Thuốc giảm đau thường chứa morphin. Chất này thường giúp người bệnh giảm đau nhanh chóng, nhưng nó cũng dễ gây nghiện và ảnh hưởng trực tiếp tới niêm mạc dạ dày của người dùng.
Bệnh nhân Lê Văn Dân (61 tuổi Thanh Oai, Hà Nội) đã phải tiến hành phẫu thuật cắt 3/4 dạ dày vì mắc phải bệnh ung thư. Sau ca mổ, ông Dân dần bình phục nhưng vẫn phải truyền máu và tiếp đạm. Trên khuôn mặt khắc khổ của người đàn ông này, không che giấu được những tiếc nuối.
Ung thư dạ dày vì
Thuốc giảm đau
Theo lời ông Dân, năm 2010, ông bị đau lưng, đau hông, lan dần xuống chân. Lúc bị đau, ông chỉ nghĩ rằng vì mình làm nhiều nên bị đau vớ vẩn. Ông ra hiệu Thuốc gần nhà kể bệnh, người của hiệu Thuốc đó tiêm cho ông một mũi gọi là
Thuốc giảm đau.
Sau khi tiêm, quả thật ông thấy hết đau nên rất vui mừng. Và cứ thế, sau đó, cứ mỗi lần bị đau ông lại ra hiệu Thuốc quen nọ để được tiêm một liều
Thuốc giảm đau.
Nhưng có một điều mà ông không chú ý là khoảng cách các lần phải tiêm Thuốc của ông cứ rút ngắn dần dần từ 7 ngày/ lần, xuống còn 4-5 ngày/lần. Mãi về sau ông mới để ý vì thấy tốn kém tiền bạc quá mà bệnh không khỏi. Nên sau đó, một lần vì đau quá, ông Dân quyết định xuống Hà Nội chữa bệnh.
Tại bệnh viện huyện, các bác sĩ cho biết ông Dân bị thoát vị đĩa đệm và cho Thuốc về uống. Căn bệnh thoát vị đĩa đệm của ông Dân dần dần đỡ.
Nhưng cùng lúc đó ông thấy dạ dày bắt đầu đau âm ỉ, vì nghĩ bệnh đau lưng quan trọng hơn nên ông Dân và gia đình chỉ chú tâm chữa thoát vị đĩa đệm, còn để chữa dạ dày, ông chỉ uống Thuốc Nam, Thuốc Bắc nhì nhằng qua ngày.
Sau đó một thời gian, bụng ông Dân lên cơn đau dữ dội, mỗi lần đi đại tiện lại ra lẫn phân đen như hắc ín. Gia đình đã đưa ông vào bệnh viện huyện. Các bác sĩ cho ông thử máu, tiếp máu và nội soi ổ bụng nhưng vẫn không ra kết quả chính xác bệnh. Ông được cho về nhà nhưng được 1 - 2 ngày dạ dày lại lên cơn đau.
Ông Dân được đưa lên bệnh viện tuyến trên ở Hà Nội để điều trị. Tại BV Bưu Điện, Hà Nội, các bác sĩ đã tiến hành truyền máu, dịch và đạm cho ông vì ông bị thiếu máu trầm trọng. Các bác sĩ tiến hành nội soi dạ dày cho ông Dân. Kết quả là trong dạ dày ông có tế bào ung thư nên phải cắt bỏ phần dạ dày bị nhiễm ung thư đi thì mới có cơ hội sống sót.
Cùng hoàng cảnh với ông Dân, anh Nguyễn Văn Kiên (40 tuổi, Tây Hồ, Hà Nội) mới theo bạn bè đi học đánh tennis để cải thiện sức khỏe, tăng độ dẻo dai cho cơ thể. Nhưng sau một thời gian vận động, anh Kiên thấy đau ở khớp gối, nhất là khi cử động. Nghĩ chỉ bị đau phần mềm nên anh mua loại cao dán làm từ thảo dược, cùng một số
Thuốc giảm đau về tự chữa trị.
Hôm sau, đầu gối của anh hết đau cử động nhẹ nhàng hơn không nhức mỏi như trước, thấy Thuốc hay lại hiệu quả nên từ đó, mỗi lần khớp gối đau vì vận động mạnh hoặc khi thời tiết thay đổi, anh Kiên lại dùng cao dán và uống
Thuốc giảm đau.
Chỉ tới khi các Thuốc này không còn tác dụng giúp giảm đau, anh Kiên mới chịu đi khám thì được biết khớp gối của anh khó có thể phục hồi vì biến chứng nhiễm trùng ổ khớp lâu ngày.
Trong quá trình điều trị bệnh khớp anh Kiên thường cảm thấy buồn nôn, đau vùng thượng vị, người mệt mỏi sụt cân nhanh. Các bác sỹ đã tiến hành xét nghiệm và phát hiện anh Kiên mắc bệnh viêm loét dạ dày, do dùng
Thuốc giảm đau lâu ngày. "Đúng là già rồi còn dại"anh Kiên ngậm ngùi chia sẻ.
Cẩn trọng khi dùng Thuốc
BS Nguyễn Đức Trung (Trưởng khoa Dược, BV TW 108 Quân đội, Hà Nội) chia sẻ: bên cạnh những nguyên nhân phổ biến gây ra ung thư dạ dày như bị nhiễm khuẩn helicobacter pylori, do di truyền, dạ dày bị viêm đi viêm lại, do chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý… thì việc lạm dụng
Thuốc giảm đau cũng là nguyên nhân cao gây nên ung thư dạ dày trong những năm gần đây.
Rất nhiều bệnh nhân để giảm đau lưng, đau hông… thường tiêm
Thuốc giảm đau loại non- steroid hay các loại
Thuốc giảm đau khác có trên thị trường.
Thành phần chủ yếu của các loại
Thuốc giảm đau thường chứa morphin (thường gây buồn ngủ, giảm đau nhanh), acetaminophen (
Thuốc giảm đau không gây buồn ngủ), Thuốc kháng viêm steroid như ibuprofen… Các loại Thuốc này đều gây kích thích niêm mạc dạ dày và gây buồn nôn, khó thở, đau bụng, loét và xuất huyết dạ dày dẫn đến ung thư.
Thường thì triệu chứng ban đầu của bệnh không rõ rệt, nhiều người dễ lầm tưởng bị rối loạn tiêu hóa, nên thường coi nhẹ bệnh, không quan tâm chữa trị ngay từ đầu, chỉ đến khi bệnh đã phát triển nặng rồi thì mới biết, gây khó khăn cho bác sĩ trong điều trị và tốn kém tiền bạc gia đình người bệnh.
Nguyên tắc dùng
Thuốc giảm đau
Bệnh nhân nên dùng Thuốc theo một số nguyên tắc sau:
- Đau nhẹ: Dùng
Thuốc giảm đau không phải opioid là paracetamol, aspirin, ibuprofen... Việc chọn lựa tùy theo sự nhạy cảm của từng người, những chống chỉ định khác nhau và sự tương tác của chúng với những Thuốc khác.
- Đau vừa: Phối hợp Thuốc loại opioid yếu (codein, oxycodon) với paracetamol,
Thuốc giảm đau, chống viêm không chứa thành phần steroid. Có thể dùng các
Thuốc giảm đau mạnh hơn như codein hoặc dextropropoxyphen.
- Đau nặng: Dùng
Thuốc giảm đau loại opioid mạnh: morphin, hydromorphon, methadon, phối hợp với Thuốc chống viêm không steroid. Thường gặp trong các trường hợp đau do ung thư, hoặc chấn thương nặng thì phải dùng đến morphin và các dẫn chất của nó.
Vì dễ gây ra hiện tượng quen Thuốc, nghiện Thuốc, chỉ sử dụng khi có sự chỉ định của thầy Thuốc, dùng đúng liều lượng và không nên dùng Thuốc quá 2 tuần liên tiếp. Không dùng Thuốc khi đang lái xe vì
Thuốc giảm đau thường gây buồn ngủ khiến cho người bệnh rơi vào trạng thái mơ màng không kiểm soát được hành vi.
Theo Thảo Đan - Sức khỏe gia đình