Bài thuốc dân gian hôm nay

Lá trắc bá lương huyết, cầm máu

Lá trắc bá còn gọi trắc bá diệp, tên khoa học là trắc bách. Cây trắc bách cho ta 2 vị Thu*c: trắc bách diệp và bá tử nhân. Theo Đông y, lá trắc bá vị đắng chát, tính hơi hàn; vào kinh tâm, can và đại tràng. Có tác dụng lương huyết, cầm máu, tiêu độc, còn có tác dụng chữa đàm thấp.
Thường được dùng dưới dạng sao cháy tồn tính, trong các phương Thu*c về huyết. Liều dùng: 6 - 12g. Dùng sống có tác dụng lương huyết, sao đen có tác dụng cầm máu (chỉ huyết).

Trắc bá được dùng làm Thu*c trong những trường hợp:

lương huyết, cầm máu:

Bột trắc bá: lá trắc bá chế giấm 60g, nghiền thành bột. Mỗi lần uống 8 - 12g, ngày uống 2 - 3 lần, chiêu với nước đun sôi còn ấm. Dùng khi huyết nhiệt mạnh gây chảy máu cam, băng huyết, tiểu tiện ra huyết.

Hoặc: trắc bá thán 20g, bồ hoàng thán 16g, bạch thược tẩm rượu sao 63g. Nghiền chung thành bột mịn. Mỗi lần uống 8g, ngày uống 3 lần, chiêu với nước đun sôi còn ấm. Trị người nhiệt băng huyết.

Hoàn tứ sinh: sinh địa 20g, lá trắc bá sống 12g, lá ngải sống 12g, lá bạc hà sống 12g. Giã nát làm hoàn hoặc sắc nước uống. Trị người nhiệt chảy máu cam.

Thang bá diệp: trắc bá thán 12g, gừng khô thán 6g, lá ngải để lâu 6g. Sắc uống. Trị nôn ra máu lâu không khỏi.

Hoặc: trắc bá 12g, hạn liên thảo 20g, sinh địa 16g, hòe hoa 16g, huyền sâm 12g, địa cốt bì 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Chữa chảy máu do cơ địa dị ứng gây rối loạn thành mạch.

Trị thấp nhiệt bạch đới: lá trắc bá 12g, vỏ rễ vu 12g, bạch truật 12g, bạch thược 12g, bạch chỉ 12g, hương phụ 8g, hoàng liên 4g, hoàng bá 8g. Nghiền chung thành bột, dùng cháo gạo làm hoàn hoặc sắc nước uống.

Chữa viêm thận cấp tính, viêm bể thận: trắc bá 63g, biển súc 125g, cam thảo 4g, đại táo 4 quả. Các vị cho vào nồi, thêm 1500 ml nước, sắc còn 500 ml, chia uống 3 lần trong ngày.

Chữa viêm bàng quang cấp: trắc bá 16g, hoàng bá 16g, hạn liên thảo 16g, tỳ giải 16g, mộc thông 16g, hoàng cầm 12g, liên kiều 12g, hòe hoa 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Kiêng kỵ: Người tạng hàn thận trọng khi dùng.

TS. Nguyễn Đức Quang

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-la-trac-ba-luong-huyet-cam-mau-784.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo y học cổ truyền, địa du có vị đắng chua, tính hơi hàn, không độc, đi vào can, vị, đại tràng, có tác dụng lương huyết, cầm máu, giải độc liễm sang…
  • Tầm xuân là loại cây dây leo thường được dùng làm cây cảnh sân vườn, trang trí trên ban công, hiên nhà, trên hàng rào.
  • Khi bị vết thương nhẹ, nông có chảy máu, trước hết cần nâng cao phần bị thương lên, dùng một khăn sạch hoặc dùng tay (nếu không có khăn) ấn chặt ngay vào vết thương,
  • Khi bị thương và chảy máu, bạn đừng quá hoảng hốt mà hãy bình tĩnh để xử trí. Việc đầu tiên cần làm là phải cẩm máu. Theo BS. Ninh Hồng, cầm máu trong sơ cấp cứu là rất quan trọng tránh tình trạng choáng ngất thậm chí có thể Tu vong do mất máu. Cần trang bị những kiến thức sau để biết cầm máu
  • Các chuyên gia đã “khoanh vùng” 68 khu vực gien gắn liền với sự hình thành tiểu cầu và mở ra phương pháp chẩn đoán, điều trị chứng rối loạn xuất huyết.
  • Trong cuộc sống, chúng ta khó tránh khỏi lúc bị va quệt hay bị dao cứa vào làm bị thương, chảy máu. Một vài cách sơ cứu đơn giản giúp bạn nhanh chóng giảm đau và cầm máu hiệu quả.
  • Cầm máu tạm thời là một kỹ năng xử trí cấp cứu rất quan trọng và cần thiết để cứu sống nạn nhân và hạn chế những biến chứng của vết thương.
  • Cầm máu phải thực hiện đúng nguyên tắc, đúng kỹ thuật thì mới bảo tồn được chi thể và tính mạng người bị thương.
  • Ga-rô là biện pháp cầm máu để giúp máu ngừng lưu thông. Nếu thực hiện không đúng cách có thể làm cả đoạn chi bị hoại tử, phải cắt bỏ.
  • (Mangyte) - Đây là một trong những kỹ năng cấp cứu cơ bản mà bất cứ ai cũng cần nắm vững.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY