Chẩn đoán và điều trị bệnh máu hôm nay

Hội chứng tán huyết tăng ure huyết: rối loạn cầm máu

Bệnh nhân đến với thiếu máu, chảy máu hay suy thận. Suy thận có thể có hoặc không có thiểu niệu. Trái với xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối, không có những biểu hiện thần kinh nào ngoài những biểu hiện do tình trạng urê huyết cao.

Rối loạn cầm máu có thể do những thiểu sót hoặc về số lượng chức năng tiểu cầu hoặc do vấn đề tạo thành các cục fibrin (đông máu). Chảy máu do những rối loạn tiểu cầu điển hình là chảy máu niêm mạc hay da. Những vấn đề thường gặp là chảy máu cam, chảy máu lợi, rong kinh, chảy máu dạ dày ruột, bầm máu và chấm xuất huyết. Chấm xuất huyết hầu như tuyệt đối gặp trong những hoàn cảnh giảm tiểu cầu và không có rối loạn chức năng tiểu cầu. Chảy máu do bệnh lý đông máu có thể xuất hiện ở các u máu trong cơ sâu cũng như chảy máu ở da. Chảy máu khớp tự phát chỉ thấy ở bệnh ưa chảy máu nặng.

Những yếu tố cần thiết cho chẩn đoán

Thiếu máu huyết tán bệnh lí động mạch nhỏ.

Giảm tiểu cầu.

Suy thận.

Tăng LDH huyết thanh.

Các test đông máu bình thường.

Không có những bất thường về thần kinh.

Nhận định chung

Hội chứng huyết tán - tăng urê huyết là một rối loạn ít gặp gồm thiếu máu huyết tán bệnh lí động mạch nhỏ (với giảm độ lọc cầu thận, protein niệu và đái máu). Nguyên nhân chưa biết. Bệnh giống như xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối trừ các lớp mạch máu khác nhau đều bị. Quá trình sinh bệnh của hai bệnh đều gần giống nhau và yếu tố ngưng tập tiểu cầu có trong huyết tương có thể cùng tham gia vào. Ở trẻ em, hội chứng huyết tán tăng urê máu thường xẩy ra sau một đợt ỉa chảy thứ phát nhiễm khuẩn Shigela, Salmonella, E. Coli chủng 0157; H7 hay do virus. Tỉ lệ Tu vong của thể này thường thấy (dưới 5%). Ở người lớn, hội chứng này thường tăng lên do dùng estrogen hay mang thai (đặc biệt sau khi đẻ) hoặc xẩy ra như một biến chứng của tăng huyết áp ác tính hay ghép thận. Đã nhận biết typ bệnh gia đình (di truyền) trong đó những thành viên của gia đình có những đợt tái phát trong nhiều năm.

Triệu chứng và dấu hiệu

Bệnh nhân đến với thiếu máu, chảy máu hay suy thận. Suy thận có thể có hoặc không có thiểu niệu. Trái với xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối, không có những biểu hiện thần kinh nào ngoài những biểu hiện do tình trạng urê huyết cao.

Xét nghiệm

Như trong xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối, có thiếu máu huyết tán bệnh lí động mạch nhỏ và giảm tiểu cầu nhưng giảm tiểu cầu thường ít nặng hơn. Kính phết máu ngoại vi thấy có các mảnh hồng cầu và không thể chẩn đoán hội chứng huyết tán tăng urê máu nếu không có dấu hiệu này. LDH thường tăng cao rõ rệt tỉ lệ có mức độ nặng của huyết tán và test Coombs thường là âm tính. Các test đông máu bình thường trừ tăng các sản phẩm thoái giáng fibrin.

Suy thận bao giờ cũng có và tổn thương thận. Vô niệu đòi hỏi phải thẩm phân. Sinh thiết thận cho thấy các cục đông trong nội mô trong các tiểu động mạch đến và các cầu thận. Hoại tử do thiếu máu cục bộ trong vỏ thận có thể xảy ra vì tắc nghẽn do hiện tượng đông máu nội mạch.

Chẩn đoán lâm sàng

Đông máu rải rác nội mạch được loại trừ do các kết quả đông máu bình thường. Cần phải xem xét những nguyên nhân khác gây thiếu máu huyết tán bệnh lí động mạch nhỏ. Đôi khi viêm mạch máu hay viêm cầu thận cấp được xem xét và trong những trường hợp này, sinh thiết thận có thể cần thiết để xác lập chẩn đoán nếu như số lượng tiểu cầu cho phép làm sinh thiết.

Hội chứng huyết tán - tăng urê huyết có thể được phân biệt một cách khách quan với ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối bởi sự cố mặt chắc chắn của suy thận và sự thiếu vắng những dấu hiệu thần kinh.

Điều trị

Ở trẻ em, hội chứng huyết tán - tăng urê huyết phần lớn thường tự hạn chế và chỉ đòi hỏi điều trị bảo tồn suy thận cấp. Ở người lớn, ngược lại, nếu không điều trị, có tỉ lệ cao suy thận vĩnh viễn và bị Tu vong. Điều trị chọn lọc (như trong xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối) là dùng huyết tương đã tinh chế khối lượng lớn với huyết tương tươi lạnh (trên 80 mL/ kg), làm lại hàng ngày cho đến khi đạt được lui bệnh.

Tiên lượng

Tiên lượng hội chứng huyết tán - tăng urê huyết của người lớn vẫn còn chưa rõ. Không có điều trị có hiệu lực, trên 40% bị Tu vong và 80% bị suy thận mạn tính. Điều trị tấn công sớm bằng thay huyết tương đã hứa hẹn có nhiều lợi ích. Kéo dài đời sống và điều chỉnh những bất thường huyết học là cần thiết nhưng việc thiết lập lại chức năng thận và đòi hỏi phải tiến hành sớm.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/chandoanbenhmau/hoi-chung-tan-huyet-tang-ure-huyet-roi-loan-cam-mau/)

Tin cùng nội dung

  • Hội chứng ống cổ tay là do một dây thần kinh ở vùng cổ tay bị chèn ép, có thể gây đau và một số triệu chứng khác ở bàn tay. Hội chứng này có thể được điều trị hiệu quả.
  • Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c, và bệnh lý của bó vỏ gai.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY