấm; có tác dụng chữa ho, long đờm kích thích tiêu hoá, chữa nôn mửa,…

Một số đơn Thu*c thường dùng:

Giải cảm, hạ sốt: Lá quất hồng bì tươi 30g, rửa sạch, phơi khô, sắc uống cho ra mồ hôi.

Giảm đau do viêm họng: Quả quất hồng bì 2 - 3 quả ngậm với vài hạt muối, ngậm 3 - 4 lần trong ngày sẽ giúp làm dịu họng, giảm đau rát và giảm ho do viêm họng.

Chữa ho: Quả hồng bì tươi 4 - 5 quả, hấp với một chút đường phèn cho trẻ ăn ngày 3 lần sáng, trưa, tối có tác dụng kích thích hệ hô hấp, giúp long đờm, giảm ho ở trẻ hoặc ho do cảm rất tốt. Trong trường hợp ho gà: Dùng quả hồng bì, vỏ rễ dâu, cam thảo, mỗi thứ 10g, sắc nước uống trong ngày. Dùng 5 - 7 ngày.

Kích thích tiêu hóa: Rễ cây quất hồng bì 30g, rễ sử quân 20g, quả khế chua 20g. Các vị sao vàng, sắc đặc, chia uống nhiều lần trong ngày. Dùng 3 - 5 ngày.

Cầm nôn mửa: Quả hồng bì tươi nhai cả vỏ, nuốt nước dần dần.

Giảm đau dạ dày: Dùng hạt hồng bì, phơi hay sấy khô, sao thơm, tán mịn ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 6 - 10g; chiêu bằng nước hoặc rượu nhạt.

Trị gàu và làm đẹp tóc: Dùng lá hồng bì nấu nước gội đầu thường xuyên có tác dụng làm sạch da đầu, trị gàu và trơn tóc.

Bác sĩ Nguyễn Thị Nga

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-giam-dau-do-viem-hong-voi-cay-hong-bi-770.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong tập khí công thường không kiêng khem bệnh tật nào, tuy nhiên một số trường hợp tập để chữa bệnh thì có những bài tập và cách tập khác nhau.
  • Thuốc giảm đau thường chứa morphin. Chất này thường giúp người bệnh giảm đau nhanh chóng, nhưng nó cũng dễ gây nghiện và ảnh hưởng trực tiếp tới niêm mạc dạ dày của người dùng.
  • Đau rát họng, nuốt đau, khàn tiếng, ho khan hoặc ho có đờm,… là những triệu chứng chính của bệnh viêm họng. Nếu không có bội nhiễm hoặc biến chứng chỉ cần vệ sinh sát khuẩn mũi họng thường xuyên, dùng Thu*c giảm đau, ho,… Xin giới thiệu một số vị Thu*c dân gian có tác dụng giảm đau và ho do viêm họng rất tốt, giúp bệnh nhanh khỏi và hạn chế biến chứng.
  • Theo Đông y, bông phấn có vị mặn, hơi cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tán ứ, tiêu viêm, lợi tiểu, thường dùng chữa viêm họng, kinh nguyệt không đều, viêm đường tiết niệu,...
  • Theo Đông y, cải canh vị cay, ôn; vào kinh phế. Có tác dụng ôn hoá hàn đàm (làm ấm, tiêu đờm do lạnh, lợi khí, tán kết, chỉ thống. Chữa các chứng hàn đàm ủng phế, đàm ẩm khí nghịch, đàm thấp kinh lạc, loa lịch đàm hạch...
  • Theo Đông y, bạch chỉ có tác dụng tán phong trừ thấp, thông khiếu, giảm đau, tiêu thũng trừ mủ,Cây bạch chỉ còn có tên gọi khác là bách chiểu, chỉ hương, cửu lý trúc căn, đỗ nhược, hòe hoàn, lan hòe, linh chỉ, ly hiêu, phương hương,... Cây được trồng làm Thu*c, chủ yếu thích hợp ở miền núi cao, lạnh như ở Sa Pa, Tam Đảo hoặc nơi có khí hậu tương tự.
  • Viêm họng là bệnh thường gặp có các biểu hiện họng sưng đau, lúc đầu có thể thấy ngứa họng, kèm theo sốt hoặc tiết nhiều đờm dãi. Theo Đông y, viêm họng có 2 triệu chứng là chứng thực và chứng hư. Tùy theo chứng bệnh cụ thể để có cách điều trị thích hợp.
  • Thời tiết lạnh thường là yếu tố gây tái phát bệnh khớp, đau mỏi cơ xương. Nguyên nhân do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, bị tà khí xâm nhập làm sự vận hành của khí huyết bị tắc gây sưng đau, tê mỏi cơ các khớp. Xin giới thiệu một số bài Thuốc lưu thông khí huyết, bồi bổ can thận, có tác dụng giảm đau nhức xương khớp.
  • Là Thu*c có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm nên ibuprofen được dùng trong rất nhiều trường hợp như thống kinh, nhức đầu, làm các thủ thuật về răng, viêm khớp dạng thấp
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY